Từ vụ cô giáo đăng video học sinh lên TikTok: Lời cảnh tỉnh cho giáo viên

Chân Phúc |

Theo luật sư Lê Bá Thường - Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, hành vi đăng hình ảnh người khác không xin phép gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự, có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Vụ việc một cô giáo tại Trường THCS Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) đăng tải video hình ảnh học sinh lên mạng xã hội TikTok gây xôn xao dư luận những ngày qua, khiến nhiều người lo ngại về hậu quả có thể gây ra khi hình ảnh học sinh, thông tin phụ huynh vô tình bị lộ trên mạng xã hội.

 
Trường THCS Nguyễn Văn Linh nơi giao viên quay đoạn video đưa lên TikTok. Ảnh: Chân Phúc

Phía nhà trường cho biết, mục đích của cô giáo sau khi quay, đăng tải lên mạng xã hội là để giải trí. Sau đó, cô giáo đã gỡ video xuống và nhà trường cũng đã họp, kiểm điểm đối với cô giáo nhưng hiện nay video này đã bị nhiều tài khoản mạng xã hội khác tải về, cắt, ghép đăng tải lại.

Về phía cô giáo T.T.T (người đăng tải đoạn video) cũng thừa nhận còn thiếu sót, suy nghĩ chưa kỹ khi quay, đăng tải video trên. "Tôi nhận thấy có những mặt trái quá lớn khi đăng tải những video có hình ảnh học sinh lên mạng xã hội. Tôi chỉ nhìn nhận vấn đề dưới góc độ của bản thân mà quên đi, không đặt vào vị trí của những người khác và người ta sẽ còn nghĩ đến những chiều hướng khác chứ không phải ở riêng góc độ của mình", cô giáo T nhận khuyết điểm.

Hành vi vô tình, hậu quả khôn lường

Chuyên gia tâm lý ThS Lê Thị Minh Hoa cho biết việc đăng tải bất cứ hình ảnh nào của người khác lên mạng xã hội đều phải được sự đồng thuận từ người đó.

"Một số video quay rất bình thường, nhưng khi đăng tải lên mạng xã hội có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh.

Học sinh thường rất vô tư, và khi bị bạn bè xem video xong cười, chọc đùa thì ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, có thể là bực dọc, khó chịu. Nếu vụ việc trôi qua nhanh thì không sao nhưng nếu kéo dài thì khiến em học sinh này phải suy nghĩ nhiều, và từ đó ảnh hưởng đến vấn đề học tập, sức khỏe. Đây là hậu quả dễ dàng nhận thấy", chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Hoa phân tích.

Có thể phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm

Luật sư Lê Bá Thường, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh cho biết, trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân. Các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện vi phạm liên quan đến trẻ em như công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên; và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em. Bất kì cá nhân hay tổ chức muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý.

Luật sư Thường cho biết thêm, người có hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân người khác mà chưa được người đó đồng ý hoặc không xin phép, tùy vào tính chất và hậu quả thiệt hại xảy ra thì người sử dụng trái phép sẽ bị phạt hành chính, bồi thường dân sự hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với người vi phạm có hành vi đăng hình ảnh của cá nhân người khác khi chưa được phép và thể hiện thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm của cá nhân người bị đăng thì sẽ bị phạt hành chính với số tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Đồng thời, người vi phạm còn có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự cho nạn nhân về các tổn thất gây ra nếu có về: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại do hậu quả đăng ảnh trái phép gây ra, các khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút từ công việc của nạn nhân.

Ngoài ra, trong trường hợp hành vi đăng hình ảnh người khác không xin phép gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý hình sự, đối diện với mức phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Chân Phúc
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên đăng hình ảnh học sinh lên TikTok: Phản cảm trong giáo dục?

Vân Trang |

Bất chấp những quy định của pháp luật về việc sử dụng hình ảnh cá nhân của trẻ em, nhiều giáo viên đăng hình ảnh của học sinh lên TikTok hay các nền tảng mạng xã hội để câu like, câu view.

