Trường đại học tự chủ không thể chỉ trông chờ vào tăng học phí

Nhóm PV |

Đại biểu kiến nghị Quốc hội cần sớm có các cơ chế chính sách để các trường đại học tự chủ có thêm nguồn thu khác, chứ không chỉ trông chờ vào tăng học phí.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 24.10, các đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội thảo luận ở tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Thảo luận tại tổ Hà Nội, đại biểu Đinh Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội bày tỏ quan tâm đến 2 nhóm vấn đề, đó là việc tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập và phát huy nguồn lực đất đai hiện nay.

Đại biểu Đinh Tiến Dũng cho biết, Trung ương đã ban hành nghị quyết về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, song đến nay việc triển khai trên thực tế vẫn còn lúng túng.

Đặc biệt là việc tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập liên quan mật thiết đến cuộc sống của người dân như y tế, giáo dục.

Ông Dũng chia sẻ cách làm sáng tạo, hiệu quả của Hà Nội khi triển khai việc tự chủ trong các trường học. Cụ thể, HĐND thành phố ban hành Nghị quyết số 18/NQ-HĐND về việc giao chỉ tiêu lao động hợp đồng đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Năm học 2023-2024 đã có 296 đơn vị đăng ký thí điểm, trong đó có 118 trường thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, 178 trường thuộc quận, huyện, thị xã.

“Mục tiêu quan trọng của nghị quyết thí điểm này là nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo thông qua cơ chế đặt hàng cho các trường, từ đó các trường hướng đến việc tự chủ hoàn toàn” – đại biểu Đinh Tiến Dũng chia sẻ.

Đại biểu Quốc hội Lê Quân (Đoàn Hà Nội) cũng bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề tự chủ của các trường đại học hiện nay, trong đó có vấn đề tự chủ về tài chính.

Đại biểu nêu thực trạng thời gian qua, các trường đại học tự chủ gặp nhiều khó khăn khi nguồn thu chủ yếu dựa vào học phí; một số quy định về pháp luật chưa đồng bộ, chưa thúc đẩy tự chủ đại học.

Tình trạng này sẽ còn khó khăn hơn khi chúng ta thực hiện cải cách tiền lương vào năm 2024, bởi nguồn thu của các trường không tăng nhưng chi cho lương và các chi phí khác sẽ tăng theo.

“Các trường đại học tự chủ hiện không chỉ gặp khó khăn về tài chính mà còn bị cạnh tranh nguồn nhân lực với khu vực tư nhân rất lớn.

"Bởi một tiến sĩ được đào tạo về công nghệ thông tin ở nước ngoài về Việt Nam làm việc phải trả mức lương 40 đến 50 triệu/tháng, như vậy các trường đại học rất khó để thu hút nhân tài với cơ chế trả lương hiện nay"- ông Lê Quân nói.

Vì thế, ông Quân kiến nghị Quốc hội cần sớm có các cơ chế chính sách để các trường đại học tự chủ có thêm nguồn thu khác, chứ không chỉ trông chờ vào tăng học phí. Khi giáo dục đại học gặp khó khăn thì không thể nâng cao chất lượng đào tạo, năng suất lao động được là thực tế hiện nay.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Đại học Việt Nam tự chủ kiểu “ném đá dò đường”

Hoàng Văn Minh |

PGS Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho rằng các trường đại học tham gia tự chủ hiện nay cứ như là "ném đá dò đường".

Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường đại học

Nguyễn Linh |

Đà Nẵng - Chiều 19.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Chương trình Hội thảo khoa học xin ý kiến dự thảo Đề án đẩy mạnh tự chủ đại học giai đoạn 2024-2030.

15.000 cán bộ giáo viên Hà Nội sẽ ăn lương tự chủ

Lam Duy |

Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất giải pháp nâng mức tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo.

"Ngồi tựa mạn thuyền" remix nhạc sàn và những tranh cãi về xâm lăng văn hóa

Mi Lan |

Bản remix bài dân ca quan họ “Ngồi tựa mạn thuyền” sau khi lên sóng trong chương trình “Giai điệu kết nối” đã được chia sẻ rầm rộ và kéo theo muôn chiều tranh cãi.

Nghị định đột phá, gỡ vướng trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Lệ Hà |

Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP với các quy định mang tính đột phá, gỡ được nhiều vướng mắc trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).

Bản tin công đoàn: Cải cách tiền lương và lương hưu từ ngày 1.7.2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Cải cách tiền lương và lương hưu từ ngày 1.7.2024; Đề xuất cho rút 50% bảo hiểm xã hội một lần; Công nhân lớn tuổi với nỗi lo sa thải,...

Tiến độ thi công Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Sau ngày khởi công, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã khẩn trương phối hợp với các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công, giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Tái phạm lệnh cấm bàn tán, ông Donald Trump bị phạt tiền gấp đôi

Thanh Hà |

Ông Donald Trump bị phạt 10.000 USD vào ngày 25.10 sau khi thẩm phán giám sát phiên tòa xét xử gian lận dân sự của cựu Tổng thống Mỹ phát hiện ông vi phạm lần thứ 2 lệnh cấm bàn tán.

Đại học Việt Nam tự chủ kiểu “ném đá dò đường”

Hoàng Văn Minh |

PGS Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho rằng các trường đại học tham gia tự chủ hiện nay cứ như là "ném đá dò đường".

Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường đại học

Nguyễn Linh |

Đà Nẵng - Chiều 19.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Chương trình Hội thảo khoa học xin ý kiến dự thảo Đề án đẩy mạnh tự chủ đại học giai đoạn 2024-2030.

15.000 cán bộ giáo viên Hà Nội sẽ ăn lương tự chủ

Lam Duy |

Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất giải pháp nâng mức tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo.