Sinh viên khuyết 2 tay làm bộ khớp đa năng để người khuyết tật được cầm nắm

Chân Phúc - Ngọc Ánh |

TPHCM - Nguyễn Ngọc Nhứt - sinh viên ngành Marketing (Viện Công nghệ Việt - Hàn, Trường Đại học Công nghệ TPHCM) đã giành giải quán quân với sản phẩm bộ khớp đa năng trong cuộc thi khởi nghiệp do trường này tổ chức. Bộ sản phẩm này giúp những người khuyết tật chi trên có thể cầm muỗng, dùng máy tính…

Hành trình chinh phục tri thức

Nguyễn Ngọc Nhứt (sinh năm 1999, quê Cần Thơ), năm 15 tuổi, trong một lần làm việc tại quê nhà không may bị tai nạn lao động, khiến Nhứt mất đi đôi bàn tay. "Sau biến cố, em cảm thấy mất phương hướng và không biết phải bắt đầu từ đâu. Chuyện sinh hoạt cá nhân đơn giản như đánh răng, ăn uống, mặc đồ... bỗng dưng trở nên lạ lẫm với em. Em phải học lại mọi thứ từ đầu", Nhứt nói. Trước đó, Nhứt đã nghỉ học.

Đây là khoảng thời gian rất khó khăn, 1 năm sau đó em đã cố gắng tìm đủ các cộng việc khác với mong muốn có thể tự nuôi sống bản thân, nhưng sau nhiều cuộc phỏng vấn, gặp gỡ em vẫn giậm chân tại chỗ. "Em tự nghĩ, có lẽ do mình bị khuyết tật, lại không có học thức nên người ta không mướn mình. Từ đó, ý nghĩ đi học lại xuất hiện trong đầu em", Nhứt tâm sự.

Thế rồi, năm 2017, Nguyễn Ngọc Nhứt đã quyết định đi học bổ túc lại cấp 2, rồi cấp 3, và bây giờ Nhứt đã là sinh viên năm cuối. "Từ khi đi học trở lại, nhiều cơ hội mới mở ra khiến em càng thêm vững tin vào quyết định cắp sách tới trường lần nữa của bản thân", Nhứt chia sẻ.

Ảnh: Xuân Dung
Vụ tai nạn năm 15 tuổi khiến Nguyễn Ngọc Nhứt mất đi đôi bàn tay. Ảnh: Xuân Dung

Bộ khớp đa năng của "chàng cụt"

Xuất phát từ chính câu chuyện của bản thân, Nhứt thấu hiểu hơn ai hết những khó khăn mà mình và những người cùng hoàn cảnh phải đối diện. Trong một lần trò chuyện cùng nhóm bạn, Nhứt được gợi ý: “Tại sao anh không làm dụng cụ hỗ trợ những người giống như anh?”.

Từ đây, Nhứt cùng nhóm bạn đã bàn bạc và đưa ra sáng kiến phát triển công cụ hỗ trợ cho người khuyết tật chi trên trong sinh hoạt thường ngày, để họ có thể tự chăm sóc bản thân.

“Em nghĩ nên cho cần câu hơn cho con cá, em mong muốn làm sao để người khuyết tật tự tin nhất có thể. Để được như vậy thì họ phải có khả năng tự làm tất cả mọi việc, và khi đó họ sẽ sẵn sàng bước ra ngoài để tiếp cận và nắm bắt những cơ hội", Nhứt nói.

Nhứt cho biết, sản phẩm bộ khớp đa năng gồm hai bộ phận chính là phần kết nối trực tiếp với mỏm cụt của tay (hay còn gọi là socket) và bộ phận khớp. Các khớp này có nhiều tính năng khác nhau và có khả năng thay thế sao cho phù hợp với từng công việc người khuyết tật muốn thực hiện như: cầm muỗng, gõ phím, sử dụng chuột máy tính...

Ảnh: Xuân Dung
Nguyễn Ngọc Nhứt - sinh viên ngành marketing Trường Đại học Công nghệ TPHCM. Ảnh: Xuân Dung

Bộ khớp đa năng được Nhứt và các cộng sự hoàn thiện trong 1 năm. Trong đó, Nhứt đóng vai trò là người thử nghiệm, đưa ra các đánh giá, nhằm cải thiện, tối ưu sản phẩm nhất có thể.

Cũng chính nhờ sản phẩm bộ khớp đa năng này, Nhứt và nhóm của mình đã xuất sắc trở thành Quán quân cuộc thi HUTECH Startup Wings 2024 do Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) tổ chức vào ngày đầu tháng 6 vừa qua.

