Nữ sinh Sài Gòn bật khóc vì giáo viên “câm lặng” khi lên lớp: Tại sao lại có nhà giáo "quyền lực" đến vậy?

Bích Hà |

Ngày 23.3, tại chương trình gặp gỡ giữa lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM với học sinh tiêu biểu năm 2018, em Phạm Song Toàn (THPT Long Thới, Nhà Bè) đã bật khóc khi kể về mối quan hệ xa cách giữa học sinh và giáo viên.

Em kể, lớp em có một cô giáo dạy Toán, khi lên bục giảng "không nói gì với chúng con cả, cô không dạy, cô chỉ viết bài lên bảng và cả lớp chép, làm bài tập". Tình trạng này đã diễn ra hơn một học kỳ rồi, không học sinh nào dám phản ánh cả.

Cô giáo chủ nhiệm cũng cố gắng giải quyết nhưng không thành công, vì cô giáo đó “khá quyền lực”.

“Con mong muốn được dạy dỗ bình thường như các bạn thôi cũng được, như vậy cũng đã quá đủ với tụi con rồi" – nữ sinh nói trong nước mắt.

 
Học sinh Phạm Song Toàn khóc khi kể về cô giáo dạy Toán quyền lực của mình. Ảnh: Vietnamnet 

Câu chuyện này ngay lập tức gây chú ý, vì được học sinh nói ra giữa lúc có nhiều vụ việc liên quan đến giáo viên, nhưng theo chiều hướng ngược lại: Giáo viên bị mất vị thế, bị phụ huynh ép quỳ, hay bị đánh đến sẩy thai. Nay lại xuất hiện “giáo viên quyền lực”, lên lớp không giảng bài, không nói gì với học sinh, vậy mà vẫn đứng trên bục giảng, ở trong môi trường sư phạm, thì đúng là chuyện lạ.

Trước sự việc này, một giáo viên chia sẻ sự thấu hiểu với đồng nghiệp: Sau bao nhiêu bài học, từ việc đồng nghiệp bị đánh, bị đuổi việc, bị kỷ luật vì cho học sinh quỳ gối... bây giờ giáo viên đành chọn cách im lặng, “làm ngơ” trước hành vi sai trái của học sinh. Nhiều giáo viên chọn cách lên lớp làm hết nghĩa vụ, giảng cho hết bài rồi về, mà không sát sao học sinh như trước. 

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, GS- Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng cho rằng, dù vì lý do gì, trách nhiệm và nghĩa vụ của giáo viên là phải truyền tải kiến thức đến học sinh, chứ không thể “im lặng” khi lên lớp như vậy.

Giáo viên cũng là một nghề, phải thực hiện đúng tiêu chuẩn nghề nghiệp, chủ động giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn trong học tập, chứ không phải bỏ mặc học sinh. Làm như vậy là giáo viên đã quá thiếu trách nhiệm.

“Nếu những điều học sinh ở TPHCM phản ánh là sự thực, thì không lý gì học sinh muốn nghe giảng mà cô giáo lại không làm điều đó. Tôi nghĩ nhà trường, cơ quan chức năng nên xem xét lại năng lực chuyên môn của giáo viên này. Quyền lực mà học sinh phản ánh là gì, khiến giáo viên lại có thể làm trái với đạo đức nghề nghiệp như vậy” – GS Nguyễn Lân Dũng nói thêm.

Ông cũng cho rằng, giáo viên cũng như người cha, người mẹ, vừa là thầy nhưng phải vừa là bạn, luôn gần gũi, thân thiết, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh. Có như vậy mới nhận lại sự kính trọng của các em và những điều mình giảng dạy mới khiến chúng tâm phục khẩu phục.

Còn việc dùng hình phạt hay quyền lực để đe nẹt, tỏ thái độ với học sinh thì chỉ khiến chúng oán trách. Mà khi học sinh đã không phục, thì những lời khuyên nhủ của thầy cô sẽ vô tác dụng và không nhận lại sự tôn trọng của học sinh.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên "tố" bị phụ huynh đánh, chửi bới vì không cho đón con sớm

B.Hà (t/h) |

Ban giám hiệu Trường Mầm non Hoa Hồng (huyện Đắk Mil, Đắk Nông) và cô Nguyễn Thị Nhẫm đã làm đơn yêu cầu cơ quan chức năng xác minh, xử lý nghiêm hành vi đánh giáo viên của một phụ huynh có con học trong trường.

Cô giáo mầm non lấy chân hất trẻ: Đáng trách hay đáng thương?

QUANG ĐẠI |

Sau những vụ việc ồn ào chốn học đường, dư luận lại tiếp tục phẫn nộ khi chứng kiến cảnh cô giáo mầm non ở Vũng Tàu lấy chân hất trẻ trong giờ nghỉ trưa.

Giáo viên bỏ hàng trăm triệu “chạy” việc: Giáo dục sẽ về đâu?

HẢI ĐĂNG |

Vụ việc hơn 500 giáo viên ở Đắk Lắk đứng trước nguy cơ mất việc tiếp tục gây xôn xao dư luận khi lộ thông tin có những người đã phải bỏ hàng trăm triệu để “chạy” việc.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Giáo viên "tố" bị phụ huynh đánh, chửi bới vì không cho đón con sớm

B.Hà (t/h) |

Ban giám hiệu Trường Mầm non Hoa Hồng (huyện Đắk Mil, Đắk Nông) và cô Nguyễn Thị Nhẫm đã làm đơn yêu cầu cơ quan chức năng xác minh, xử lý nghiêm hành vi đánh giáo viên của một phụ huynh có con học trong trường.

Cô giáo mầm non lấy chân hất trẻ: Đáng trách hay đáng thương?

QUANG ĐẠI |

Sau những vụ việc ồn ào chốn học đường, dư luận lại tiếp tục phẫn nộ khi chứng kiến cảnh cô giáo mầm non ở Vũng Tàu lấy chân hất trẻ trong giờ nghỉ trưa.

Giáo viên bỏ hàng trăm triệu “chạy” việc: Giáo dục sẽ về đâu?

HẢI ĐĂNG |

Vụ việc hơn 500 giáo viên ở Đắk Lắk đứng trước nguy cơ mất việc tiếp tục gây xôn xao dư luận khi lộ thông tin có những người đã phải bỏ hàng trăm triệu để “chạy” việc.