Sinh viên trường y đi trực

Bích Hà |

Những ca trực xuyên đêm, bữa cơm vội vàng, đến giây phút nghẹt thở khi lần đầu tham gia ca trực ở phòng cấp cứu - nơi đầu sóng ngọn gió của một bệnh viện và không có khái niệm ngày hay đêm... Đây là những trải nghiệm của bất cứ sinh viên trường y nào trên hành trình đến với nghề “lương y như từ mẫu”.

Bài học giữa lằn ranh sinh - tử

12h đêm, Trung tâm Cấp cứu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vẫn sáng đèn. Những bước chân tất bật, hối hả của các y, bác sĩ luôn trong tư thế chạy đua với thời gian để giành lại sự sống cho từng bệnh nhân. Những bảng màu dùng để phân loại tình trạng nghiêm trọng của bệnh nhân (màu đỏ, da cam, vàng, xanh lá) theo bác sĩ vào tận trong giấc ngủ.

Đã 5 năm qua, Nguyễn Xuân Hoàng đã quá quen với những điều này. Từ khi còn là sinh viên năm thứ 3 của Trường Đại học Y Hà Nội, Hoàng cũng như bất kỳ sinh viên trường y nào khác, đã được tham gia các kíp trực tại cơ sở y tế.  Cường độ này diễn ra liên tục đến năm 6 đại học. Trong những buổi trực như vậy, mọi việc sẽ bắt đầu từ nhìn, ghi nhớ mọi thao tác của bác sĩ cho quen, tập luyện thành thục trên mẫu vật. Nếu có cơ hội, sẽ được bác sĩ cho thực hành dưới sự giám sát của bác sĩ.

Đến bây giờ, Hoàng vẫn nhớ như in buổi trực đêm đầu tiên của mình tại Trung tâm cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai. Hôm đó, trung tâm có gần 20 bệnh nhân nhập viện, đều rất nặng, phải thở máy. Tiếng gào khóc của người nhà bệnh nhân phía ngoài, tiếng còi xe cấp cứu. Còn bên trong phòng bệnh, bác sĩ tất bật cứu chữa. Nụ cười, niềm hạnh phúc vỡ òa khi cứu được bệnh nhân qua cơn nguy kịch và cả những giọt nước mắt khi bệnh nhân của mình không thể duy trì sự sống...

“Em chứng kiến tất cả những khung cảnh này, với cảm xúc lẫn lộn. Hôm đó, trong số 20 ca cấp cứu thì có 3 ca tử vong. Em bị ngợp, một cảm giác rất tồi tệ xâm chiếm, khi chưa biết phải làm gì cho bệnh nhân cả. Thấy em bị xuống tinh thần, một bác sĩ trong kíp trực đã nói: Đây là áp lực mà bất kỳ người theo nghề y nào cũng sẽ phải đối mặt và vượt qua. Sẽ có rất nhiều bài học giữa lằn ranh sinh - tử thế này. Nếu chịu được áp lực đó thì hãy tiếp tục theo học và mới làm được bác sĩ.

Sau này, sau mỗi đêm đi trực, em càng thấm câu nói đó. Nếu ca trực có bệnh nhân tử vong, bác sĩ bị xuống tinh thần ngay thì sẽ ảnh hưởng đến công việc, đến việc cứu chữa cho bệnh nhân khác. Và đặc biệt, gặp nhiều trường hợp bệnh nặng, sự sống và cái chết cách nhau trong gang tấc, mới khiến mình thấy quý sự sống, càng nỗ lực trau dồi chuyên môn tốt hơn mỗi ngày để cứu chữa được cho nhiều người hơn. Với em, mỗi ca trực là một trải nghiệm để thấm và thấy yêu nghề, yêu sự sống hơn” - Hoàng tâm sự.

Cũng như Hoàng, Đỗ Hương Giang - sinh viên Trường Đại học Y Dược (Đại học Thái Nguyên) vẫn nhớ buổi trực đầu tiên của mình tại bệnh viện. Hôm đó, sau tiết học lý thuyết trên giảng đường, Giang vội vã bắt xe đến Bệnh viên Trung ương Thái Nguyên để kịp giờ trực. Đúng lúc có bệnh nhân vừa trải qua một tai nạn thảm khốc được chuyển vào viện cấp cứu, trên cơ thể vẫn còn những tia máu bắn phụt lên. Thấy cảnh đau đớn của họ, Giang rùng mình, sợ hãi. Sau khi hỗ trợ bác sĩ trực chính cấp cứu cho nạn nhân, em gọi điện về kể cho bố, trong đầu nảy lên ý định nói với bố về việc chuyển trường.

