Trả nửa tỉ đồng mời giáo sư về làm việc tại trường học

Chân Phúc |

TPHCM - Nhiều trường đại học có chính sách ưu đãi, trả một lần với số tiền từ 100 - 500 triệu đồng để mời các giáo sư, phó giáo sư, nhà khoa học... về làm việc. Bên cạnh đó là những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để nhà khoa học nghiên cứu và phát triển.

Trả 500 triệu đồng cho chức danh giáo sư làm việc tại trường

Trường Đại học Tài chính - Marketing (UFM) cho biết, trường đang có kế hoạch tuyển 43 chỉ tiêu theo hình thức xét tuyển. Trong đó, trọng tâm tuyển dụng giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên với số lượng 35 chỉ tiêu nhằm tăng cường đội ngũ giảng viên có trình độ và giảng viên chất lượng cao cho các đơn vị đào tạo.

Đồng thời, UFM tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ, thu hút đặc biệt đối với những giảng viên có trình độ tiến sĩ hoặc có chức danh phó giáo sư, giáo sư.

PGS.TS Phạm Tiến Đạt - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết: "Người có chức danh giáo sư có độ tuổi dưới 50 được nhà trường chi hỗ trợ, thu hút một lần là 500 triệu đồng, từ trên 50 tuổi đến dưới 55 tuổi là 400 triệu đồng; chức danh phó giáo sư có độ tuổi dưới 50 là 300 triệu đồng, từ trên 50 tuổi đến dưới 55 tuổi là 200 triệu đồng. Đối với tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài là 100 triệu đồng và tiến sĩ tốt nghiệp trong nước là 60 triệu đồng (không phân biệt độ tuổi)".

Bên cạnh đó, nhà trường còn đầu tư kinh phí cho giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý giáo dục của trường tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tham quan học tập kinh nghiệm giáo dục hiện đại của các cơ sở đào tạo giáo dục và nghiên cứu khoa học đỉnh cao trong và ngoài nước.

Lãnh đạo Trường Đại học Tài chính - Marketing cho biết thêm, thời gian tới, trường sẽ tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để điều kiện làm việc tốt hơn nữa, hỗ trợ trong giai đoạn đầu về chỗ ở cho giảng viên cơ hữu thu hút từ các địa phương khác hoặc nhân tài thu hút từ ngoài nước.

Ảnh: Chân Phúc
PGS.TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TPHCM. Ảnh: Chân Phúc

PGS.TS Mai Thanh Phong - Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TPHCM - cho biết, chế độ tiền lương, thu nhập của trường dựa trên đóng góp của giảng viên. Thu nhập trung bình hiện nay của giáo sư là 60 triệu/tháng, phó giáo sư khoảng 50 triệu đồng, tiến sĩ trẻ mới về trường khoảng 25 triệu đồng.

Tại trường Đại học Công nghệ Thông tin, thu nhập của tiến sĩ, giáo sư khoảng 35-65 triệu đồng, tùy vị trí. Còn tại Đại học Kinh tế - Luật, mức này là 28-51 triệu đồng.

Giao tiền tỉ làm đề tài

TS Lê Thị Anh Trâm - Trưởng ban tổ chức cán bộ Đại học Quốc gia TPHCM (ĐHQG TPHCM) - cho biết, đang triển khai Chương trình VNU350: Thu hút, giữ chân và phát triển các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành công tác tại ĐHQG TPHCM.

Chương trình VNU350 hướng đến năm 2030 tuyển được 350 nhà khoa học trẻ xuất sắc và nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, đợt 1 năm 2024 tuyển 65 chỉ tiêu.

Các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành tham gia Chương trình VNU350 sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ từ ĐHQG TPHCM và chính sách hỗ trợ cụ thể của từng đơn vị tuyển dụng.

Đối với nhà khoa học trẻ xuất sắc trong thời gian 2 năm đầu, được cấp 1 đề tài nghiên cứu khoa học loại C (kinh phí tối đa 200.000.000 đồng). Năm thứ ba, được cấp 1 đề tài loại B (kinh phí tối đa 1 tỉ đồng). Năm thứ tư, được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 10 tỉ đồng. Năm thứ năm, được hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục, quy trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư cấp Nhà nước.

Đối với các nhà khoa học đầu ngành trong thời gian 2 năm đầu, được cấp 1 đề tài nghiên cứu khoa học loại B với kinh phí tối đa 1 tỉ đồng. Các năm tiếp theo, được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 30 tỉ đồng; được hỗ trợ thành lập nhóm nghiên cứu mạnh; hỗ trợ đăng ký chủ trì đề tài các cấp.

Nhà khoa học sẽ hưởng thu nhập và đãi ngộ khác theo chính sách cụ thể của đơn vị nơi nhà khoa học đến công tác (gồm lương, thưởng, các phụ cấp, thu nhập tăng thêm, phụ cấp vượt định mức giảng dạy, phụ cấp thâm niên, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, khen thưởng…).

