Công trình cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn chờ ngày dừng thực hiện

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM –  Công trình cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc được đầu tư bằng hình thức BOT rơi vào bế tắc. Hiện công trình buộc phải xin dừng thực hiện và tiến hành các thủ tục chấm dứt hợp đồng do không giải quyết được vấn đề tài chính và phương thức thu hồi vốn.

Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn, đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi (TPHCM) tới cảng Bến Súc (Bình Dương) đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao) được Bộ GTVT phê duyệt theo quyết định số 5080/QĐ-BGTVT ngày 31.12.2014.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng, trong đó, chi phí xây dựng 838 tỉ đồng (vốn nhà đầu tư 538 tỉ đồng Bình Dương cho vay không tính lãi 300 tỉ đồng) bao gồm việc thi công cầu đường sắt Bình Lợi để nâng cao tĩnh không của cầu từ 1,5m lên 7m nhằm hạn chế tai nạn đường sắt, đường sông và bảo trì luồng sông Sài Gòn từ cầu đường sắt Bình Lợi, TPHCM đến cảng Bến Sức, tỉnh Bình Dương dài 71km.

 
Cầu đường sắt Bình Lợi dài 1,3km hoàn thành đưa vào khai thác năm 2019. Ảnh: Phương Ngân

Dự án được khởi công xây dựng vào năm 2016, sau 3 năm thi công, đến tháng 9.2019, cầu đường sắt Bình Lợi đã hoàn thành và đấu nối vào tuyến đường sắt Bắc - Nam. Riêng hạng mục cải tạo luồng sông Sài Gòn đã cơ bản hoàn thành phê duyệt thiết kế nhưng phải tạm ngưng.

Theo báo cáo mới đây của Ban quản lý dự án 7 (QLDA) - Bộ GTVT, dự án hiện đã tạm dừng triển khai thi công. Nguyên nhân là do dự án đang gặp nhiều khó khăn về vốn vì không tiếp tục giải ngân được nguồn vốn vay của tỉnh Bình Dương (trước đó Bình Dương cam kết cho nhà đầu tư vay 300 tỉ đồng không lãi suất).

Về phương án thu hồi vốn sau khi công trình hoàn thành, theo phương án tài chính trong hợp đồng của dự án ký với Bộ GTVT, nguồn chi trả cho tỉnh Bình Dương sẽ được thu phí của các phương tiện thủy có tải trọng toàn phần lớn hơn 300 tấn tại 3 cảng An Sơn, Rạch Bắp, Bến Súc khi hoạt động trên sông Sài Gòn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc. Nhưng hiện nay, các cảng Rạch Bắp và Bến Súc chưa được đầu tư xây dựng còn cảng An Sơn mới được đầu tư một phần nên việc  thu phí cũng rơi vào bế tắc.

Trước những khó khăn trên, nhà đầu tư và Ban QLDA 7 đã có báo cáo và đề xuất kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ dừng thực hiện dự án này và tiến hành các thủ tục chấm dứt hợp đồng.

PHƯƠNG NGÂN
TIN LIÊN QUAN

Phát triển hiệu quả hành lang sông Sài Gòn

NGÂN PHƯƠNG |

Phát triển hiệu quả hành lang sông Sài Gòn sẽ giúp TPHCM phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, tạo không gian công cộng, nét đặc trưng độc đáo của đô thị và tiềm năng kinh tế dịch vụ trên sông cũng như dọc hai bên bờ sông.

Mỏ vàng quỹ đất hai bên sông Sài Gòn

Hải Hà |

Việc phê duyệt triển khai đề án "Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông TPHCM, giai đoạn 2020-2045" được đánh giá sẽ tạo hành lang quan trọng hướng tới sử dụng hiệu quả nguồn quỹ đất ven sông Sài Gòn vốn luôn là sự trăn trở trong nhiều năm qua của lãnh đạo thành phố cũng như giới nghiên cứu, chuyên gia và cả người dân.

Cần hạn chế nhà cao tầng dọc hai bên bờ sông Sài Gòn

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Sông Sài Gòn mang nhiều giá trị về cảnh quan, văn hóa, lịch sử, kinh tế... nên việc giữ gìn và phát huy thế mạnh của sông Sài Gòn là mong mỏi rất lớn của người dân.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Phát triển hiệu quả hành lang sông Sài Gòn

NGÂN PHƯƠNG |

Phát triển hiệu quả hành lang sông Sài Gòn sẽ giúp TPHCM phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, tạo không gian công cộng, nét đặc trưng độc đáo của đô thị và tiềm năng kinh tế dịch vụ trên sông cũng như dọc hai bên bờ sông.

Mỏ vàng quỹ đất hai bên sông Sài Gòn

Hải Hà |

Việc phê duyệt triển khai đề án "Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông TPHCM, giai đoạn 2020-2045" được đánh giá sẽ tạo hành lang quan trọng hướng tới sử dụng hiệu quả nguồn quỹ đất ven sông Sài Gòn vốn luôn là sự trăn trở trong nhiều năm qua của lãnh đạo thành phố cũng như giới nghiên cứu, chuyên gia và cả người dân.

Cần hạn chế nhà cao tầng dọc hai bên bờ sông Sài Gòn

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Sông Sài Gòn mang nhiều giá trị về cảnh quan, văn hóa, lịch sử, kinh tế... nên việc giữ gìn và phát huy thế mạnh của sông Sài Gòn là mong mỏi rất lớn của người dân.