Thận trọng tính toán chi phí ăn bán trú của học sinh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Hiện nay, nhiều trường học trên địa bàn huyện Thạch Hà đang chờ hướng dẫn cụ thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc lấy nguồn kinh phí từ đâu để chi trả tiền chất đốt, dầu rửa chén, bát khi thực hiện ăn bán trú cho học sinh.

Ngày 26.10, một hiệu trưởng trường Tiểu học ở Thạch Hà tâm tư, hiện nay theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục Thạch Hà thì các trường công lập tổ chức ăn bán trú không được chi tiền chất đốt, nước rửa bát vào trong số tiền học sinh nộp ăn hàng ngày.

Điều đó là tốt cho học sinh nhưng lại đang gây ra khó khăn cho công tác bán trú của nhà trường vì tách những khoản tiền đó ra khỏi tiền ăn trẻ nộp hàng ngày thì các trường không có khoản nào để bù trả tiền ga (chất đốt) nấu ăn và tiền dầu rửa chén bát.

“Nếu chi trả tiền ga nấu ngoài thì các trường phải trích một khoản tiền khá lớn từ tiền trực ca trưa của giáo viên và tiền chi trả cho nhân viên nuôi dưỡng. Khi đó sẽ không đảm bảo về thu nhập cho họ” - hiệu trưởng này chia sẻ.

Một hiệu trưởng khác cũng thông tin, tiền điện, tiền ga của trường để thực hiện bán trú cho học sinh mỗi năm cũng phải đến hàng chục triệu đồng.

Trong khi hiện nay, phía Phòng Giáo dục đang thận trọng, chặt chẽ chưa có chỉ đạo cụ thể bằng văn bản để các trường có cơ sở thực hiện nên đang gặp khó khi sử dụng nguồn kinh phí từ đâu để chi trả khoản tiền điện, tiền ga, dầu rứa chén bát cho bán trú.

“Đây đang là vấn đề chung của các trường trên địa bàn Thạch Hà. Rất mong Phòng Giáo dục sớm có hướng dẫn cụ thể để các trường có căn cứ thực hiện” - hiệu trưởng này nói.

Cô H - Hiệu trưởng một trường Mầm non ở Thạch Hà cũng cho biết, hiện nay nhà trường đang chờ hướng dẫn cụ thể bằng văn bản của Phòng Giáo dục Thạch Hà về việc sử dụng nguồn kinh phí từ đâu để chi trả tiền chất đốt phục vụ nấu ăn bán trú.

Trong lúc chưa có hướng dẫn, nhà trường tự linh động nguồn kinh phí của trường trước, sau đó sẽ điều chỉnh bù đắp lại đúng theo quy định.

Học sinh một trường Tiểu học ở Hà Tĩnh. Ảnh: Trần Tuấn.
Học sinh một trường Tiểu học ở Hà Tĩnh. Ảnh: Trần Tuấn

Chiều ngày 26.10, bà Nguyễn Thanh Nga - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Hà - cho biết, về việc thu tiền bán trú của học sinh thì đã có hướng dẫn tại Nghị quyết 107 ngày 14.7.2023 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh cũng đã có hướng dẫn 1773 ngày 18.8.2023.

“Phòng Giáo dục Thạch Hà cũng đã hướng dẫn, chỉ đạo các trường cố gắng thực hiện làm sao thu đủ bù chi để thực hiện bán trú đúng theo quy định. Tuy nhiên, hiện nay, một số trường đang có cách tính khác nhau nên Phòng đã cử chuyên viên phối hợp với hiệu trường một số trường tính toán lại cho chính xác để sau đó có chỉ đạo cụ thể” - bà Nga nói.

Cũng theo Trưởng Phòng Giáo dục huyện Thạch Hà, mục đích của việc tính toán thận trọng, chính xác là để chia sẻ với khó khăn của phụ huynh, cố gắng làm sao trong mức trần thu mỗi học sinh 220.000 đồng/tháng đối với Mầm non, 230.000 đồng/tháng đối với Tiểu học đó đã đủ trang trải cho công tác bán trú mà phụ huynh không phải đóng nộp thêm.