Chân Phúc
TIN LIÊN QUAN

Giáo sư dành cả sự nghiệp hồi sinh nhiều bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối

Nguyễn Ly |

Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Sinh, không chỉ là người thầy ngành tiết niệu của các thế hệ sinh viên Việt Nam, mà vào năm 2017 ông còn được xác lập kỷ lục Việt Nam về "Người thực hiện ca phẫu thuật ghép thận từ người hiến thận chết não đầu tiên tại Việt Nam" và "Người thực hiện ca phẫu thuật lấy và ghép thận từ người hiến thận tim ngừng đập đầu tiên tại Việt Nam".

Độ tuổi nghỉ hưu được kéo dài của giáo sư, phó giáo sư năm 2024

Nhóm PV |

Nguyên tắc kéo dài tuổi nghỉ hưu của giáo sư, phó giáo sư được căn cứ theo Điều 3 Nghị định 50/2022/NĐ-CP.

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói về lợi ích và cách làm 1 triệu ha lúa chất lượng cao

NHÓM PV |

Sau khi Việt Nam là quốc gia đầu tiên chính thức phát động Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, không ít người vẫn chưa hiểu rõ thế nào là trồng lúa phát thải thấp, nông dân và doanh nghiệp được lợi gì, nên bắt đầu từ đâu,... Vừa trở về sau chuyến công tác, Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân - nhà khoa học đầu tiên của Việt Nam giành giải thưởng Vin Future năm 2023 - đã dành riêng cho Báo Lao Động cuộc trò chuyện để giải thích cặn kẽ về các vấn đề này.

Báo cáo vụ việc nước sạch có màu đục, vị mặn sau phản ánh của Báo Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Sau các bài viết phản ánh của Báo Lao Động, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thái Bình đã có báo cáo gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan về kết quả kiểm tra việc cấp nước không đảm bảo chất lượng, nước sạch sinh hoạt bị đục, có vị mặn, lợ xảy ra cục bộ ở một số nơi, một số thời điểm trong tỉnh.

Hoa nhập khẩu giá cao vẫn cháy hàng, nhân viên làm không ngơi tay dịp 8.3

Thế Kỷ - Thế đại |

Dịp 8.3, thị trường hoa lại nhộn nhịp, trong đó các loại hoa nhập khẩu có giá bán cao vẫn được khách hàng săn đón.

Công an vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao Động ở Đường Lâm

Xuyên Đông |

Ngày 7.3, ông Nguyễn Đăng Thạo, Trưởng Ban Quản lý Làng cổ Đường Lâm cho biết, lãnh đạo thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đề nghị công an vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao Động.

Hai cảng tàu du lịch ở Hạ Long đồng loạt tăng các loại phí dịch vụ

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu và Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long cùng tăng đồng loạt các loại giá dịch vụ, từ vé qua cảng đối với du khách đến, giá neo đậu tầu thuyền... bắt đầu từ ngày 1.4.2024. Theo các chủ tàu, việc các cảng tàu tăng giá dịch vụ cao và đột ngột vào thời điểm hiện nay sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của điểm đến.

Cận cảnh cầu treo 24 tỉ đồng tại Nghệ An sụp đổ sau gần 10 năm sử dụng

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Cây cầu treo bắc qua sông Hiếu tại huyện miền núi Quỳ Châu trị giá 24 tỉ đồng bị đổ sập sau gần 10 năm sử dụng gây xôn xao dư luận.

Giáo sư dành cả sự nghiệp hồi sinh nhiều bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối

Nguyễn Ly |

Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Sinh, không chỉ là người thầy ngành tiết niệu của các thế hệ sinh viên Việt Nam, mà vào năm 2017 ông còn được xác lập kỷ lục Việt Nam về "Người thực hiện ca phẫu thuật ghép thận từ người hiến thận chết não đầu tiên tại Việt Nam" và "Người thực hiện ca phẫu thuật lấy và ghép thận từ người hiến thận tim ngừng đập đầu tiên tại Việt Nam".

Độ tuổi nghỉ hưu được kéo dài của giáo sư, phó giáo sư năm 2024

Nhóm PV |

Nguyên tắc kéo dài tuổi nghỉ hưu của giáo sư, phó giáo sư được căn cứ theo Điều 3 Nghị định 50/2022/NĐ-CP.

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói về lợi ích và cách làm 1 triệu ha lúa chất lượng cao

NHÓM PV |

Sau khi Việt Nam là quốc gia đầu tiên chính thức phát động Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, không ít người vẫn chưa hiểu rõ thế nào là trồng lúa phát thải thấp, nông dân và doanh nghiệp được lợi gì, nên bắt đầu từ đâu,... Vừa trở về sau chuyến công tác, Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân - nhà khoa học đầu tiên của Việt Nam giành giải thưởng Vin Future năm 2023 - đã dành riêng cho Báo Lao Động cuộc trò chuyện để giải thích cặn kẽ về các vấn đề này.