PODCAST: Hệ luỵ khi người trẻ thành "con nghiện" tiktok

Hoàng Minh - Phương Hà |

Dù chỉ mới du nhập chính thức vào Việt Nam từ năm 2019 nhưng đến nay, sau 4 năm hoạt động, Tiktok đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng. Trong số đó, không ít người dùng thừa nhận đã rơi vào trạng thái bị “nghiện Tiktok”. Đây có thể xem là một thực trạng đáng lo ngại khi ngoài những video bổ ích thì trên Tiktok xuất hiện không ít những video với nội dung tiêu cực, độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến người xem.

Cô giáo đăng tải video hình ảnh học sinh lên TikTok: Nhà trường nói gì?

Chân Phúc |

Lãnh đạo Trường THCS Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) cho biết đã họp, kiểm điểm đối với cô giáo đăng tải đoạn video lên mạng xã hội TikTok với nội dung "đi dạy mà áp lực quá".

Hà Nội phát triển du lịch golf để hút khách chi trả cao

Chí Long |

Xác định du lịch golf là sản phẩm tiềm năng, Hà Nội sẽ tập trung thu hút khách trải nghiệm du lịch golf, tổ chức sự kiện, giải đấu golf...

Thủ tướng Nhật Bản Kishida bị ném bom khói

Thanh Hà |

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã được sơ tán khỏi một cảng ở Wakayama ngày 15.4 sau một vụ nổ. Thủ tướng Kishida không bị thương.

Một tuần vớt 100.000 quả phao xốp trôi nổi trên vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sau một tuần ra quân tổng lực thu gom phao xốp trôi nổi trắng xóa trên vịnh Hạ Long, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thu gom được khoảng 2.000m3 rác phao xốp. Khối lượng này tương đương với khoảng 100.000 quả phao xốp.

Nợ xấu trái phiếu ngày càng tăng cao

Gia Miêu |

Tỉ lệ nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp đang tăng lên chủ yếu do các công ty chưa niêm yết liên quan đến bất động sản có hệ số đòn bẩy cao, dòng tiền hạn chế và không đủ nguồn tiền mặt để trả nợ.

Bạc Liêu: Nhiều hộ dân kêu cứu vì ô nhiễm khói bụi từ nhà máy xay xát

Văn Sỹ |

Không chịu nổi khói bụi từ một nhà máy xay xát lúa gạo, hàng chục hộ dân ở ấp Ninh Thạnh II, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) đã gửi đơn cầu cứu đến các cơ quan báo chí để phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Giáo viên đăng hình ảnh học sinh lên TikTok: Phản cảm trong giáo dục?

Vân Trang |

Bất chấp những quy định của pháp luật về việc sử dụng hình ảnh cá nhân của trẻ em, nhiều giáo viên đăng hình ảnh của học sinh lên TikTok hay các nền tảng mạng xã hội để câu like, câu view.

PODCAST: Hệ luỵ khi người trẻ thành "con nghiện" tiktok

Hoàng Minh - Phương Hà |

Dù chỉ mới du nhập chính thức vào Việt Nam từ năm 2019 nhưng đến nay, sau 4 năm hoạt động, Tiktok đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng. Trong số đó, không ít người dùng thừa nhận đã rơi vào trạng thái bị “nghiện Tiktok”. Đây có thể xem là một thực trạng đáng lo ngại khi ngoài những video bổ ích thì trên Tiktok xuất hiện không ít những video với nội dung tiêu cực, độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến người xem.

Cô giáo đăng tải video hình ảnh học sinh lên TikTok: Nhà trường nói gì?

Chân Phúc |

Lãnh đạo Trường THCS Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) cho biết đã họp, kiểm điểm đối với cô giáo đăng tải đoạn video lên mạng xã hội TikTok với nội dung "đi dạy mà áp lực quá".