Trường hợp sau khi đã tính toán chính xác, chi tiết mà vẫn không đủ trang trải cho bán trú thì Phòng sẽ kiến nghị lên cấp trên để có giải pháp điều chỉnh, tháo gỡ.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Lập đoàn kiểm tra thông tin bữa ăn bán trú chỉ có cơm và đậu phụ ở Nghệ An

QUANG ĐẠI |

UBND huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện lập đoàn kiểm tra, xác minh thông tin liên quan hình ảnh bữa cơm bán trú tại một trường tiểu học chỉ có cơm và đậu phụ lan truyền trên mạng xã hội.

Tổ chức ăn bán trú, cần trách nhiệm thay vì gây khó cho phụ huynh

Vân Trang |

Phụ huynh Trường THCS Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) đồng loạt cho rằng, khi nhà trường đã tổ chức bếp ăn bán trú cho học sinh, cần trách nhiệm thay vì "thách thức" phụ huynh bằng cách đóng cửa bếp ăn khi có ý kiến phản ánh.

Bữa ăn bán trú không chỉ đủ no mà phải đủ dinh dưỡng

Lê Thanh Phong |

Nhiều vụ bữa cơm bán trú kém chất lượng bị phanh phui, phụ huynh mới biết được con mình ăn uống không đàng hoàng, thậm chí không đủ no. Mới đây, hình ảnh suất cơm bán trú quá “tội nghiệp” của một trường ở Hà Nội xuất hiện trên các kênh thông tin đã khiến cho phụ huynh có con học bán trú lo lắng.

Huấn luyện viên Troussier với bài toán khó trên hàng công

TAM NGUYÊN |

Mục đích của mọi lối chơi, mọi triết lý bóng đá cuối cùng vẫn là ghi bàn và giành chiến thắng…

Nhân sự mới ở Hải Phòng, Hà Giang, Nghệ An, Tuyên Quang, Ninh Bình tuần qua

PHẠM ĐÔNG |

Trong tuần (từ ngày 23 - 27.10), các tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Tuyên Quang, Ninh Bình, Lai Châu, Hà Giang... đã trao các quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự, cán bộ chủ chốt tại địa phương.

Trẻ mắc tay chân miệng chen chúc trên nền nhà, hành lang bệnh viện ở Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG - MỸ LY |

Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ hiện có gần 250 ca mắc tay chân miệng đang điều trị nội trú tại khoa Nhiễm, trong khi khoa chỉ có 140 giường bệnh.

Lo ngại đồng nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, HIV

Lệ Hà |

TPHCM vừa có một trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tử vong do tình trạng suy giảm miễn dịch của người bệnh. Sở Y tế thành phố lập Hội đồng chuyên môn để phân tích và có kết luận chính thức về ca bệnh. Các chuyên gia y tế nhận định, bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây lan ra cộng đồng nhưng lo ngại đồng nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, HIV.

Hội nghị Thượng đỉnh định hình an toàn AI toàn cầu

Thanh Hà |

Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được tổ chức tại Vương quốc Anh trong tuần tới với sự tham gia của đại diện các Công ty AI, các nhà lãnh đạo chính trị và chuyên gia để thảo luận về những rủi ro do AI gây ra, nhằm xây dựng sự đồng thuận quốc tế về phát triển an toàn AI.

Lập đoàn kiểm tra thông tin bữa ăn bán trú chỉ có cơm và đậu phụ ở Nghệ An

QUANG ĐẠI |

UBND huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện lập đoàn kiểm tra, xác minh thông tin liên quan hình ảnh bữa cơm bán trú tại một trường tiểu học chỉ có cơm và đậu phụ lan truyền trên mạng xã hội.

Tổ chức ăn bán trú, cần trách nhiệm thay vì gây khó cho phụ huynh

Vân Trang |

Phụ huynh Trường THCS Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) đồng loạt cho rằng, khi nhà trường đã tổ chức bếp ăn bán trú cho học sinh, cần trách nhiệm thay vì "thách thức" phụ huynh bằng cách đóng cửa bếp ăn khi có ý kiến phản ánh.

Bữa ăn bán trú không chỉ đủ no mà phải đủ dinh dưỡng

Lê Thanh Phong |

Nhiều vụ bữa cơm bán trú kém chất lượng bị phanh phui, phụ huynh mới biết được con mình ăn uống không đàng hoàng, thậm chí không đủ no. Mới đây, hình ảnh suất cơm bán trú quá “tội nghiệp” của một trường ở Hà Nội xuất hiện trên các kênh thông tin đã khiến cho phụ huynh có con học bán trú lo lắng.