Trường đại học khuyết hiệu trưởng, hiệu phó, sinh viên chịu thiệt

Tường Vân thực hiện |

Theo Luật Giáo dục đại học (năm 2018) và Nghị định 99/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học, hội đồng trường bầu hiệu trưởng và sau đó đề nghị cơ quan chủ quản công nhận. Tuy nhiên, hiện nay quy trình bầu hiệu trưởng ở nhiều trường phát sinh vấn đề nên cơ quan chủ quản không công nhận. Báo Lao Động có buổi trò chuyện cùng TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo xoay quanh vấn đề này.

Nhiệm vụ của hiệu trưởng trong mỗi cơ sở giáo dục đại học là gì, thưa ông?

- Tôi cho rằng, hiệu trưởng có vai trò lãnh đạo và điều hành tất cả các hoạt động của nhà trường và có 4 nhiệm vụ chính hiệu trưởng trong mỗi cơ sở giáo dục đại học cần thực hiện:

Thứ nhất, về hoạt động học thuật như phát triển chương trình giáo dục, nghiên cứu khoa học: Hiệu trưởng sẽ có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục, mở các ngành đào tạo mới mang tính chất quyết định đến tổ chức bộ máy, nguồn lực tài chính, mua sắm thiết bị, bố trí nhân sự, truyền thông...

TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Nhân vật cung cấp
TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thứ hai, về hoạt động quản trị nhà trường, hiệu trưởng cần phải đủ năng lực chỉ đạo thiết kế tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân sự, phân bổ nguồn lực, giám sát quản lý để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược phát triển của nhà trường và chịu trách nhiệm giải trình về những quyết định của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Thứ ba, về lãnh đạo và quản lý chất lượng giáo dục, hiệu trưởng chịu trách nhiệm lớn nhất về chất lượng và hiệu quả giáo dục do mình điều hành. Bên cạnh việc tạo đủ nguồn lực (con người, tài chính, thông tin) đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng, hiệu trưởng còn phải có kỹ năng quản lý chất lượng giáo dục, xây dựng chương trình cải thiện chất lượng tổng thể, hình thành văn hóa chất lượng trong toàn thể cán bộ giảng viên của nhà trường sao cho mỗi người ý thức được chất lượng là sự sống còn của nhà trường.

Thứ tư, về lãnh đạo huy động và quản lý nguồn lực cho sự phát triển, đây là công việc nặng nề nhất của một hiệu trưởng. Hiệu trưởng vừa phải huy động nội lực bên trong và mở mang các mối quan hệ bên ngoài để kéo các hợp đồng dịch vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo.

Nhiều cơ sở giáo dục hiện nay không có hiệu trưởng, chỉ có phó hiệu trưởng phụ trách hoặc quyền hiệu trưởng. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cơ sở giáo dục đại học cũng như quyền lợi của người học, thưa ông?

- Như đã phân tích ở trên, hiệu trưởng là người được bổ nhiệm để điều hành toàn bộ các hoạt động của một cơ sở giáo dục đại, bao gồm tất cả các công việc liên quan đến giảng dạy, nghiên cứu của toàn trường và điều phối nguồn lực để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển của nhà trường, chỉ đạo xử lý rất nhiều mối quan hệ bên trong, bên ngoài trường,…

Do đó, việc thiếu vắng một người hiệu trưởng tất gây ra những ách tắc nhất định trong tổ chức, không ai dám quyết vì họ không có vai trò của hiệu trưởng. Những người được uỷ quyền hiệu trưởng không tự tin để điều hành và đổi mới do ngại va chạm và sau này nếu có bỏ phiếu tín nhiệm vào vị trí hiệu trưởng có thể khó khăn. Tính chính danh không có rất khó điều hành thực hiện các nhiệm vụ của một hiệu trưởng chính danh.

Chưa kể, công tác nhân sự không dứt khoát sẽ dễ gây ra sự mất đoàn kết nội bộ, kiện cáo lẫn nhau, tranh giành quyền lực và lợi ích nhóm. Nhất là nhóm chống đối, cản trở sự phát triển của tổ chức sẽ “bới lông tìm vết”, kích động mâu thuẫn nội bộ… Tóm lại, nếu việc khuyết hiệu trưởng kéo dài, cơ sở giáo dục đại học sẽ không hoàn thành các mục tiêu chiến lược đã đặt ra.

Sinh viên chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu một trong các hoạt động nào thuộc trách nhiệm của hiệu trưởng không thực hiện hoặc thực hiện với chất lượng thấp. Ví dụ, cần phải đổi mới chương trình giáo dục hay phải mua sắm kịp thời trang thiết bị, vật tư, bố trí nhân sự cho nhu cầu đổi mới mà không có hiệu trưởng thì người được ủy quyền có thể chần chừ không dám quyết và ảnh hưởng ngay đến chất lượng giáo dục sinh viên.

Đâu là nguyên nhân của việc hàng loạt các trường đại học công lập lớn “khuyết” vị trí hiệu trưởng trong nhiều năm?

