Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trây ỳ, không thành lập Hội đồng trường

Nhóm PV |

Bất chấp quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng như các văn bản đốc thúc của Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), nhiều năm qua, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vẫn trây ỳ, không thành lập Hội đồng trường theo đúng định.

Nhiều lần đôn đốc

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 671/QĐ-TTg ngày 3.6.2019 về việc chuyển đổi Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sang loại hình trường đại học tư thục (Quyết định 671).

Theo quyết định, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phải tiến hành các bước chuyển đổi từ mô hình dân lập sang tư thục. Để thực hiện việc này, trường bắt buộc phải thành lập Hội đồng trường (HĐT).

Sau Quyết định 671 năm 2019, Văn phòng Chính phủ, Bộ GDĐT nhiều lần có văn bản yêu cầu trường thực hiện nghiêm quyết định của Thủ tướng.

Tiêu biểu như văn bản số 2667/VPCP-KGVX về việc chuyển đổi Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2021 của Văn phòng Chính phủ.

Tiếp đến, ngày 6.11.2023, Bộ GDĐT có văn bản 6167/BGDĐT -TCCB về việc tổ chức và hoạt động của Trường Đại học kinh và Công nghệ Hà Nội.

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ảnh
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: HUBT

Văn bản của Bộ GDĐT nêu một loạt quy định về việc bắt buộc thành lập Hội đồng trường như: Điều 16a Luật Giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi bổ sung một số điều năm 2018) đã quy định về nhà đầu tư, trách nhiệm và quyền hạn của nhà đầu tư của cơ sở giáo dục đại học tư thục.

Điều 17 Luật Giáo dục đại học nêu rõ về thành phần số lượng thành viên Hội đồng trường, tiêu chuẩn của chủ tịch trường, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng trường cơ sở giáo dục đại học tư thục.

Điều 8 Nghị định 99/2019 ngày 30.12.2019 của Chính phủ quy định về thủ tục thành lập Hội đồng trường, công nhận Hội đồng trường, công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch Hội đồng trường, công nhận hiệu trưởng của trường đại học tư thục.

Trên cơ sở pháp lý đó: “Bộ GDĐT yêu cầu Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội căn cứ các quy định hiện hành để thành lập Hội đồng trường theo quy định. Bộ GDĐT sẽ xem xét áp dụng các biện pháp, chế tài đối với các hành vi vi phạm của Trường theo quy định của pháp luật” – Văn bản số 6167/BGDĐT-TCCB của Bộ GDĐT nêu rõ.

Thiếu Hội đồng trường nhưng thừa các vụ bê bối

Dù có nhiều quyết định, công văn yêu cầu, thậm chí cơ quan chức năng nhắc đến cả chế tài xử phạt, tuy nhiên nhiều năm nay, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vẫn không thực hiện.

Là một trường đại học có nhiệm vụ đào tạo con người, nhưng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội lại thiếu gương mẫu trong chấp hành pháp luật.

Việc thiếu Hội đồng trường đang tỉ lệ nghịch với các vụ bê bối của trường đại học này.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Hùng - Phó Chủ nhiệm khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - đồng thời là một trong số các nhà đầu tư cho rằng, nhiều năm nay, trường hoạt động trong tình trạng không có Hội đồng trường. Tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của nhà trường đã diễn ra trong suốt thời gian dài vẫn chưa được tháo gỡ. Việc điều hành các hoạt động hàng ngày của nhà trường được thực hiện bởi một ban giám hiệu có từ nhiệm kỳ hội đồng quản trị trước đó.

Điều này được cho là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt vụ bê bối liên quan đến vấn đề đào tạo như: Tuyển sinh “chui” hàng trăm chỉ tiêu; đào tạo trình độ thạc sĩ ngoài trụ sở chính khi chưa được phép; hồ sơ dự tuyển của nghiên cứu sinh có dấu hiệu không phải là hồ sơ dự tuyển...

Thời điểm ồn ào nhất là năm 2020, liên quan đến vụ việc trường tuyển sinh liên thông ngành Dược khi chưa được cấp phép.

Chính vì vậy, ông Hùng - đại diện cho rất nhiều nhà đầu tư khác - khẩn cầu Bộ GDĐT cũng như các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để trường ổn định bộ máy, phát triển theo đúng mục tiêu, sứ mệnh đề ra.

"Hội đồng quản trị và đa số cổ đông/nhà đầu tư đều mong muốn làm theo pháp luật, nhanh chóng thực hiện Quyết định 671 và thành lập Hội đồng trường để ổn định tổ chức và phát triển nhà trường" - ông Hùng nói.

Chế tài khi không thành lập Hội đồng trường

Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 127/2021/NĐ-CP) như sau: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập Hội đồng trường của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật hiện hành".

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy của trường đại học top đầu

Vân Trang |

Hàng loạt trường đại học đã công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2024.

Công nhân mong có thưởng lễ để bớt trăn trở "gác bằng đại học"

NHÓM PV |

Sau những biến cố trong cuộc sống, anh Nguyễn Văn Thêm (1971, Hậu Giang) chấp nhận gác tấm bằng đại học để làm công nhân môi trường. Song, với thu nhập bấp bênh và gần 3 năm nay công ty không có phụ cấp, thưởng lễ, vợ chồng anh Thêm mong muốn công ty sớm khởi sắc để đỡ cảnh thắt chặt chi tiêu.

Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường

Phong Linh - Bích Ngọc |

Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ) là một ngoại lệ.

Bên trong công trình khiến Chủ tịch phường Nghĩa Đô bị bắt vì nhận hối lộ

Tùng Giang |

Công trình xây dựng không phép cao 2 tầng, được quây tôn và lưới kín mít nằm cạnh cầu vượt Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có liên quan đến vụ án nhận hối lộ khiến Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô bị bắt gần đây.

Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ - biểu tượng của sức mạnh Việt Nam

Nhóm PV |

70 năm trước, với sức mạnh trí tuệ và bản lĩnh anh hùng, quân và dân ta đã “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều,” giành toàn thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ba tiếng Điện Biên Phủ đã trở thành niềm tự hào và biểu tượng của sức mạnh Việt Nam.

Đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng ngôi trường nợ lương người lao động

Hoàng Bin |

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế (CĐYT) Quảng Nam đã bị đình chỉ chức vụ để phục vụ công tác điều tra.

Lại xảy ra tấn công bằng dao ở Australia

Thanh Hà |

Một vụ tấn công bằng dao mới xảy ra ở Sydney, Australia ngày 15.4, chỉ vài ngày sau vụ đâm dao rúng động ở một trung tâm thương mại tại Sydney.

Hiện trường vụ sập kính nhà 8 tầng ở phố cổ khiến 4 người thương vong

Khánh Linh - Cao Thơm |

Một vụ tai nạn lao động đã xảy ra tại số nhà 22, ngõ Tức Mặc, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã khiến 4 người thương vong.

Điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy của trường đại học top đầu

Vân Trang |

Hàng loạt trường đại học đã công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2024.

Công nhân mong có thưởng lễ để bớt trăn trở "gác bằng đại học"

NHÓM PV |

Sau những biến cố trong cuộc sống, anh Nguyễn Văn Thêm (1971, Hậu Giang) chấp nhận gác tấm bằng đại học để làm công nhân môi trường. Song, với thu nhập bấp bênh và gần 3 năm nay công ty không có phụ cấp, thưởng lễ, vợ chồng anh Thêm mong muốn công ty sớm khởi sắc để đỡ cảnh thắt chặt chi tiêu.

Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường

Phong Linh - Bích Ngọc |

Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ) là một ngoại lệ.