Thanh Hoá: Nhiều năm không tổ chức tuyển dụng giáo viên nhưng vẫn ký hàng loạt hợp đồng lao động

HUYÊN NGUYỄN |

Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, tại Thanh Hóa, các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc địa phương nhiều năm không tổ chức tuyển dụng giáo viên mà tổ chức ký hợp đồng lao động. Đặc biệt, dư thừa giáo viên nhưng có nhiều địa phương vẫn tiếp tục ký hợp đồng với số lượng lớn.

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có thông báo kết luận thanh tra chuyên đề công tác quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo giai đoạn 2013-2016.

Qua thanh tra, tại Thanh Hóa, các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc địa phương nhiều năm không tổ chức tuyển dụng giáo viên mà tổ chức ký hợp đồng lao động.

Đặc biệt có đơn vị ký hợp đồng với giáo viên, nhân viên thừa so với nhu cầu. Trong khi bài toán dư thừa giáo viên chưa được giải quyết triệt để thì vẫn có nhiều địa phương tiếp tục ký hợp đồng với số lượng lớn.

Cụ thể, TTCP xác định tỉnh Thanh Hóa trong thời gian dài từ trước năm 2011 đến 2015 để các đơn vị cấp huyện bổ nhiệm thừa số lượng lớn cán bộ quản lý trường học; hợp đồng với giáo viên thừa so với chỉ tiêu được giao, nhiều đơn vị thừa nhưng vẫn ký hợp đồng với số lượng lớn. Số lượng giáo viên thừa, thiếu nhiều nhưng chưa được xử lý triệt để.

TTCP đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân khi chưa có biện pháp chấn chỉnh kịp thời trong việc tuyển dụng, sử dụng viên chức, bổ nhiệm cán bộ quản lý, hợp đồng lao động tại các đơn vị cấp huyện.

Đề nghị UBND tỉnh tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân khi không kịp thời sửa đổi, thay thế Quyết định số 685/QĐ-UBND ngày 2.3.2007 về quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ công chức. Trong đó, phân cấp triệt để nhưng thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến xảy ra sai phạm tại nhiều đơn vị cấp huyện trong thời gian dài không có biện pháp xử lý. Yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc bổ nhiệm thừa cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục; hợp đồng giáo viên thừa so với nhu cầu.

Đồng thời, TTCP yêu cầu UBND tỉnh Thanh Hóa phải có phương án cụ thể giải quyết số hợp đồng lao động dôi dư tại các đơn vị cấp huyện; tránh trường hợp trong thời gian ngắn, chấm dứt số lượng lớn hợp đồng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của giáo viên, tạo dư luận không tốt trong xã hội.

Bên cạnh đó, cần có phương án cụ thể giải quyết số giáo viên, nhân viên thừa tại các cơ sở giáo dục bậc Tiểu học và THCS. Dừng việc điều động giáo viên bậc THCS và tiểu học xuống dạy mầm non, giáo viên THCS xuống dạy tiểu học khi chưa được đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Có phương án cụ thể giải quyết số cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục thừa số lượng so với quy định. Kiểm điểm trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương, Chủ tịch UBND TP. Thanh Hoá, Hiệu trưởng ĐH Hồng Đức, Hiệu trưởng Trường VHTT&DL trong việc bổ nhiệm cán bộ chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn.
HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Bỏ biên chế có giúp giáo viên sống được bằng lương?

Đăng Chung |

Mục đích của cuộc “cách mạng” bỏ công chức, viên chức giáo viên là tăng tính cạnh tranh, “có vào-có ra” để chiêu dụ người tài trong giáo dục. Có điều, cải cách lần này liệu có giúp nhà giáo sống được bằng lương, điều mà chính Bộ trưởng GDĐT coi đó là món nợ chưa trả được với giáo viên, khiến mình day dứt.

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng: Nên hay không?

Thủy Lâm |

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng là ý tưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Theo ông Nhạ thì việc làm này là để “sắp xếp lại nguồn lực giáo dục, không phải vì giảm biên chế hay tiết kiệm tiền”, nghĩa là nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo viên. Với tư cách là một giáo viên THPT có tuổi nghề gần 20 năm đứng lớp, xin được chia sẻ cùng ông Bộ trưởng và các quý đồng nghiệp một số vấn đề sau.

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng: Có lộ trình, không gây sốc

LÊ PHƯƠNG |

Sáng nay, 25.5, chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội về việc liên quan đến chuyển giáo viên từ biên chế sang hợp đồng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết bộ sẽ có lộ trình chuyển dần giáo viên biên chế sang hợp đồng.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Bỏ biên chế có giúp giáo viên sống được bằng lương?

Đăng Chung |

Mục đích của cuộc “cách mạng” bỏ công chức, viên chức giáo viên là tăng tính cạnh tranh, “có vào-có ra” để chiêu dụ người tài trong giáo dục. Có điều, cải cách lần này liệu có giúp nhà giáo sống được bằng lương, điều mà chính Bộ trưởng GDĐT coi đó là món nợ chưa trả được với giáo viên, khiến mình day dứt.

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng: Nên hay không?

Thủy Lâm |

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng là ý tưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Theo ông Nhạ thì việc làm này là để “sắp xếp lại nguồn lực giáo dục, không phải vì giảm biên chế hay tiết kiệm tiền”, nghĩa là nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo viên. Với tư cách là một giáo viên THPT có tuổi nghề gần 20 năm đứng lớp, xin được chia sẻ cùng ông Bộ trưởng và các quý đồng nghiệp một số vấn đề sau.

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng: Có lộ trình, không gây sốc

LÊ PHƯƠNG |

Sáng nay, 25.5, chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội về việc liên quan đến chuyển giáo viên từ biên chế sang hợp đồng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết bộ sẽ có lộ trình chuyển dần giáo viên biên chế sang hợp đồng.