- Nguyên nhân chủ yếu do công tác nhân sự của ta quy trình rất phức tạp, thiếu công cụ đo lường năng lực cán bộ khách quan để làm công tác bổ nhiệm. Sự nghi kỵ, thiếu tin tưởng và quan liêu của cán bộ nhân sự của cơ quan chủ quản cũng là một nguyên nhân. Ngoài ra, ứng viên có thể bị đơn từ khiếu kiện từ những người khác nhóm, bới lông tìm vết... nên cơ quan chủ quản cũng ngần ngại không dám quyết sợ bị kiện ngược. Đó là chưa kể đến sự “vòi vĩnh” của cán bộ nào đó của cơ quan chủ quản do anh chưa có “lời” với tôi thì cứ ngâm để đấy.

Nói tóm lại nguyên nhân chủ yếu do lối làm ăn quan liêu, thiếu các tiêu chí khách quan có thể đánh giá ứng viên hiệu trưởng của bộ máy làm nhân sự của cả cơ sở đào tạo và của cơ quan chủ quản cũng như của các tổ chức chính trị liên quan.

Vậy đâu là giải pháp cho tình trạng này?

- Để xử lý việc này, cần xây dựng tiêu chuẩn năng lực hết sức minh bạch, công khai, khoa học và phải dân chủ thực sự trong công tác cán bộ. Cơ quan chủ quản cần quan tâm và có cán bộ làm nhân sự tận tâm, hiểu biết về quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức học thuật mà không phải là các cán bộ nghiệp dư được phiên ngang sang làm công tác nhân sự. Cán bộ làm nhân sự phải là người liêm chính tuyệt đối, có kỹ năng chuyên nghiệp trong nhận xét đánh giá cán bộ thì mới có thể tìm và chọn người đúng cho tổ chức, dám nghĩ, dám làm vì sự nghiệp chung của toàn trường.

Xin cảm ơn ông!

Tường Vân thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Nhiều trường đại học ở TPHCM khuyết hiệu trưởng, có trường khuyết gần 4 năm qua

Chân Phúc |

TPHCM - Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, Trường Đại học Y dược TPHCM, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM và Trường Đại học Quốc Tế - Đại học Quốc gia TPHCM... đang bị khuyết vị trí hiệu trưởng. Có trường khuyết hiệu trưởng kéo dài gần 4 năm nay.

Sinh viên đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Vân Trang |

Sinh viên đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Bài viết sau sẽ giải đáp vấn đề này.

Hàng nghìn tỉ đồng hỗ trợ học phí cho học sinh năm 2023

Vân Trang |

Hàng loạt địa phương đã công bố học phí năm 2023 - 2024. Có địa phương chi hàng nghìn tỉ đồng miễn học phí.

Tọa đàm trực tuyến: Petrovietnam về đích sớm kế hoạch 2023, hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng

ANH HUY |

Sáng mai (16.12), Báo Lao Động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến “Petrovietnam về đích sớm kế hoạch 2023, hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng”.

Nở rộ chiêu mạo danh các trang thương mại điện tử, hệ thống siêu thị dịp cuối năm

KHÁNH AN |

Cuối năm là thời điểm các chiêu trò lừa đảo bắt đầu nở rộ. Một trong những chiêu lừa đảo phổ biến hiện nay là mạo danh các trang thương mại điện tử, hệ thống siêu thị... để tặng quà tri ân, sau đó dụ dỗ người dân tham gia đầu tư sinh lời.

Kéo giảm các chi phí trong cơ cấu giá nhà sẽ có nguồn cung dồi dào, giá rẻ

Bảo Chương (thực hiện) |

Theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM, nhà ở xã hội, căn hộ có giá khoảng 2 tỉ đồng trở xuống hiện có nguồn cung rất ít, hầu như vắng bóng trên thị trường TPHCM hai năm qua. Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM xung quanh vấn đề này.

Thông tươi nhập khẩu tiền triệu hút khách dịp Giáng sinh

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Chỉ còn gần 10 ngày nữa là tới lễ Giáng sinh, thị trường thông tươi năm nay đa dạng nguồn gốc, kích thước và giá cả, được rất nhiều người dân ưa chuộng.

Hai ngày tôn vinh nghề trong năm lại khiến nhân viên y tế học đường chạnh lòng

Lam Thanh |

Không ít nhân viên y tế học đường vùng cao trăn trở khi lưng chừng giữa hai ngành giáo dục và y tế. Dù công việc vất vả, miệt mài cống hiến nhưng các chế độ vẫn chưa thực sự tương xứng.

Nhiều trường đại học ở TPHCM khuyết hiệu trưởng, có trường khuyết gần 4 năm qua

Chân Phúc |

TPHCM - Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, Trường Đại học Y dược TPHCM, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM và Trường Đại học Quốc Tế - Đại học Quốc gia TPHCM... đang bị khuyết vị trí hiệu trưởng. Có trường khuyết hiệu trưởng kéo dài gần 4 năm nay.

Sinh viên đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Vân Trang |

Sinh viên đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Bài viết sau sẽ giải đáp vấn đề này.

Hàng nghìn tỉ đồng hỗ trợ học phí cho học sinh năm 2023

Vân Trang |

Hàng loạt địa phương đã công bố học phí năm 2023 - 2024. Có địa phương chi hàng nghìn tỉ đồng miễn học phí.