Giáo viên bỏ hàng trăm triệu “chạy” việc: Giáo dục sẽ về đâu?

HẢI ĐĂNG |

Vụ việc hơn 500 giáo viên ở Đắk Lắk đứng trước nguy cơ mất việc tiếp tục gây xôn xao dư luận khi lộ thông tin có những người đã phải bỏ hàng trăm triệu để “chạy” việc.

Đến nay, cơ quan chức năng chưa có kết luận về vụ việc, nhưng những thông tin giáo viên bỏ hàng trăm triệu "chạy" việc mà các “khổ chủ” cung cấp là có cơ sở. Những thông tin hé lộ góc khuất đáng buồn liên quan đến nghề giáo, vốn được xem là nghề cao quý.

Thông tin cho hay, một số cán bộ quản lý giáo dục, và cả quan chức cũng dính líu đến những hành vi “chạy” việc, tiêu cực. Trong đó, GV hợp đồng là nạn nhân khốn khổ nhất. Họ bị lợi dụng hoàn cảnh khó khăn trong công việc để bị “làm tiền” và lừa đảo. Thậm chí có Hiệu trưởng còn ăn chặn cả đồng lương còm cõi của GV hợp đồng.

Thực ra, chuyện không chỉ xảy ra ở Đắk Lắk, mà những nơi khác cũng có những hiện tượng tương tự.

Đã có những “cò” chạy việc bị phát hiện, bị xử lý hình sự, nhưng những quan chức có “quyền sinh quyền sát” vẫn vô can. Bởi vì họ đã khôn khéo lường trước hậu quả nên không để lại bằng chứng.

Và để bảo đảm bí mật, cả người đưa và kẻ nhận hối lộ đã nghĩ ra rất nhiều cách tinh vi. Việc truy cứu hành vi “Nhận hối lộ” do đó gặp rất nhiều khó khăn.

Theo quy định của pháp luật, hành vi “Đưa hối lộ” cũng là phạm pháp, với mức hình phạt tương đương tội “Nhận hối lộ”. Nếu không cẩn thận, có thể ngay cả GV cũng vướng vòng lao lý.

Tuy nhiên, khoản 6 Điều 289 Bộ luật Hình sự cũng quy định: “Người đưa hối lộ đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”.

Do đó, nếu người đưa hối lộ chủ động khai báo, tố giác thì hậu quả pháp lý sẽ rất khác biệt. Do quy định này, một số người nhận hối lộ, sau khi thấy nguy cơ bị phát giác đã tìm cách trả tiền lại cho “khổ chủ”.

Điều rất đáng băn khoăn nữa là khi nhà giáo phải chấp nhận phạm pháp để có việc làm thì còn đâu sự mẫu mực, tôn nghiêm và làm tấm gương cho học sinh. Và tương lai nền giáo dục sẽ “đi đâu về đâu”?

HẢI ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Lương 1 triệu đồng/ tháng - vào biên chế làm gì?

HỮU LONG |

Dư luận không khỏi xót xa và đặt câu hỏi tại sao có giáo viên tại huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) lại sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để được đứng trên bục giảng với mức lương 1 triệu đồng/tháng.

Vụ hơn 500 giáo viên dôi dư tại Đắk Lắk: Chạy hàng trăm triệu để được đứng trên bục giảng!

HỮU LONG |

Trong quá trình tìm hiểu vụ việc, phóng viên đã ghi nhận: Nhiều giáo viên tại huyện Krông Pắk mạnh dạn đứng ra tố cáo với báo chí về việc để được đứng trên bục giảng, họ phải chi những khoản tiền lớn để làm luật với “cò” và một số hiệu trưởng. Không chỉ nhận tiền chạy hợp đồng, có hiệu trưởng, dù không có khả năng, nhưng vẫn nhận hàng trăm triệu đồng, “nổ” xin việc tại TP.Buôn Ma Thuột, nhưng sự thật cuối cùng là lời hứa gió bay.

500 giáo viên mất việc: Kiến nghị giao ngành giáo dục được quyền tuyển dụng giáo viên

Đặng Chung |

Từ câu chuyện buồn đang xảy ra ở Đắk Lắk, có ý kiến cho rằng đã đến lúc nên đưa việc tuyển dụng viên chức giáo dục ở cấp huyện về một mối, cần trao quyền chủ động về mặt nhân sự cho ngành giáo dục.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Lương 1 triệu đồng/ tháng - vào biên chế làm gì?

HỮU LONG |

Dư luận không khỏi xót xa và đặt câu hỏi tại sao có giáo viên tại huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) lại sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để được đứng trên bục giảng với mức lương 1 triệu đồng/tháng.

Vụ hơn 500 giáo viên dôi dư tại Đắk Lắk: Chạy hàng trăm triệu để được đứng trên bục giảng!

HỮU LONG |

Trong quá trình tìm hiểu vụ việc, phóng viên đã ghi nhận: Nhiều giáo viên tại huyện Krông Pắk mạnh dạn đứng ra tố cáo với báo chí về việc để được đứng trên bục giảng, họ phải chi những khoản tiền lớn để làm luật với “cò” và một số hiệu trưởng. Không chỉ nhận tiền chạy hợp đồng, có hiệu trưởng, dù không có khả năng, nhưng vẫn nhận hàng trăm triệu đồng, “nổ” xin việc tại TP.Buôn Ma Thuột, nhưng sự thật cuối cùng là lời hứa gió bay.

500 giáo viên mất việc: Kiến nghị giao ngành giáo dục được quyền tuyển dụng giáo viên

Đặng Chung |

Từ câu chuyện buồn đang xảy ra ở Đắk Lắk, có ý kiến cho rằng đã đến lúc nên đưa việc tuyển dụng viên chức giáo dục ở cấp huyện về một mối, cần trao quyền chủ động về mặt nhân sự cho ngành giáo dục.