Viện trưởng Dệt may: Luận án tiến sĩ nghiên cứu áo ngực có giá trị khoa học và thực tiễn

Trang Hà |

Đó là khẳng định của PGS.TS Phan Thanh Thảo - Viện trưởng Viện Dệt may - Da giầy và thời trang, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội về luận án tiến sĩ có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực".

Đề tài có tính cấp thiết rất lớn

Được biết, người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Nguyễn Nhật Trinh và PGS.TS Nguyễn Thị Lệ. Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ dự kiến tổ chức vào ngày 12.10.2022 tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Tên đề tài nghiên cứu này đang nhận được sự quan tâm của dư luận, nhiều người hoài nghi về tính cấp thiết cũng như tính ứng dụng của đề tài.

Luận án tiến sĩ ở Trường Đại học Bách Khoa về áo ngực. Ảnh: CMH
Luận án tiến sĩ ở Trường Đại học Bách Khoa về áo ngực. Ảnh: CMH

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Phan Thanh Thảo - Viện trưởng Viện Dệt may - Da giầy và thời trang, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, nhà trường đã biết thông luận án nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau. PGS Thanh Thảo khẳng định, đây là đề tài chuyên ngành về công nghệ dệt, may có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn.

"Đề tài có tính cấp thiết rất lớn vì áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực nữ có vai trò đặc biệt quan trọng với cảm nhận và ảnh hưởng tới sức khỏe của người mặc. Áo ngực có thể làm cho người mặc cảm thấy khó chịu, hạn chế lưu thông máu, đau nhức, tổn thương trên da… nếu giá trị áp lực của áo ngực lên cơ thể trong thời gian dài và lớn hơn mức chịu đựng của con người" - PGS Thanh Thảo chia sẻ.

Vị này cũng cho biết, hiện nay trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã được công bố về đo lường các kích thước ngực, phân loại ngực nữ; xây dựng hệ thống cỡ số áo ngực, đo lường áp lực của áo ngực, ảnh hưởng của các loại vật liệu, cấu trúc thiết kế của áo ngực tới áp lực và độ vừa vặn, độ tiện nghi của áo ngực nữ đã được thực hiện trên các nhóm phụ nữ ở lứa tuổi khác nhau ở các nước như Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…

Với nội dung nghiên cứu của luận án này, nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung cũng đã có 8 công trình nghiên cứu được công khai trong nước và quốc tế. Trong đó có một bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, 3 bài báo khoa học công bố (Scopus, Springer); 4 bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học và công nghệ trong nước (có phản biện và được tính điểm của Hội đồng học hàm giáo sư nhà nước) và 1 giải thưởng Khoa học công nghệ đo lường Việt nam 2020.

Trong đó nội dung của các bài báo đều phản ánh kết quả của luận án. Vấn đề nghiên cứu này còn rất mới, hoàn toàn phù hợp và rất cần thiết nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học để cải thiện độ tiện nghi áp lực của áo ngực nữ cho người mặc trong quá trình thiết kế và sản xuất áo ngực.

Nghiên cứu về áo ngực thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu

PGS.TS Phan Thanh Thảo - Viện trưởng Viện Dệt may - Da giầy và thời trang, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, nghiên cứu về áo ngực và phần ngực phụ nữ là vấn đề có tính thời sự và thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong 15 năm qua, ở nhiều quốc gia trên thế giới với các từ khóa nổi bật như: “bra - áo ngực”, “ breast- bầu ngực”, “pressure comfort - độ tiện nghi áp lực… thường được sử dụng.

Trong các luận văn, luận án, bài báo khoa học nghiên cứu về áo ngực, áo ngực thể thao có hàng trăm công trình nghiên cứu. Trong nội dung luận án nghiên cứu sinh đã phân tích tổng hợp 132 công trình nghiên cứu và các công trình đều được trích dẫn trong phần tài liệu tham khảo của luận án.

PGS.TS Phan Thanh Thảo cũng cho biết thêm, một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước có liên quan đến áo ngực, áp lực đều được công bố trên các tạp chí uy tín trong nước như: Tác giả Nguyễn Quốc Toản và cộng sự đã thiết kế thiết bị đo áp lực áo ngực sử dụng cảm biến áp khí với phạm vi đo 0 – 14,67 kPa. Thiết bị gồm 4 đầu đo được kết nối với máy tính. Phần mềm hiển thị kết quả đo dạng biểu đồ và dạng số.

Tác giả Trần Thị Minh Kiều và cộng sự đã khảo sát hình dạng bầu ngực của nữ sinh Bắc Việt Nam lứa tuổi 18-25 và sự phù hợp hình ảnh ngoại quan của một số dạng áo ngực với các dạng bầu ngực của nữ sinh Bắc Việt Nam. Nghiên cứu dựa trên đánh giá cảm nhận của người mặc và đánh giá chuyên gia về sự vừa vặn của cup áo ngực với các dạng bầu ngực…

Các nghiên cứu trên về đặc điểm nhân trắc và phân loại ngực nữ đã được thực hiện với nhiều lứa tuổi, phụ nữ ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ… dựa trên hình dạng hoặc một vài thông số kích thước ngực.

"Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về đặc điểm nhân trắc cơ thể người và xây dựng hệ thống cỡ số cho các đối tượng khác nhau đã được thực hiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu về đặc điểm nhân trắc ngực, phân nhóm ngực nữ sinh Bắc Việt Nam vẫn chưa được thực hiện đầy đủ và chi tiết.

Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam đến áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực là cần thiết nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học để cải thiện độ tiện nghi áp lực của áo ngực trong quá trình thiết kế, sản xuất và lực chọn áo ngực phù hợp, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, và tổn thương cho người mặc" - PGS.TS Phan Thanh Thảo khẳng định.

Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Cập nhật danh sách 113 trường đại học xét tuyển bổ sung năm 2022

Trang Hà |

Báo Lao Động cập nhật danh sách các trường đại học thông báo xét tuyển bổ sung năm 2022, tính đến ngày 4.10, giúp quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo dõi.

Tranh luận về luận án tiến sĩ nghiên cứu áo ngực ở Đại học Bách khoa Hà Nội

Trang Hà |

Luận án tiến sĩ ngành Công nghệ dệt, may có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" của một nghiên cứu sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đang khiến nhiều người tranh luận.

Sinh viên tìm mọi cách vẫn không thuê được phòng trọ

Phùng Nhung |

Hiện nhiều khu nhà trọ quanh các trường đại học lớn đang "cháy" phòng khiến nhiều sinh viên rơi vào cảnh không có chỗ ở, thậm chí ký túc xá cũng hết suất.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Cập nhật danh sách 113 trường đại học xét tuyển bổ sung năm 2022

Trang Hà |

Báo Lao Động cập nhật danh sách các trường đại học thông báo xét tuyển bổ sung năm 2022, tính đến ngày 4.10, giúp quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo dõi.

Tranh luận về luận án tiến sĩ nghiên cứu áo ngực ở Đại học Bách khoa Hà Nội

Trang Hà |

Luận án tiến sĩ ngành Công nghệ dệt, may có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" của một nghiên cứu sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đang khiến nhiều người tranh luận.

Sinh viên tìm mọi cách vẫn không thuê được phòng trọ

Phùng Nhung |

Hiện nhiều khu nhà trọ quanh các trường đại học lớn đang "cháy" phòng khiến nhiều sinh viên rơi vào cảnh không có chỗ ở, thậm chí ký túc xá cũng hết suất.