Sinh viên hành hung bạn đổ máu, nhức nhối vấn nạn bạo lực học đường

Vân Trang |

Theo clip được lan truyền trên mạng xã hội, một nam sinh Trường Đại học FPT lao vào đánh tới tấp vào một sinh viên khác. Nạn nhân sau đó bị chảy nhiều máu, phải nhập viện.

Sinh viên Đại học FPT bị bạn hành hung dã man

Theo đại diện trường Đại học FPT, sự việc trên diễn ra ở Trường Đại học FPT Campus Hòa Lạc (Hà Nội). Trận ẩu đả xảy ra do mâu thuẫn cá nhân giữa hai sinh viên, với sự chứng kiến của rất nhiều sinh viên.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, nhà trường đã làm việc với phụ huynh sinh viên hành hung bạn, đồng thời phối hợp với công an huyện Thạch Thất xử lý theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ GDĐT.

Camera ghi lại cảnh sinh viên đánh nhau ở cầu thang trường Đại học FPT vào trưa 18.5. Ảnh cắt từ clip
Camera ghi lại cảnh sinh viên đánh nhau ở cầu thang trường Đại học FPT vào trưa 18.5. Ảnh cắt từ clip

Trường Đại học FPT cũng ra quyết tạm thời định đình chỉ học tập với sinh viên hành hung bạn để phục vụ công tác điều tra và chờ kết luận của cơ quan chức năng.

Hiện tại sinh viên bị bạn hành hung đã được chuyển đến bệnh viện để chăm sóc sức khỏe. Nhà trường cũng đang xem xét các phương án hỗ trợ tài chính với sinh viên này để em sớm bình phục, đi học trở lại.

Ngăn chặn bạo lực học đường - cần sự chung tay của toàn xã hội

Đây không phải là lần đầu xảy ra các vụ bạo lực học đường. Trước đó, đã có rất nhiều vụ việc xảy ra gây nhức nhối dư luận. Đáng chú ý, các vụ bạo lực học đường xảy ra ngay tại trường học - môi trường đáng nhẽ phải có sự an toàn và lành mạnh.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang cho rằng, ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, việc bị dọa đánh hội đồng là một ám ảnh và tạo khủng hoảng tinh thần rất lớn. Về mặt nhận thức và hành vi, nó thể hiện sự lệch lạc của lối sống, của sự giáo dục đối với các em đó.

Để giải quyết vấn nạn bạo lực học đường, theo chuyên gia tâm ý Hồ Lâm Giang, gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau.

"Các em học sinh, sinh viên được dạy dỗ cách tự phòng vệ, việc không thể dùng bạo lực để bắt nạt bạn bè, việc thấu hiểu và đồng cảm với người khác. Điều này cần bắt đầu từ gia đình, sau đó mới tới nhà trường và xã hội" - bà Giang nói.

Về phía nhà trường - nơi dễ xảy ra các mâu thuẫn, va chạm, theo bà Giang, thầy cô cần có sự nhạy cảm, quan sát để kịp thời phát hiện những hành vi lệch lạc, mâu thuẫn, xử lí xung đột từ khi mới nảy sinh.

"Khi các em học sinh đã kêu cứu, nhất thiết nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp khẩn trương và quán triệt để hỗ trợ, tuỳ mức độ và sự đe dọa đến thể chất và tinh thần của các em mà có sự hỗ trợ phù hợp. Nếu nhà trường có sự phối hợp chậm trễ, thì gia đình cần có sự chủ động trong bảo vệ con em mình.

Về phía xã hội, tôi nghĩ cần có những sự tuyên truyền, giáo dục, thậm chí những sự hỗ trợ cụ thể từ các lực lượng chức năng, từ những người xung quanh để khi nạn nhân bạo lực học đường kêu cứu sẽ được hỗ trợ kịp thời. Một vấn đề dù lớn tới đâu, nếu có sự chung tay từ nhiều nguồn lực, đều có thể xử lý và giải quyết được" - bà Giang nói. 

Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Muôn kiểu chạy trốn nóng của sinh viên

Hồng Ngọc |

"Mọc rễ" ở các siêu thị, thư viện, quán cà phê, hay đơn giản hơn là đặt chậu nước để giữa phòng… Rất nhiều cách được sinh viên áp dụng để tránh nóng trong những ngày oi ả.

Tình trạng bạo lực đối với trẻ em năm 2022 tăng so với năm 2021

KHÁNH LINH |

Ngày 18.5, Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Tổ chức ChildFund Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”.

Thanh Hoá huy động hơn 3.000 cảnh sát kiểm tra, ngăn chặn bạo lực học đường

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Trước tình trạng bạo lực học đường có dấu hiệu gia tăng, Công an Thanh Hóa đã huy động hàng nghìn cảnh sát vào cuộc kiểm tra. Qua kiểm tra, phát hiện nhiều học sinh mang hung khí, chất kích thích đến trường.

Kì vọng giải bơi vượt biển đảo Lý Sơn thành thương hiệu du lịch Quảng Ngãi

Hữu Danh |

Giải Bơi vượt biển lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi – quê hương những “Hùng binh Hoàng Sa”.

Cú hích từ phát hiện rùng rợn 2.000 bào thai thối rữa ở ngôi chùa Thái Lan

Ngọc Vân |

Vụ việc hơn 2.000 bào thai bốc mùi hôi thối chất đống trong một ngôi chùa ở Thái Lan suốt hơn 1 năm là cú hích dẫn đến sửa đổi luật nạo phá thai ở nước này.

Lãi suất giảm, nhưng vẫn quá sức chịu đựng của doanh nghiệp

Nhóm PV |

Theo Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho rằng, để "cứu" doanh nghiệp, lãnh đạo Chính phủ có thể yêu cầu hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng giảm lãi suất xuống dưới 10%.

Thuỷ điện Trị An lên 2 kịch bản điều tiết nước trước nguy cơ khô hạn

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 23.5, ông Võ Tấn Nhẫn, Giám đốc Công ty Thủy điện Trị An cho biết, hiện nay, lượng nước về hồ Trị An đạt khoảng 52m, gần mực nước tối thiểu theo quy định về quy trình vận hành liên hồ chứa và tăng khoảng 1,5m so với thấp điểm đầu tháng 5.2023.

Tuyển nữ Việt Nam nhận thưởng 5,8 tỉ đồng sau thành tích tại SEA Games 32

AN NGUYÊN |

Đội tuyển nữ Việt Nam nhận thưởng 5,8 tỉ đồng, U22 Việt Nam nhận 2,4 tỉ đồng sau thành tích tại SEA Games 32.

Muôn kiểu chạy trốn nóng của sinh viên

Hồng Ngọc |

"Mọc rễ" ở các siêu thị, thư viện, quán cà phê, hay đơn giản hơn là đặt chậu nước để giữa phòng… Rất nhiều cách được sinh viên áp dụng để tránh nóng trong những ngày oi ả.

Tình trạng bạo lực đối với trẻ em năm 2022 tăng so với năm 2021

KHÁNH LINH |

Ngày 18.5, Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Tổ chức ChildFund Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”.

Thanh Hoá huy động hơn 3.000 cảnh sát kiểm tra, ngăn chặn bạo lực học đường

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Trước tình trạng bạo lực học đường có dấu hiệu gia tăng, Công an Thanh Hóa đã huy động hàng nghìn cảnh sát vào cuộc kiểm tra. Qua kiểm tra, phát hiện nhiều học sinh mang hung khí, chất kích thích đến trường.