"Lúc đó, bố đã động viên em và nói rằng: Đây là nghề của con, là niềm đam mê do con chọn, vậy nên, nếu có thể thì con hãy mạnh mẽ đối mặt, hãy dốc sức giúp đỡ mọi người, bố luôn tin tưởng ở con. Cuộc nói chuyện ngắn ngủi với bố đã tiếp cho em động lực để bước tiếp trên con đường phấn đấu trở thành một bác sĩ sau khi rời ghế nhà trường” - Giang nói.

Sau những cuộc kết nối ngắn ngủi với chúng tôi để nói về kỷ niệm những buổi trực khi còn ngồi trên ghế giảng đường, Giang, Hoàng và các bạn của mình tiếp tục với lịch trình sáng đi lâm sàng, chiều học lý thuyết, tối về đi trực ở bệnh viện. Bài học về nghề y mà họ học được cũng dày thêm từ những lần giành lại sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử như thế. Và chắc chắn một điều, Giang, Hoàng và bạn bè của mình đều hiểu rõ trọng trách mỗi khi khoác lên mình áo blouse trắng thiêng liêng.

Cần chính sách hỗ trợ cho sinh viên trường y

Dân gian vẫn lưu truyền câu nói “Nhất y nhì dược” để cho thấy nghề y có vị trí quan trọng, là nghề mà sự thay đổi của kinh tế, chính trị, xã hội cũng không ảnh hưởng nhiều đến vai trò và chức năng của nó. Đây là ngành nghề đặc thù, liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh nên quá trình tuyển chọn đầu vào lẫn đầu ra đều vô cùng khắc nghiệt.

Ngày Thầy thuốc Việt Nam, ngày cả xã hội tôn vinh nghề y, trước khi nói về y đức, chúng ta cùng nhìn lại con đường trở thành người trong ngành y chông gai như thế nào. Trước tiên, để vào được trường y thì các bạn học sinh, sinh viên phải nỗ lực rất nhiều bởi điểm chuẩn các trường y luôn nằm trong top cao nhất. Nói cách khác, chỉ học sinh giỏi, ưu tú, mới có khả năng đỗ vào trường y.  Khi vào được trường rồi, các bạn còn phải trải qua quá trình học tập rèn luyện rất vất vả.

Một tiết học thực hành của sinh viên trường y. Ảnh: Bích Hà
Một tiết học thực hành của sinh viên trường y. Ảnh: Bích Hà

Trong những năm dùi mài của mình, sinh viên trường y không chỉ học lý thuyết trên giảng đường, mà còn có những buổi học thực hành trong bệnh viện, những buổi đi trực cùng những bác sĩ và trải qua những cảm xúc mà Hoàng, hay Giang đã trải qua trong câu chuyện mà chúng tôi vừa kể.

Đối với nhiều ngành đào tạo khác, sau 4 năm học, tốt nghiệp ra trường, sinh viên có thể đi làm luôn, nhưng với sinh viên trường Y sau khi học tập 6 năm và tốt nghiệp ra trường, đây mới tạm gọi là “xóa mù”.

Theo quy định hiện hành, sinh viên trường y sau khi ra trường phải thực hành liên tục tại các cơ sở khám chữa bệnh thêm 18 tháng mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Rồi để trở thành một bác sĩ chuyên khoa, người học tiếp tục trải qua kỳ thi căng thẳng để đỗ vào bác sĩ nội trú, học thêm 3 năm nữa. Chưa kể, học phí đào tạo ngành y luôn nằm trong Top cao. Thậm chí có những cơ sở đào tạo học phí lên đến 70 triệu/năm. Vất vả là vậy nhưng nếu được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập thì bác sĩ hưởng lương cơ bản với hệ số 2,34 như nhiều ngành nghề khác, với khoảng 3,4 triệu đồng. Mức lương này chỉ đảm bảo một phần nhu cầu của cuộc sống. Thực tế đó khiến nhiều sinh viên ngành y băn khoăn về nghề tương lai mà mình chọn, nhất là sau “cơn bão Việt Á”, hay cơn sóng ngầm y, bác sĩ nghỉ việc hàng loạt xảy ra thời gian qua.

Đặc biệt, những thực tế này đã tác động nhanh chóng đến việc thu hút nhân tài cho ngành nghề đặc biệt quan trọng này. Lần đầu tiên trong mùa tuyển sinh vừa qua xảy ra việc: Nhiều trường y dược không tuyển đủ chỉ tiêu. Các trường đào tạo nhóm ngành Sức khỏe đều phải xét tuyển bổ sung với số lượng lớn. Thủ khoa tổ hợp B00 cũng không chọn Y vào phút chót. GS. Nguyễn Hữu Tú - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội - đã phải “thốt lên”: Nếu không có giải pháp ngay, trong tương lai gần, rất có thể xảy ra tình trạng thí sinh giỏi không lựa chọn học Y nữa. Và cái giá phải trả chính là cơ hội của người bệnh.

