Nhiều thí sinh nhầm điểm đăng kí xét tuyển là điểm trúng tuyển

Huyên Nguyễn |

Nhầm điểm đăng kí xét tuyển (điểm đảm bảo chất lượng đầu vào) với điểm trúng tuyển (điểm chuẩn), nhiều thí sinh đang mắc sai sót này trong đăng kí xét tuyển ĐH, CĐ năm 2017.

Sau khi Bộ GDĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) là 15,5 cho tất cả các khối, nhiều trường đã công bố ngưỡng điểm đăng kí xét tuyển để học sinh căn cứ vào mức điểm này có thể điều chỉnh nguyện vọng cho phù hợp.

Theo Th.S Phạm Thái Sơn- Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM- cho biết, tính đến thời điểm hết ngày 18.7, số thí sinh đăng ký vào trường là hơn 17.500. Trước đó, vào thời điểm tháng 4, trường có 16.480 thí sinh đăng ký với trên 21.000 nguyện vọng.

Như vậy, sau 3 ngày điều chỉnh nguyện vọng, số thí sinh mới đăng ký vào trường tăng hơn 1.000 em: “Trước đây, phần lớn nguyện vọng đăng ký vào trường là 2, 3, 4, ít nguyện vọng 1. Điểm sàn xét tuyển của trường không cao, nên có lẽ thí sinh đăng ký ở các trường có điểm sàn cao đã điều chỉnh vào trường”, ông Sơn cho biết.

Bên cạnh đó, theo ông Sơn, đường dây tư vấn của nhà trường nhận được khá nhiều câu hỏi của thí sinh. Trong đó, nhiều thí sinh nhầm lẫn điểm sàn xét tuyển hồ sơ với điểm chuẩn (điểm trúng tuyển). Nhiều câu hỏi được đặt ra như: “Em đủ điểm rồi mà chưa thấy trường gửi giấy báo trúng tuyển về?”.

Bên cạnh đó, có nhiều thí sinh nhầm lẫn rằng nếu rớt đại học thì hồ sơ của mình sẽ được chuyển xuống hệ Cao đẳng của Trường nên sẽ “bao đậu”. Theo ông Sơn, những hiểu lầm này khá nguy hiểm, thí sinh cần chủ động liên hệ và nộp hồ sơ vào trường Cao đẳng phù hợp với số điểm của mình và theo nguyện vọng.

Thí sinh cũng nên tham khảo điểm chuẩn năm học trước của các ngành để lựa chọn nguyện vọng phù hợp, tránh “rớt” một cách oan uổng.

Chung phản ánh, ông Nguyễn Hữu Tài, Trưởng phòng Khảo thí - Công nghệ thông tin tỉnh Tây Ninh, cho hay, nhiều thí sinh chủ quan, nhầm lẫn dẫn đến sai sót đáng tiếc.

“Rất nhiều thí sinh đang nhầm lẫn giữa điểm đăng kí xét tuyển hồ sơ mà các trường công bố với điểm chuẩn. Có em nhìn điểm đăng kí trường công bố tưởng mình đã đậu, vậy là vô tư đăng ký nguyện vọng. Nhiều thí sinh chủ quan tưởng mình điều chỉnh nguyện vọng một lần bằng phiếu và một lần trực tuyến, nhưng thực chất các em chỉ được điều chỉnh một lần duy nhất”, ông Tài thông tin.

Ngoài ra, một số em tự ý điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến tại nhà, thao tác sai dẫn đến thiếu nguyện vọng hoặc thứ tự nguyện vọng không như ý muốn. Ông Tài cho biết, đã có trường hợp khiếu nại, nhờ giúp đỡ nhưng nguyên tắc các em không được quyền sửa chữa.

Ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - nhấn mạnh, thí sinh chỉ thay đổi nguyện vọng bằng phiếu khi cần tăng nguyện vọng hoặc thay đổi chế độ ưu tiên. Các trường hợp còn lại đều thay đổi bằng phương thức trực tuyến.

Để tránh sai sót, Bộ khuyến cáo các thí sinh nên đến trường đăng kí nộp hồ sơ để thực hiện thay đổi dưới sự hướng dẫn của cán bộ phụ trách. Bộ GDĐT đã chỉ đạo các Sở GDĐT các địa phương mở máy tính có kết nối mạng ở trường phổ thông và bố trí cán bộ hướng dẫn cho thí sinh.

Theo quy chế thi THPT Quốc gia 2017, từ ngày 15-23.7 thí sinh bắt đầu thực hiện điều chỉnh nguyện vọng nếu có thay đổi so với nguyện vọng đã đăng ký trước đó khi đăng ký dự thi.

Mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển 1 lần trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng 1 trong 2 phương thức: Điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến hoặc điều chỉnh bằng Phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Thí sinh sẽ chỉ phải nộp lệ phí nếu thêm số nguyện vọng.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Thí sinh “khóc ròng” vì điều chỉnh sai nguyện vọng

Huyên Nguyễn |

Nhiều thí sinh hiện đang dằn vặt bản thân khi lỡ thao tác nhầm dẫn đến điều chỉnh sai nguyện vọng.

Làm thế nào để người lớn bớt ngại học?

Thảo Anh |

Rào cản tâm lý ngại học do một thời gian dài mưu sinh khiến nhiều người lớn cho rằng học tập là phù phiếm, điều kiện học tập của người lớn khá khó khăn. Đặc biệt người cao tuổi tự ti, ngại khó, ỷ lại tuổi tác và kinh nghiệm để biện minh cho sự ngại học. Bên cạnh đó, việc học của người lớn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của cơ quan hoạch định chính sách.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Thí sinh “khóc ròng” vì điều chỉnh sai nguyện vọng

Huyên Nguyễn |

Nhiều thí sinh hiện đang dằn vặt bản thân khi lỡ thao tác nhầm dẫn đến điều chỉnh sai nguyện vọng.

Làm thế nào để người lớn bớt ngại học?

Thảo Anh |

Rào cản tâm lý ngại học do một thời gian dài mưu sinh khiến nhiều người lớn cho rằng học tập là phù phiếm, điều kiện học tập của người lớn khá khó khăn. Đặc biệt người cao tuổi tự ti, ngại khó, ỷ lại tuổi tác và kinh nghiệm để biện minh cho sự ngại học. Bên cạnh đó, việc học của người lớn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của cơ quan hoạch định chính sách.