Chân Phúc - Ngọc Ánh
TIN LIÊN QUAN

Cô giáo vượt lên chính mình, 15 năm dành trọn tâm huyết cho trẻ khuyết tật

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Với sự đồng cảm, nhẫn nại, yêu thương và ngọn lửa đam mê tận tuỵ cống hiến cho giáo dục đặc biệt suốt 15 năm, một cô giáo có xuất thân đặc biệt đã vượt lên chính mình để mỗi ngày tới lớp. Cô đã mang kiến thức, con chữ đến các em học sinh khuyết tật với mong muốn có thể giúp các em trưởng thành mà không trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Hành trình vượt lên chính mình của 8X mắc chứng xương thủy tinh

Thanh Hương |

Trải qua hơn 200 lần gãy xương thế nhưng Vũ Ngọc Anh mắc chứng bệnh xương thủy tinh đã vượt lên chính mình, biến xe lăn trở thành bạn đồng hành, chinh phục nhiều tỉnh thành, nhiều quốc gia.

Cố gái khuyết tật 2 chân và câu chuyện vượt lên chính mình

Chân Phúc - Anh Tú |

TPHCM - Chị Trần Thị Ngọc Hiếu (ngụ phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TPHCM), vốn sinh ra có ngoại hình không được trọn vẹn như những người khác, bị khuyết tật đôi chân, điều đó đã làm chị tự ti trong một khoảng thời gian dài. Năm 2009 chị rời Đồng Nai lên TPHCM lập nghiệp, nhưng lập nghiệp với một người bình thường đã khó, đối với chị thì điều đó lại càng khó khăn hơn nhiều lần. Không ít lần chị đã nghĩ đến chuyện bỏ cuộc, trở về quê. Nhưng rồi, năm 2015, chị bén duyên với công việc làm tranh từ vỏ ốc, từ đó chị dần tìm được niềm vui trong cuộc sống, tìm được giá trị của bản thân mình.


Quân chủng Phòng không - Không quân được ủy thác điều tra vụ Sân bay Nha Trang cũ

Hữu Long |

Khánh Hòa - Được sự ủy thác của Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, Cơ quan Điều tra Hình sự Quân chủng Phòng không - Không quân đang tiến hành hoạt động điều tra, xác minh trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý đất đai" tại Sân bay Nha Trang cũ.

Kinh phí công đoàn chăm lo người lao động, đồng hành với doanh nghiệp lúc khó khăn

Thu Trà ghi |

Việc duy trì kinh phí Công đoàn 2% như hiện nay là rất cần thiết. Trước đây kinh phí đưa về Tổng LĐLĐVN nhiều hơn nhưng sau đó đều được điều tiết đưa về các địa phương. Hiện công đoàn đã thực hiện trích 75% để lại cho CĐCS. 3 cấp công đoàn còn lại được để lại 25%. Trong số 25% này, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở vẫn trích ra để thăm hỏi, chăm lo cho người lao động.

Trung tâm đăng kiểm tại TPHCM đông đúc trở lại

Ngọc Ánh - Anh Tú |

TPHCM - Giữa tháng 6, lượng phương tiện đến các trung tâm đăng kiểm ở TPHCM đã bắt đầu tăng, tuy nhiên chưa xảy ra tình trạng quá tải. Nhiều người dân tranh thủ đi từ sớm để xếp hàng chờ đăng kiểm phương tiện.

Salon tại Hà Nội bị tố "ăn bớt" tóc dành cho bệnh nhân ung thư, Bệnh viện Bắc Ninh lên tiếng

KHÁNH AN |

Liên quan đến vụ salon tóc tại Hà Nội bị tố "ăn bớt" tóc dành cho bệnh nhân ung thư tại chương trình “Tóc cho người bệnh ung thư" diễn ra ở Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh ngày 11.6, phía bệnh viện đã có thông tin chính thức.

Sai phạm của 3 sếp đã chết trong vụ chiếm đoạt hơn 30.000 tỉ đồng ở vụ Vạn Thịnh Phát

Việt Dũng |

Các ông bà Nguyễn Phương Hồng, Nguyễn Tiến Thành và Nguyễn Ngọc Dương bị Cơ quan điều tra cáo buộc đồng phạm với bà chủ Vạn Thịnh Phát trong việc chiếm đoạt hơn 30.000 tỉ đồng từ bán trái phiếu khống, song họ đã chết.