Nam sinh khiếm thị được tuyển thẳng Đại học: Nhờ mẹ lấy gọng kẽm để tưởng tượng bài giảng của thầy

HUYÊN LINH |

Không thể nhìn thấy hình học trên bảng, Nguyễn Huỳnh Long đã nhờ mẹ lấy gọng kẽm để mô phỏng lại, rồi từ đó lần mò, tưởng tượng ra bài giảng của thầy. Nỗ lực vượt qua khó khăn đã giúp nam sinh khiếm thị được tuyển thẳng vào Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

Nỗ lực đi học trở lại

Cuối năm lớp 10, một tai nạn giao thông đã “cướp đi” đôi mắt sáng của Nguyễn Huỳnh Long (SN 2001, huyện Bình Chánh, TPHCM). Em bị mù vĩnh viễn.

Vốn được đánh giá là một học sinh năng động, thông minh và thành tích học tập tốt, đỗ lớp 10 chuyên của trường THPT, thế nên, biến cố trên khiến cho Long vô cùng sốc.

“Lúc đó, em bị sốc lắm! Có khoảng thời gian, em bị mất ngủ, suy nghĩ xem cuộc sống sau này thế nào. Ba mẹ em cũng lớn tuổi. Trong quá trình đó, em nghĩ rồi đây mình sẽ phải sống như thế nào, nên phải quyết tâm đi học để kiếm một công việc. Bây giờ như thế rồi thì kiếm việc tay chân là không thể, nên phải kiếm việc bằng đầu óc. Em cứ nghĩ vậy thôi”, Long tâm sự.

Sau gần 3 năm ở nhà, Long trăn trở làm sao để không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Với sự quan tâm của gia đình, lời động viên từ mọi người xung quanh, Long đã quyết định đi học chữ nổi, học tin học để có thể tiếp tục con đường đèn sách. Sau đó, nam sinh quay lại để tiếp tục hoàn thành chương trình THPT, dù gặp nhiều khó khăn hơn các bạn cùng trang lứa.

“Đi học lại khác nhiều lắm. Em không nhìn được bảng, nên về phải tự nghiên cứu thêm, tự học ở nhà. Nỗ lực lắm, thế nên mấy môn dùng hình ảnh nhiều như Toán, Sinh, Lý thì em vẫn học được bình thường. Em nghiên cứu rồi có vấn đề gì hỏi thầy, hỏi bạn. Cuối năm lớp 12, thi môn Sinh học, đề làm chung với các bạn mà em vẫn đạt điểm cao nhất lớp”, Long lạc quan kể.

Sinh viên Nguyễn Huỳnh Long và nỗ lực sau tai nạn, bị mù hoàn toàn. Ảnh: Phạm Nguyễn
Sinh viên Nguyễn Huỳnh Long và nỗ lực sau tai nạn, bị mù hoàn toàn. Ảnh: Phạm Nguyễn

Không ngại khó, ngại khổ, Long luôn cố gắng và liên tiếp trở thành học sinh giỏi của lớp 11 và 12. Thậm chí, kết quả học tập của cậu còn cao hơn giai đoạn chưa bị tai nạn. Kỳ thi vừa qua, Long đạt được kết quả cao đầu vào Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

Chia sẻ về nghị lực của con, bà Huỳnh Thị Thanh Nhạn – mẹ Long cho hay, rơi vào hoàn cảnh tai ương, gia đình cũng tìm mọi cách để chữa trị, đồng hành cùng con.

“Có những môn hình học không gian rất khó, nó về nói mẹ lấy gọng kẽm, mấy hình Parabol, mẹ uốn gọng kẽm như vậy con sẽ biết. Nó học ngày học đêm. Có ngày chỉ ngủ vài tiếng đồng hồ.

Bài nào không làm được thì sẽ cố gắng, ngủ chút rồi dậy học tiếp. Long tâm niệm, mình không thấy đường thì phải cố gắng nhiều hơn các bạn khác. Các bạn cố gắng 1 thì mình phải cố lên 10 lần”, bà Nhạn lau nước mắt tâm sự về hoàn cảnh của con.

Nguyễn Huỳnh Long chia sẻ về nỗ lực của bản thân. VIDEO: Huyên Nguyễn - Khánh Linh

Mong giúp được những hoàn cảnh như mình

Theo chia sẻ của Long, để bản thân có thể trở lại hòa nhập với cuộc sống và học tập hiện tại, nếu chỉ nhờ nỗ lực cá nhân thôi là chưa đủ. Long cho biết, gia đình, thầy cô, bạn bè chính là nơi tiếp sức cho cậu nhiều nhất.

Trong cuộc trò chuyện, khuôn miệng và ánh mắt của Long vẫn luôn tràn đầy sự tự tin và lạc quan. Cậu sinh viên cho biết, ước mơ của bản thân là cố gắng học tập thật tốt để trở thành nhà tâm lý học, nhà toán học và giỏi Tiếng Anh trong tương lai.

“Em muốn truyền năng lượng cho các bạn có thêm điều kiện vượt qua khó khăn, chiến thắng số phận”, Long nói.

Dù đang theo học ngành Tâm lý học tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM, nhưng Huỳnh Long cho biết, sở thích thật sự của mình là môn Toán, đặc biệt là về hình học không gian.

Cậu cho biết, việc không thể nhìn thấy ánh sáng đôi khi lại còn là điều kiện giúp cậu tư duy về hình học tốt hơn, vì thế, cậu đang ấp ủ khả năng tiếp tục học văn bằng 2 về Toán để theo đuổi sở thích của mình.

HUYÊN LINH
TIN LIÊN QUAN

Ra đời ứng dụng thông minh VnBEyes hỗ trợ người khiếm thị

HUYÊN NGUYỄN |

Sản phẩm Đôi mắt sáng Việt Nam -  VnBEyes là một ứng dụng di động hỗ trợ người khiếm thị chủ động tiếp cận thông tin trực tuyến và tài liệu in với các công nghệ AI mới nhất.

Phụ nữ khiếm thị tự tin tỏa sáng sân khấu cuộc thi "Tài sắc thanh xuân"

MINH HÀ - TƯỜNG VÂN |

Cuộc thi "Tài sắc thanh xuân" là chương trình đặc biệt dành riêng cho người phụ nữ khiếm thị, lần đầu được tổ chức tại Hà Nội. Chương trình được hội người mù phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Thanh Xuân tổ chức. Những phần thi, màn trình diễn sôi động, đa dạng của các thí sinh là câu chuyện cụ thể về nỗ lực, quyết tâm vượt qua giới hạn bản thân của những người khiếm thị.

Ông bố đơn thân vượt hơn 70km đưa con khiếm thị tới trường khai giảng

Minh Ánh - Phong Linh |

Thương con và mong muốn cho con được học tập trong môi trường hoà nhập, nên dù nhà xa, hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Nguyễn Văn Chất (Ba Vì, Hà Nội) vẫn luôn cố gắng để con được theo học tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu.

Báo nước ngoài gợi ý 10 điểm du lịch tuyệt nhất Việt Nam ngoài Hà Nội

Mộc Anh |

"Việt Nam còn nhiều điều thú vị hơn thủ đô Hà Nội để khách du lịch tò mò, trải nghiệm những điều bất ngờ của phương Đông" - Chuyên trang du lịch The Travel chia sẻ.

Hà Nội: Nguyên nhân đường trăm tỉ thông xe nhưng vẫn tối om

HỮU CHÁNH - HOA LỆ |

Hệ thống chiếu sáng ở đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài khi trời tối chỉ được bật rải rác khiến người dân di chuyển gặp nhiều khó khăn.

Đại tá Trần Văn Toản làm Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an

DUY TUẤN |

Đại tá Trần Văn Toản, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, được điều động đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an.

Công an làm việc với một bị hại liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 20.3, Công an TP Hồ Chí Minh đã mời bà Đinh Thị Lan (sinh năm 1976, ngụ quận Gò Vấp) liên quan vụ án bà Nguyễn Phương Hằng (sinh năm 1971, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương).

Hòa Bình: Tai nạn lao động tại mỏ đá, 1 công nhân tử vong

Minh Chuyên |

Một vụ tai nạn lao động vừa xảy ra tại mỏ đá trên địa bàn huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, khiến 1 công nhân tử vong.

Ra đời ứng dụng thông minh VnBEyes hỗ trợ người khiếm thị

HUYÊN NGUYỄN |

Sản phẩm Đôi mắt sáng Việt Nam -  VnBEyes là một ứng dụng di động hỗ trợ người khiếm thị chủ động tiếp cận thông tin trực tuyến và tài liệu in với các công nghệ AI mới nhất.

Phụ nữ khiếm thị tự tin tỏa sáng sân khấu cuộc thi "Tài sắc thanh xuân"

MINH HÀ - TƯỜNG VÂN |

Cuộc thi "Tài sắc thanh xuân" là chương trình đặc biệt dành riêng cho người phụ nữ khiếm thị, lần đầu được tổ chức tại Hà Nội. Chương trình được hội người mù phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Thanh Xuân tổ chức. Những phần thi, màn trình diễn sôi động, đa dạng của các thí sinh là câu chuyện cụ thể về nỗ lực, quyết tâm vượt qua giới hạn bản thân của những người khiếm thị.

Ông bố đơn thân vượt hơn 70km đưa con khiếm thị tới trường khai giảng

Minh Ánh - Phong Linh |

Thương con và mong muốn cho con được học tập trong môi trường hoà nhập, nên dù nhà xa, hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Nguyễn Văn Chất (Ba Vì, Hà Nội) vẫn luôn cố gắng để con được theo học tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu.