Quy định mới nhất về dự giờ, thăm lớp giáo viên cần biết

Trang Hà |

Trước đây, dự giờ là hoạt động phổ biến và bắt buộc của các cấp học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động này đã không còn bắt buộc với tất cả giáo viên.

Theo Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT, mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

Trong đó, lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 1 tiết dạy/giáo viên; tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 4 tiết dạy/giáo viên; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 2 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy của hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường.

Sau đó, rất nhiều giáo viên cho rằng hoạt động dự giờ mang tính hình thức, chưa hiệu quả. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lắng nghe các ý kiến và có sự sửa đổi các quy định liên quan đến hoạt động dự giờ, thăm lớp.

Theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 21 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, hiện nay chỉ có giáo viên tiểu học phải có tiết dự giờ và phải sử dụng sổ dự giờ. Theo quy định trên, hồ sơ quản lý hoạt động của giáo viên sẽ bao gồm:

Kế hoạch bài dạy;

Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh;

Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm);

Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).

Về số tiết dự giờ của giáo viên tiểu học: Hiện nay, các văn bản liên quan đến vấn đề giáo dục đều không có quy định nào về số tiết dự giờ. Số tiết dự giờ của mỗi giáo viên tiểu học sẽ tùy thuộc vào từng nhà trường, từng điều kiện dạy học cũng như sự cần thiết của việc dự giờ.

Đối với giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông: Theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT và Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học không còn đề cập đến vấn đề dự giờ và sử dụng sổ ghi chép hoạt động dự giờ giống như giáo viên tiểu học.

Hồ sơ quản lý hoạt động của giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông bao gồm: Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học); Kế hoạch bài dạy (giáo án); Sổ theo dõi và đánh giá học sinh; Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Vậy nên, hiện nay giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông không còn phải dự giờ.

Tuy không có quy định cụ thể về hoạt động dự giờ, nhưng tại điểm a khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT và điểm a khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT đều quy định: “Giáo viên chủ nhiệm có quyền được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm”.

Như vậy, giáo viên chủ nhiệm của cả 3 cấp học đều có quyền được tham gia dự giờ với mà mình làm chủ nhiệm.

Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Lí do khiến giáo viên ủng hộ việc bỏ dự giờ, thăm lớp

TRÀ MY |

Theo quy định mới, giáo viên không phải bắt buộc thực hiện các hoạt động dự giờ. Không ít thầy cô cho rằng, nên bỏ hẳn hoạt động này hoặc có sự thay đổi để việc dự giờ không mang tính hình thức như hiện nay.

3 quyền lợi và chế độ mà nhà trường, giáo viên hợp đồng nên biết

TRÀ MY |

Giáo viên hợp đồng có nhiều điểm khác so với giáo viên biên chế về chế độ lao động, trong đó lương giáo viên hợp đồng cũng khác so với lương giáo viên biên chế.

Các trường kinh tế mở thêm nhiều ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật

Bích Hà |

Mùa tuyển sinh năm nay đang xuất hiện xu hướng các trường có thế mạnh về đào tạo kinh tế mở thêm các ngành học mới liên quan đến khối kỹ thuật.

Toàn cảnh tuyến cao tốc gần 9.000 tỉ sắp được mở rộng thêm 2 làn xe

HỮU CHÁNH |

Mật độ phương tiện cao trong khi mỗi chiều chỉ có hai làn khiến Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thường xuyên ùn tắc, không đảm bảo tốc độ cho phép. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) mới đây đã thống nhất sớm mở rộng tuyến cao tốc từ 4 lên 6 làn xe để giải quyết tình trạng trên.

Loạt hệ số phồng to ở dự án liên quan đến ông Nguyễn Công Khế vừa bị bắt tạm giam

Lam Duy |

Dự án ở khu đất số 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TPHCM liên quan đến việc ông Nguyễn Công Khế bị bắt tạm giam có nhiều thay đổi về chiều cao, chức năng sử dụng đất, tổng số căn hộ cũng như quy mô dân số.

Bắt giam Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang

Việt Bắc |

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Hà Giang Nguyễn Thế Bình bị bắt giam do có nhiều sai phạm trong quá trình mua sắm trang thiết bị cho các trường học.

Bất ngờ xuất hiện mưa đá ở tỉnh Lai Châu

Tân Văn |

Một cơn mưa đá kéo dài 15 phút trút xuống xã Thum Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Cháy lớn trong đêm tại xưởng gỗ công nghiệp ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Một xưởng gỗ công nghiệp ở xã Thạch Long (huyện Thạch Hà) bị cháy trong đêm, đến gần 9h sáng nay, công tác chữa cháy vẫn đang tiếp tục.

Lí do khiến giáo viên ủng hộ việc bỏ dự giờ, thăm lớp

TRÀ MY |

Theo quy định mới, giáo viên không phải bắt buộc thực hiện các hoạt động dự giờ. Không ít thầy cô cho rằng, nên bỏ hẳn hoạt động này hoặc có sự thay đổi để việc dự giờ không mang tính hình thức như hiện nay.

3 quyền lợi và chế độ mà nhà trường, giáo viên hợp đồng nên biết

TRÀ MY |

Giáo viên hợp đồng có nhiều điểm khác so với giáo viên biên chế về chế độ lao động, trong đó lương giáo viên hợp đồng cũng khác so với lương giáo viên biên chế.

Các trường kinh tế mở thêm nhiều ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật

Bích Hà |

Mùa tuyển sinh năm nay đang xuất hiện xu hướng các trường có thế mạnh về đào tạo kinh tế mở thêm các ngành học mới liên quan đến khối kỹ thuật.