Khó khăn trong phát hiện vi phạm sử dụng lao động trẻ em

Thuỳ Trang |

Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) - nêu rõ, thực tế hiện nay lao động trẻ em ở nhóm phi chính thức gặp phải nhiều vấn đề, từ việc ranh giới giữa lao động trẻ em đúng quy định pháp và trái quy định rất mong manh đến việc nhận biết về lao động trẻ em theo quy định pháp luật và kỹ thuật khá phức tạp...

Khó ở khu vực phi chính thức

Vừa qua, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức hội thảo “Đánh giá kết quả thực hiện Dự án Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam”.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ LĐTBXH nêu rõ, thực tế hiện nay lao động trẻ em ở nhóm phi chính thức gặp phải nhiều vấn đề, từ việc ranh giới giữa lao động trẻ em đúng quy định pháp và trái quy định rất mong manh đến việc nhận biết về lao động trẻ em theo quy định pháp luật và kỹ thuật khá phức tạp... Bên cạnh đó, còn có một vấn đề khác tồn tại là ranh giới giữa sử dụng lao động trẻ em với truyền nghề, đặc biệt là ở các làng nghề truyền thống còn nhập nhằng.

Những người có trách nhiệm và thẩm quyền xử lý việc sử dụng lao động trẻ em lại rất mỏng, đó là đội ngũ thanh tra ngành LĐTBXH ở Bộ và Sở nhưng vì quản lý đa ngành, lĩnh vực, số lượng thanh tra viên không đủ để bao phủ, phát hiện tất cả những vi phạm và nguy cơ về lao động trẻ em.

“Đó là chưa kể về việc lao động trẻ em ở khu vực phi chính thức cực kỳ khó phát hiện, xử lý. Ví dụ một xưởng may gia công ở TPHCM bị báo chí phát hiện có sử dụng lao động trẻ em làm việc ban đêm, môi trường độc hại nhưng khi chúng tôi xuống làm việc, kiểm tra thì chính quyền phường lại không hay biết. Ngay trong đêm trước, xưởng may đó cũng đã được di dời. Đến chủ cho thuê xưởng cũng không tìm được chủ xương để đòi tiền mặt bằng” - ông Nam kể.

Bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng ILO tại Hà Nội còn đặt ra vấn đề, hiện nay, đại dịch COVID-19 đang gây ra tác động kinh tế tới nhiều gia đình.

“Với 50% trẻ em đang phải lao động trong môi trường nguy hiểm, độc hại, việc phải tham gia lao động làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em” - bà Ingrid Christensen nói.

Nâng cao nhận thức chủ sử dụng lao động, cán bộ Công đoàn

Bàn về các biện pháp để Việt Nam có thể đạt được những mục tiêu không còn tình trạng sử dụng lao động trẻ em trái pháp luật, ông Đặng Hoa Nam cho rằng, không thể chỉ can thiệp bằng pháp luật, thanh tra mà cần có những biện pháp khác tốt hơn.

“Đó là truyền thông, nâng cao nhận thức cho chính trẻ em, chủ sử dụng lao động, hiệp hội, làng nghề… Phòng ngừa lao động trẻ em thì sự tham gia của chủ sử dụng lao động rất quan trọng, bởi vì họ phải nhận thức được nguy cơ thị phần của họ sẽ bị giảm, đơn hàng của họ bị chấm dứt nếu như đối tác của họ, đặc biệt ở các nước phát triển, có tiêu chuẩn nghiêm ngặt về không sử dụng lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng” - ông Nam nói.

Đồng tình với quan điểm nay, bà Trần Thu Phương, Trưởng Phòng Lao động nữ - Ban Nữ công, Tổng LĐLĐVN đánh giá, sau nhiều năm triển khai, dự án nâng cao năng lực, nhận thức về lao động trẻ em đã mang lại sự nhìn nhận khác biệt rất nhiều. Đến nay, khi nhận thức rõ hơn vấn đề, các tổ chức Công đoàn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát. Hiện nay, doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn thì gần không có tình trạng sử dụng lao động trẻ em.

“Chúng tôi xác định bảo vệ quyền lợi trẻ em, tham gia phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em là trách nhiệm của tổ chức Công đoàn và phải được được thực hiện thường xuyên. Thời gian tới, với thực tế còn nhiều khó khăn khi tiếp cận ở khu vực doanh nghiệp tư nhân, nơi tổ chức Công đoàn chưa thành lập được hết, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung tuyên truyền cho người lao động thông qua các diễn đàn. Chúng tôi sẽ tuyên truyền để người lao động hiểu và không cho chính con em mình cũng như cộng đồng xung quanh tham gia lao động sớm, lao động ở những nơi pháp luật cấm” - bà Phương nói.

Với 84% lao động trẻ em tại Việt Nam tập trung ở vùng nông thôn và hơn một nửa số đó làm việc trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và khoảng 40,5% lao động trẻ em là các lao động trong hộ gia đình không được trả lương, tức là làm việc ở khu vực phi chính thức, không có tổ chức công đoàn nên công tác kiểm tra, thanh tra gặp nhiều khó khăn. Để phát hiện trường hợp sử dụng lao động trẻ em đã khó chứ chưa nói đến việc xử phạt.

Thuỳ Trang
TIN LIÊN QUAN

COVID-19 có thể làm gia tăng lao động trẻ em

THUỲ TRANG |

Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Hà Nội cảnh báo, đại dịch COVID-19 khiến kinh tế xã hội bị ảnh hưởng, đặc biệt các gia đình khó khăn sẽ ngày càng nhiều. Điều này cũng làm gia tăng lao động trẻ em khi các gia đình muốn con em mình lao động để tăng thu nhập.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

COVID-19 có thể làm gia tăng lao động trẻ em

THUỲ TRANG |

Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Hà Nội cảnh báo, đại dịch COVID-19 khiến kinh tế xã hội bị ảnh hưởng, đặc biệt các gia đình khó khăn sẽ ngày càng nhiều. Điều này cũng làm gia tăng lao động trẻ em khi các gia đình muốn con em mình lao động để tăng thu nhập.