Để giải quyết tình trạng này, để thu hút nguồn nhân lực cho ngành y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan - cho biết, Bộ Y tế đã đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí cho học viên, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe. Trong suốt 3 năm qua, khi đất nước trải qua giai đoạn khó khăn, những người thầy thuốc, sinh viên, giảng viên trường y đã bền bỉ, kiên cường, dũng cảm chiến đấu với dịch bệnh. Rất nhiều người đã âm thầm, lặng lẽ hy sinh niềm hạnh phúc riêng để hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và sự bình an của nhân dân. Việc có thêm chính sách đãi ngộ để thu hút nhân lực cho ngành y cũng là sự động viên, ghi nhận cho những đóng góp này.

Theo Công đoàn Y tế Việt Nam, bác sĩ cần thời gian đào tạo 6 năm, nhưng ra trường phải mất 18 tháng thực hành mới được hưởng lương bậc 1; các ngành khác chế độ tiền lương chi trả sau 4 năm mức lương khởi điểm là 2,34. Đây là một bất cập. Công đoàn Y tế Việt Nam đề nghị cần có chế độ chính sách tiền lương khởi điểm riêng với bác sĩ ngành y được áp dụng mức tương đương bậc 2 là 2,67 nhằm động viên kịp thời, thu hút nhân lực giỏi lựa chọn và cống hiến cho nghề cao quý.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt, tri ân các thầy thuốc

THEO TTXVN |

Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2023), sáng 23.2, tại Phủ Chủ tịch, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt các thầy thuốc, cán bộ đại diện cho các thầy thuốc, cán bộ, nhân viên ngành Y tế cả nước.

Khi thầy thuốc lên sân khấu

Hà Lê |

Các nhân viên y tế không chỉ có trình độ chuyên môn giỏi và thái độ phục vụ hết lòng vì người bệnh mà còn là những ca sĩ, diễn viên múa, diễn viên kịch đầy tài năng trên sân khấu.

Những người thầy thuốc đã nhận về mình rủi ro, hết lòng phục vụ người dân

Thùy Linh |

Đội ngũ y bác sĩ, cán bộ và nhân viên y tế không ngại hy sinh gian khổ, dấn thân đi vào tâm dịch tiếp xúc với những mối nguy hiểm, nhận về mình rủi ro, hết lòng phục vụ, chăm sóc người dân trong các khu cách ly, các bệnh viện dã chiến…

Sĩ tử học ngày cày đêm cho cuộc đua giành vé vào lớp 10 trường công lập

Nhóm PV |

Cuộc đua vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội đang dần nóng lên nhất là khi Sở giáo dục và đào tạo công bố thông tin trong năm nay chỉ có 55,7% số học sinh lớp 9 ở Hà Nội có suất để học tại các trường THPT công lập. Nhiều phụ huynh và học sinh tìm mọi cách để ôn luyện với mục đích đỗ vào trường cấp 3 mà mình mong muốn.

Ngăn chặn thuốc lá điện tử xâm nhập học đường: Khó khăn nhiều phía

Hoàng Bin |

Với nguy cơ đã nhận diện, tình trạng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử đang trở thành vấn nạn đối với môi trường học đường, thế nhưng việc quản lý vấn đề này tại Quảng Nam đang gặp khó khăn từ nhiều phía.

Đà Nẵng: 3 nữ quái dàn cảnh bán thuốc tiên, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Khánh Ngọc |

Công an quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) đã thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với 2 trong số 3 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiều tối qua - 23.3.

Người dân và du khách hào hứng trải nghiệm xe đạp công cộng ở Đà Nẵng

Mai Hương - Văn Trực |

Sau khi xe đạp công cộng được đưa vào sử dụng ở Đà Nẵng, nhiều người dân và du khách hào hứng trải nghiệm loại hình mới mẻ này.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt, tri ân các thầy thuốc

THEO TTXVN |

Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2023), sáng 23.2, tại Phủ Chủ tịch, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt các thầy thuốc, cán bộ đại diện cho các thầy thuốc, cán bộ, nhân viên ngành Y tế cả nước.

Khi thầy thuốc lên sân khấu

Hà Lê |

Các nhân viên y tế không chỉ có trình độ chuyên môn giỏi và thái độ phục vụ hết lòng vì người bệnh mà còn là những ca sĩ, diễn viên múa, diễn viên kịch đầy tài năng trên sân khấu.

Những người thầy thuốc đã nhận về mình rủi ro, hết lòng phục vụ người dân

Thùy Linh |

Đội ngũ y bác sĩ, cán bộ và nhân viên y tế không ngại hy sinh gian khổ, dấn thân đi vào tâm dịch tiếp xúc với những mối nguy hiểm, nhận về mình rủi ro, hết lòng phục vụ, chăm sóc người dân trong các khu cách ly, các bệnh viện dã chiến…