Luận án tiến sĩ về áo ngực: Trái ngọt sau 5 năm tập trung nghiên cứu

Trang Hà |

Để nhận về 7/7 phiếu tán thành cho luận án tiến sĩ "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực", nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung đã làm việc cật lực trong 5 năm.

"Nhiều lần muốn bỏ cuộc..."

Thời gian qua, luận án tiến sĩ có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" của nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.

Bên cạnh sự đồng tình, ủng hộ với tính thiết thực của luận án, cũng có người hoài nghi về tính cấp thiết cũng như ứng dụng của đề tài.

Chia sẻ trong lễ bảo vệ luận án tiến sĩ, nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung cho biết, những ngày đầu thực hiện đề tài này vô cùng khó khăn, có nhiều lần muốn bỏ cuộc vì dữ liệu rất lớn và yêu cầu rất cao.

"Nhưng sau đó, thầy trò quyết tâm làm theo hướng này vì tính ứng dụng rất lớn. Chúng ta không thể cứ đi mượn mãi những chiếc áo ngực có số đo của người nước ngoài vào người Việt" - nghiên cứu sinh Nhung chia sẻ.

Giải thích lý do lựa chọn lứa tuổi từ 18 đến 25 để thử nghiệm, nghiên cứu sinh cho hay, đây là nhóm đối tượng đã trưởng thành, ngực phát triển đầy đủ, chưa bị biến đổi nhiều về hình dạng ngực như nhóm phụ nữ đã mang thai và cho con bú. Điều này sẽ đem lại những số đo chuẩn nhất.

Nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
Nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về áo ngực.

Giảng viên hướng dẫn chính là "chuột bạch"

Người đầu tiên cởi áo cho nghiên cứu sinh quét 3D chính là PGS.TS Nguyễn Nhật Trinh - người hướng dẫn khoa học luận án. Theo PGS Trinh, giá trị khoa học và giá trị thực tiễn đã được trình bày rõ trong nội dung luận án.

"Dễ hiểu nhất là nếu không mặc đúng áo ngực thì sinh bệnh, giảm vẻ đẹp của tạo hóa và sẽ thiếu tự tin trong giao tiếp công việc.

Đặc biệt, có một kết quả nghiên cứu nữa chưa công bố nhưng rất nhân văn là khi người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, nếu dùng không đúng áo ngực, tức là không tiện nghi thì sau 1-3 tháng sẽ bị mất dòng sữa nuôi con của mình. Nếu dùng áo phù hợp thì dòng sữa mẹ có thể kéo dài 1-2 năm" - PGS Trinh cho biết.

Người thứ hai gắn cảm biến đầy người trong phòng tối chính là PGS.TS Nguyễn Thị Lệ - giảng viên hướng dẫn nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung thực hiện đề tài.

"Tôi làm chuột bạch cho đến khi nào nó tốt, ổn định thì mới đến đối tượng đo thật sự. Sau đó, đã có rất nhiều ngày phòng thí nghiệm C10 phải "đóng kín cửa cài trong" để có thể đo các bạn nữ sinh cài đầy cảm biến từ sáng đến tối.

Làm thế nào để gần 500 nữ sinh bằng lòng cởi áo cho mình quét ngực trần trong một điều kiện kinh phí mà nghiên cứu sinh phải tự chủ, tự nghiên cứu chế tạo hai hệ thống đo (hệ thống đo áp lực và hệ thống scan 3D) là vô cùng khó khăn" - PGS Lệ nói.

Đặc biệt, để áp dụng được cách xử lý những dữ liệu hiện đại, cả giảng viên hướng dẫn và nghiên cứu sinh đã phải làm việc vất vả gần 2 năm, từ xử lý dữ liệu, sau đó test kết quả gửi đi hội nghị, phản biện và chỉnh sửa, cuối cùng mới được đăng bài báo quốc tế đầu tiên.

"Thực ra, chúng tôi đã sớm lường được kết quả của ngày hôm nay, đề tài được coi là "không bình thường" ở Việt Nam" - PGS Lệ nói.

Giảng viên hướng dẫn này cũng cho hay, dữ liệu nhân trắc và dữ liệu về áp lực của nghiên cứu sinh Nhung là không dễ gì mà có được. Để đánh giá độ tiện nghi, những bạn sinh viên phải ngồi trong phòng thí nghiệm từ sáng đến chiều, mất 8 tiếng và đánh giá trong 6 thời điểm, chưa nói đến đo áp lực vì đo áp lực phải đo riêng.

"Đến giờ phút này, cả thầy và trò đã rất cố gắng, kết quả luận án tiến sĩ nhận được 7/7 phiếu tán thành không phải chỉ "trái ngọt" trong 3 năm nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung tập trung nghiên cứu, mà nghiên cứu sinh này đã làm cật lực cả 2 năm trước đó" - PGS Lệ nói.

Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Luận án tiến sĩ về áo ngực ở Đại học Bách Khoa Hà Nội được bảo vệ thành công

Trang Hà |

Nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực".

Luận án tiến sĩ về áo ngực rất thiết thực, không có gì bất thường

Trang Hà |

Luận án tiến sĩ có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" của một nghiên cứu sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.

Viện trưởng Dệt may: Luận án tiến sĩ nghiên cứu áo ngực có giá trị khoa học và thực tiễn

Trang Hà |

Đó là khẳng định của PGS.TS Phan Thanh Thảo - Viện trưởng Viện Dệt may - Da giầy và thời trang, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội về luận án tiến sĩ có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực".

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Luận án tiến sĩ về áo ngực ở Đại học Bách Khoa Hà Nội được bảo vệ thành công

Trang Hà |

Nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực".

Luận án tiến sĩ về áo ngực rất thiết thực, không có gì bất thường

Trang Hà |

Luận án tiến sĩ có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" của một nghiên cứu sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.

Viện trưởng Dệt may: Luận án tiến sĩ nghiên cứu áo ngực có giá trị khoa học và thực tiễn

Trang Hà |

Đó là khẳng định của PGS.TS Phan Thanh Thảo - Viện trưởng Viện Dệt may - Da giầy và thời trang, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội về luận án tiến sĩ có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực".