Năm học mới 2019 - 2020: Chuẩn bị để đổi mới toàn diện giáo dục

ĐẶNG CHUNG |

Ngày 5.9, hàng triệu học sinh, sinh viên trên cả nước sẽ hân hoan dự lễ khai giảng, chính thức bước vào năm học mới 2019 - 2020. Đây là năm học được xem là bản lề để ngành giáo dục thực hiện những giải pháp mang tính đột phá, thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Đặc biệt năm học này được đánh giá là bước chạy đà quan trọng để triển khai chương trình, sách giáo khoa mới sẽ áp dụng từ năm học 2020 - 2021.

9 nhiệm vụ và 5 giải giáp

Năm 2019, Chính phủ xác định là năm bứt phá để phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2016 - 2020. Chính phủ thống nhất phương châm của năm 2019 là: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”. Để thực hiện được điều này, tất cả các ngành phải chuyển động, trong đó giáo dục phải đi đầu, tạo ra những đột phá.

Trước khi bước vào năm học mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ vừa ký ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 - 2020 của ngành giáo dục. Chỉ thị nêu rõ 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản cần thực hiện trong năm học mới.

Theo đó, 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu gồm: Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Nâng cao chất lượng giáo dục, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, bảo đảm an toàn trường học; nâng cao hiệu quả giáo dục dân tộc.

Ngoài ra cần nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. Đẩy mạnh phân cấp và thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục. Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo. Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Để thực hiện những nhiệm vụ này, ngành giáo dục đưa ra 5 nhóm giải pháp cơ bản. Trong đó có việc hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính về giáo dục và đào tạo. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, tăng cường công tác khảo thí và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục. Và cuối cùng đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo để có sự đồng hành của người dân và toàn xã hội.

Lễ khai giảng của thầy trò trường Lương Thế Vinh (Hà Nội). Ảnh: HẢI NGUYỄN
Lễ khai giảng của thầy trò trường Lương Thế Vinh (Hà Nội). Ảnh: HẢI NGUYỄN

“Chạy đà” để triển khai chương trình, sách giáo khoa mới

Thời gian qua, ngành giáo dục đã có bước “chạy đà” quan trọng để chuẩn bị thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp cho năm học mới. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ, chính sách để kịp triển khai chương trình và sách giáo khoa mới, bắt đầu từ năm học 2020 - 2021 với lớp 1.

Theo ông Thái Văn Tài - quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT) - trong tháng 9.2019, Bộ GDĐT sẽ tiến hành thẩm định sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Dự kiến vào tháng 10 tới sẽ công bố kết quả thẩm định. Từ đó sẽ có hướng dẫn để các UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định sách giáo khoa của tỉnh, quyết định sử dụng sách giáo khoa cho phù hợp với điều kiện địa phương.

Tuy nhiên, một trong những nỗi lo khi năm học mới cận kề là tình trạng quá tải trường lớp vẫn diễn ra, đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM. Những lớp học có sĩ số lên tới 50 - 60/lớp, khiến cô quản trò đã khổ, chưa nói đến dạy dỗ.

Bộ GDĐT đã tham mưu với Chính phủ chỉ đạo các địa phương tận dụng tối đa và dành các cơ sở vật chất hiện có để ưu tiên đủ lớp học. Ngoài ra, yêu cầu các tập đoàn kinh tế, khu công nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ trường lớp để đáp ứng nhu cầu học tập của con em công nhân. Bộ cũng yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền việc phân tuyến tuyển sinh để khắc phục bước đầu áp lực sĩ số.

Thay đổi để được hạnh phúc

Một trong những điểm mới, cũng là nhiệm vụ quan trọng mà ngành giáo dục sẽ thực hiện trong năm học mới là việc giảm áp lực cho giáo viên, thông qua giảm các cuộc thi nhà giáo, công việc hành chính, giấy tờ sổ sách. Việc này sẽ được thực hiện song song với công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục.

Theo Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, việc triển khai chương trình và sách giáo khoa mới, chú trọng phát triển năng lực của học sinh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước là nhiệm vụ quan trọng. Nhưng thành bại của chương trình giáo dục phổ thông mới phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhà giáo. Luật Giáo dục sửa đổi vừa ban hành, các giáo viên sẽ tự chủ hơn trong lựa chọn chương trình.

Để thực hiện điều này, Bộ GDĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phối hợp với tổ chức phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”, với những nguyên tắc trong ứng xử: Yêu thương, tôn trọng và chia sẻ. Năm học 2019 - 2020 sẽ được coi là năm học để toàn ngành thay đổi, từ cán bộ quản lý đến giáo viên, để hướng đến xây dựng những trường học hạnh phúc - nơi học sinh được yêu thương, tôn trọng, giáo viên được sáng tạo và sẻ chia.

ĐẶNG CHUNG
TIN LIÊN QUAN

Rốt ráo tập huấn cho những người thẩm định sách giáo khoa mới

Đặng Chung |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, việc lựa chọn được những bộ sách giáo khoa tốt nhất cho chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ phụ thuộc vào chất lượng của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.

Chi tiết lộ trình thực hiện chương trình giáo dục, sách giáo khoa mới

Đặng Chung |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

Chuẩn bị phương án tổ chức kỳ thi THPT 2019 và áp dụng chương trình sách giáo khoa mới

HUYÊN NGUYỄN |

Tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 3.11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin, Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo về thời điểm áp dụng chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới và phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Rốt ráo tập huấn cho những người thẩm định sách giáo khoa mới

Đặng Chung |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, việc lựa chọn được những bộ sách giáo khoa tốt nhất cho chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ phụ thuộc vào chất lượng của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.

Chi tiết lộ trình thực hiện chương trình giáo dục, sách giáo khoa mới

Đặng Chung |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

Chuẩn bị phương án tổ chức kỳ thi THPT 2019 và áp dụng chương trình sách giáo khoa mới

HUYÊN NGUYỄN |

Tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 3.11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin, Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo về thời điểm áp dụng chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới và phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.