Trăn trở về tương lai của y tế học đường vùng cao

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Đồng lương ít ỏi khiến nhiều nhân viên y tế học đường vùng cao phải làm thêm công việc phụ để kiếm thêm thu nhập. Trước thông tư mới về vị trí việc làm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), nhiều người trăn trở, lo lắng cho tương lai.

Công tác trong ngày y tế học đường tại huyện miền núi Định Hóa hơn 15 năm nay, chị N.T.H (xã Thanh Định) hiểu hơn ai hết những khó khăn của giáo dục vùng cao. Bản thân chị H đã phải cố gắng, nỗ lực hết mình để được vào biên chế.

Chị H cho biết: "Ngoài công việc chính là chăm sóc sức khỏe cho học sinh, các nhân viên y tế học đường còn phụ trách thêm một số mảng khác. Tất cả là vì công việc chung chứ không được thêm lương hay hỗ trợ gì.

Y tế học đường vốn đã vất vả thì công tác tại các trường miền núi còn gian truân bội phần. Điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn".

Tập huấn sơ cứu cho các học sinh. Ảnh: NVCC
Tập huấn sơ cứu cho các học sinh. Ảnh: NVCC

Theo chị H, mức lương hiện tại chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng nên mọi sinh hoạt đều dè xẻn. Để có thêm thu nhập, ngoài 8 tiếng trên trường thì lúc rảnh rỗi, chị phải làm thêm công việc đồng áng. Gia đình thuộc diện khó khăn, chị H là nguồn thu nhập chính.

"Y tế học đường vùng cao vốn đã thiệt thòi, nay lại có chính sách mới của Bộ GDĐT nên mọi người rất hoang mang. Nếu đưa vị trí việc làm xuống thành nhân viên phục vụ, hỗ trợ thì rất bất công.

Chỉ mong có thay đổi để xếp đúng vị trí của y tế học đường. Mọi người đều có bằng cấp, được đào tạo bài bản. Nếu đưa xuống thuộc vị trí phục vụ, hỗ trợ thì trong tương lai, không biết các chế độ phụ cấp, lương thưởng sẽ thế nào" - chị H nói.

Cùng nỗi trăn trở, chị C.T.T (huyện Định Hóa) cho biết, bản thân đã công tác trong lĩnh vực y tế học đường được 17 năm. Ngoài chuyên môn, các nhân viên y tế phải linh hoạt trong các nhiệm vụ khác được giao.

Nhân viên y tế học đường làm thêm nhiều công việc phụ để tăng thu nhập. Ảnh: NVCC
Nhân viên y tế học đường làm thêm nhiều công việc phụ để tăng thu nhập. Ảnh: NVCC

"Gần như 100% các nhân viên y tế tại vùng cao đều phải có thêm những công việc phụ để tăng thu nhập. Người trồng chè, người bán hàng online, nhận tóc giả về gắn tại nhà. Bản thân tôi ngoài giờ hành chính thì phải đi lấy thảo dược về nấu cao đem bán, cố gắng kiếm thêm tiền phụ giúp gia đình. Thu nhập từ nghề phụ không cao nhưng có thêm chi phí để trang trải. Dành 8 tiếng trên trường rồi nên thời gian rảnh không được nhiều. Cố gắng ngày nghỉ, lúc rảnh rỗi kiếm thêm 100.000 đồng đến 200.000 đồng là vui rồi" - chị T cho hay.

Theo chị T, trước thông tư 19, 20 của Bộ GDĐT, các nhân viên y tế học đường vô cùng hoang mang. Mọi người đều lo lắng cho tương lai về các chế độ lương thưởng.

Vị trí phục vụ, hỗ trợ thì không khác gì các nhân viên bếp, bảo vệ tại các trường học. Trong khi đó, các nhân viên y tế đều có bằng cấp, trải qua nhiều đợt tập huấn, thi chứng chỉ để được như ngày hôm nay.

Chị T cho biết: "Tâm lý chung của tất cả nhân viên y tế là lo lắng, không yên tâm làm việc. Chỉ mong Bộ GDĐT xem xét, thấu hiểu cho những vất vả của nhân viên y tế, đặc biệt là trên vùng cao.

Vào các ngày Nhà giáo Việt Nam hay Ngày Thầy thuốc, mọi người đã chạnh lòng vì không biết mình thuộc nhóm nào rồi. Chúng tôi mong được xem xét nâng mức ưu đãi nghề cho đội ngũ nhân viên y tế học đường từ 20% lên 40% bằng mức ưu đãi nghề của nhân viên y tế cơ sở".

Ngày 30.10.2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 19/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập. Trong đó, y tế học đường không thuộc nhóm vị trí việc làm được định biên trong cơ sở giáo dục mà thuộc nhóm hỗ trợ, phục vụ và thuộc nhân viên hợp đồng tùy theo nhu cầu của đơn vị.

Lam Thanh
TIN LIÊN QUAN

Nỗi lòng bị bỏ rơi của nhân viên y tế học đường được tuyển sau 15.2.2023

Hà Quyên |

Gửi chia sẻ tới Báo Lao Động ngày 5.12, độc giả là nhân viên y tế học đường trúng tuyển vào viên chức sự nghiệp sau ngày 15.2.2023 bày tỏ sự hoang mang lo lắng.

Nước mắt nhân viên y tế học đường

Hà Quyên |

Sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về vấn đề điều chỉnh vị trí việc làm cho nhân viên y tế học đường, nhiều độc giả đang là nhân viên y tế học đường đã có phản hồi, bày tỏ tâm tư và nguyện vọng.

Công việc không hề nhàn của nhân viên y tế học đường

Hà Quyên |

Theo thông tư mới ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhân viên y tế học đường không thuộc nhóm vị trí việc làm được định biên trong cơ sở giáo dục mà thuộc nhóm hỗ trợ, phục vụ và thuộc nhân viên hợp đồng tùy theo nhu cầu của đơn vị. Điều này khiến đội ngũ nhân viên y tế học đường chạnh lòng và tha thiết mong sự thay đổi phù hợp.

Chứng khoán chờ đợi nhịp phục hồi

Gia Miêu |

Trong ngắn hạn, VN-Index vẫn đang giao dịch phía trên vùng 1.100 điểm và kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ có kịch bản hồi phục kỹ thuật với mục tiêu là ngưỡng cản quanh 1.150 điểm vẫn có thể xảy ra.

Không phải bệnh nhân tự mua thuốc là được thanh toán bảo hiểm y tế

Lệ Hà |

Bộ Y tế đã hoàn thiện dự thảo Thông tư Quy định thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế trực tiếp cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) và đang lấy ý kiến của toàn thể xã hội.

Bản tin công đoàn: Cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức từ 1.7.2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Gần 1 triệu người rút bảo hiểm xã hội một lần trong 10 tháng; Công nhân mất việc với nỗi lo mất Tết; Người lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam mỏi mòn chờ lương hơn 5 năm; Cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức thay đổi như thế nào sau thực hiện cải cách tiền lương 1.7.2024?

Tiết lộ tỉ lệ người dân EU phản đối kết nạp Ukraina

Ngọc Vân |

Nhiều người tin rằng việc Ukraina gia nhập EU sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực về an ninh và kinh tế cho Liên minh châu Âu.

Giáo viên Nghệ An ngậm ngùi nói về thưởng Tết

Quỳnh Trang |

Gần Tết Nguyên đán, nhiều giáo viên ở Nghệ An không mong chờ gì nhiều ở khoản thưởng Tết. Các nhà giáo tìm thấy niềm vui trong sự thành công của học trò.

Nỗi lòng bị bỏ rơi của nhân viên y tế học đường được tuyển sau 15.2.2023

Hà Quyên |

Gửi chia sẻ tới Báo Lao Động ngày 5.12, độc giả là nhân viên y tế học đường trúng tuyển vào viên chức sự nghiệp sau ngày 15.2.2023 bày tỏ sự hoang mang lo lắng.

Nước mắt nhân viên y tế học đường

Hà Quyên |

Sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về vấn đề điều chỉnh vị trí việc làm cho nhân viên y tế học đường, nhiều độc giả đang là nhân viên y tế học đường đã có phản hồi, bày tỏ tâm tư và nguyện vọng.

Công việc không hề nhàn của nhân viên y tế học đường

Hà Quyên |

Theo thông tư mới ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhân viên y tế học đường không thuộc nhóm vị trí việc làm được định biên trong cơ sở giáo dục mà thuộc nhóm hỗ trợ, phục vụ và thuộc nhân viên hợp đồng tùy theo nhu cầu của đơn vị. Điều này khiến đội ngũ nhân viên y tế học đường chạnh lòng và tha thiết mong sự thay đổi phù hợp.