Cần hạn chế nhà cao tầng dọc hai bên bờ sông Sài Gòn

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Sông Sài Gòn mang nhiều giá trị về cảnh quan, văn hóa, lịch sử, kinh tế... nên việc giữ gìn và phát huy thế mạnh của sông Sài Gòn là mong mỏi rất lớn của người dân.

Ngày 15.4 tại TPHCM đã diễn ra chương trình tọa đàm “Đóng góp ý tưởng đồ án quy hoạch chung TPHCM” bàn luận xoay quanh các ý kiến của người dân, doanh nghiệp về đồ án quy hoạch chung của TPHCM.

Chú trọng khai thác giá trị sông Sài Gòn khi điều chỉnh quy hoạch

Góp ý quy hoạch chung TPHCM, ông Trần Văn Tường (Kỹ sư cầu đường) - tác giả ý tưởng Quy hoạch và phát triển sông Sài Gòn cho rằng, cần phát triển giá trị sông Sài Gòn vì đó là tài sản vô giá của TPHCM. Hai bên bờ sông Sài Gòn có dải đất rộng lớn rất thuận lợi cho việc mở rộng không gian, làm đẹp cảnh quan, giải quyết giao thông và thoát nước…

Trên 90% nguồn nước sạch cung cấp cho sinh hoạt của người dân TPHCM được lấy từ nguồn nước mặt sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Nên việc hạn chế các khu dân cư và nhà cao tầng dọc hai bên bờ chính là biện pháp ngăn ngừa từ xa, loại trừ cơ hội xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Sài Gòn. 

 
Bài toán phát triển tiềm năng sông Sài Gòn được nhiều người dân quan tâm.- Ảnh: Anh Tú

Bên cạnh đó, sông Sài Gòn là nơi đẹp nhất dành cho cộng đồng khi không gian trung tâm đã quá tải, hầu hết các quỹ đất đều được xây dựng, nén chặt nhà cao tầng. Quỹ đất hai bên bờ sông Sài Gòn rất thích hợp làm dự án phục vụ cộng đồng, mở rộng không gian làm cảnh quan đẹp kết nối khu vực trung tâm và lân cận.

Theo ông Tường, quy hoạch cần chú trọng, phát triển hai bờ sông Sài Gòn thành không gian mở để nhiều người được tiếp cận. Nên biến những điều bất hợp lý, các dự án tư nhân chia cắt và lấn chiếm hai bên bờ sông thành những cái mới, theo hướng tốt hơn vì lợi ích xã hội và phục vụ cộng đồng. Nếu tiếp tục cho xây nhà cao tầng dày đặc sẽ tạo thêm những bức tường cản gió sông, giảm đối lưu không khí, gây nóng bức trong đô thị mà nhất là mùa nắng, ảnh hưởng nhiều người.

“Tôi nghĩ cái lợi lớn nhất là chất lượng cuộc sống tốt hơn, nâng mức sống cho người dân chứ không phải vì mục tiêu kinh tế đơn thuần. Có thể nói rằng, không gian công cộng còn là hoạt động tạo ra cái khuôn để chứa bên trong các sinh hoạt đời sống cho cá nhân và cộng đồng đó” – ông Tường chia sẻ.

Nhiều lợi thế phát triển

Hai bên bờ sông Sài Gòn thuận lợi có sẵn những di tích và địa điểm văn hóa, chùa, nhà thờ. Cảng Sài Gòn, Tân Cảng, Ba Son, bến Nhà Rồng... sau khi di dời để lại quỹ đất khá lớn. Rất ý nghĩa nếu giữ lại một phần để bảo tồn di tích văn hóa lịch sử và kết hợp khai thác các ngành dịch vụ, phát triển du lịch.

Dấu tích cảng Sài Gòn, cảng Ba Son, bến Nhà Rồng, chùa, nhà thờ cũ chính là cá tính và bản sắc cho sông Sài Gòn và TPHCM.

 
Thành phố quay mặt ra sông Sài Gòn tạo không gian thông thoáng. - Ảnh: Anh Tú

Hướng thành phố quay mặt ra sông Sài Gòn, bờ Tây giáp nội thành, ngoài thổi gió làm mát còn tạo không gian thông thoáng, kết nối cho khu trung tâm đã chật chội và ngột ngạt.

Bờ Đông nối đô thị sáng tạo theo chủ trương, định hướng chiến lược phát triển mới về phía TP. Thủ Đức. Với nhiều tiềm năng và lợi thế, triển vọng sẽ trở thành hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 cho TPHCM, dựa trên nền tảng là kinh tế tri thức và khoa học công nghệ hướng về sông Sài Gòn.

PHƯƠNG NGÂN
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch phân khu sông Hồng: Di dời các khu dân cư hiện có ngoài đê thế nào?

VƯƠNG TRẦN |

Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng đã xác định các yếu tố hạ tầng cơ bản để cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu được tồn tại, bảo vệ theo quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Việc chỉnh trang, tái thiết đô thị trên nguyên tắc ưu tiên các công trình hạ tầng xã hội, cây xanh vườn hoa, sân chơi thể dục thể thao...

Bà Rịa - Vũng Tàu: Di dời lồng bè vào vùng quy hoạch để phát triển kinh tế

Thành An |

Bà Rịa – Vũng Tàu – Dù nuôi lồng bè thủy sản trong hệ thống sông trên địa bàn trong thời gian qua đã góp phần nâng cao đời sống một bộ người dân, nhưng để đáp ứng sự phát triển chung thì cần thiết phải di dời vào những khu vực đã quy hoạch, nhằm đảm bảo yêu cầu chung về phát triển kinh tế.

Quy hoạch TP.Thủ Đức: Hướng đến một đô thị kiểu mẫu

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Ngày 5.3, UBND TP.Thủ Đức tổ chức buổi tọa đàm doanh nghiệp “Đóng góp ý tưởng đồ án quy hoạch chung TP.Thủ Đức” với sự tham gia của hơn 300 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Quy hoạch phân khu sông Hồng: Di dời các khu dân cư hiện có ngoài đê thế nào?

VƯƠNG TRẦN |

Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng đã xác định các yếu tố hạ tầng cơ bản để cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu được tồn tại, bảo vệ theo quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Việc chỉnh trang, tái thiết đô thị trên nguyên tắc ưu tiên các công trình hạ tầng xã hội, cây xanh vườn hoa, sân chơi thể dục thể thao...

Bà Rịa - Vũng Tàu: Di dời lồng bè vào vùng quy hoạch để phát triển kinh tế

Thành An |

Bà Rịa – Vũng Tàu – Dù nuôi lồng bè thủy sản trong hệ thống sông trên địa bàn trong thời gian qua đã góp phần nâng cao đời sống một bộ người dân, nhưng để đáp ứng sự phát triển chung thì cần thiết phải di dời vào những khu vực đã quy hoạch, nhằm đảm bảo yêu cầu chung về phát triển kinh tế.

Quy hoạch TP.Thủ Đức: Hướng đến một đô thị kiểu mẫu

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Ngày 5.3, UBND TP.Thủ Đức tổ chức buổi tọa đàm doanh nghiệp “Đóng góp ý tưởng đồ án quy hoạch chung TP.Thủ Đức” với sự tham gia của hơn 300 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố.