Hơn 160 giáo viên ở Kon Tum xin nghỉ việc

THANH TUẤN |

Trong thời gian ngắn, có hơn 160 giáo viên đang công tác ở tỉnh Kon Tum xin nghỉ việc với nhiều lý do khác nhau. Đặc biệt là các giáo viên ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, nhiều năm “cắm bản” dạy học sinh.

Ngày 31.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Kon Tum cho biết, đơn vị tiếp tục động viên tinh thần, tư tưởng, quan tâm đời sống giáo viên, đặc biệt giáo viên nơi vùng khó khăn, để hạn chế, ngăn dòng giáo viên xin nghỉ việc.

Qua thống kê, từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh Kon Tum có 161 giáo viên nghỉ việc. Trong đó, 94 giáo viên thuộc biên chế các đơn vị sự nghiệp và công lập, 67 giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

Cụ thể, thành phố Kon Tum có 40 giáo viên nghỉ việc và các huyện: Đăk Hà 38 giáo viên, Đăk Tô 2 giáo viên, Tu Mơ Rông 14 giáo viên, Ngọc Hồi 9 giáo viên, Đăk Glei 13 giáo viên, Kon Rẫy 9 giáo viên, Kon Plông 15 giáo viên, Sa Thầy 9 giáo viên, huyện Ia H’Drai 1 giáo viên…

Ông Nguyễn Minh Cường – Trưởng phòng GDĐT huyện Kon Plông cho biết, sau khi tiếp nhận đơn xin nghỉ việc, đơn vị đã đồng ý cho thôi việc hơn 10 giáo viên. Trong bối cảnh thiếu giáo viên đứng lớp, việc cho thôi việc cùng lúc 10 giáo viên là số lượng tương đối lớn đối với ngành giáo dục huyện.

Thực tế, sau khi xã đạt chuẩn Nông thôn mới, các giáo viên vùng sâu vùng xa tại các huyện bị ngắt chế độ trợ cấp xăng xe, sinh hoạt, giảm 1/2 lương. Mức lương thấp, không đủ lo toan các chi phí sinh hoạt cho gia đình, trong khi hàng ngày đứng lớp nơi xa xôi, điều kiện ăn ở, đi lại thiếu thốn, các giáo viên buộc lòng phải nghỉ việc.

Theo Sở GDĐT tỉnh Kon Tum, trong đơn xin nghỉ việc, các giáo viên nêu lý do sức khỏe không đảm bảo để tiếp tục công tác, về quê sinh sống, theo vợ hoặc chồng công tác ở tỉnh khác. Nhiều giáo viên mầm non ngoài công lập nghỉ việc do thu nhập thấp, công việc không ổn định trong thời gian bị ảnh hưởng dịch COVID-19.

Thời gian đến, Sở GDĐT kiến nghị Bộ nâng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, nâng cao thu nhập để nhà giáo có cuộc sống ổn định, yên tâm công tác, nhất là các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa.

Kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên, nhất là giáo viên mầm non và tiểu học. Cần thiết nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi đối với giáo viên nữ và khi đủ 60 tuổi với giáo viên nam. 

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Chế độ đãi ngộ tốt, giáo viên sẽ có nhiều động lực phấn đấu

Vân Trang |

Xoay quanh vấn đề tuổi nghỉ hưu của giáo viên, có ý kiến cho rằng, nếu lương cao sẽ giữ chân được giáo viên. Đây là động lực để thầy cô phấn đấu, gắn bó với nghề.

Cấp lương cho giáo viên, hỗ trợ bán trú sẽ ngăn học sinh miền núi bỏ học

THANH TUẤN |

Hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum hiện đang thiếu chỉ tiêu hàng nghìn giáo viên đứng lớp. Nhiều giáo viên “cắm bản” vùng sâu, vùng xa xin nghỉ việc do chế độ hỗ trợ thấp, học sinh bị ngắt chế độ bán trú cũng khó khăn trong việc đến trường. Ngành giáo dục 2 tỉnh phía bắc Tây Nguyên đề xuất chế độ hỗ trợ, mở lại bán trú, nội trú để nâng cao chất lượng dạy và học.

Sáp nhập trường lớp để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngành giáo dục tỉnh Gia Lai đang thiếu nhiều chỉ tiêu giáo viên đứng lớp, vì vậy sẽ sáp nhập các trường lớp trên địa bàn, điều chuyển giáo viên từ thành phố xuống huyện hỗ trợ dạy học cho học sinh các cấp.

Nguyên nhân cây cầu vượt hồ đầu tiên ở Hà Nội vắng người qua lại

PHƯƠNG ANH |

Dù đã gần 8 tháng được chính thức đưa vào hoạt động, nhưng cầu vòm thép Linh Đàm vẫn "vô hình" trong mắt người dân.

Thành Thắng Group: Từ lâu đài nghìn tỉ đến khách sạn không phép ở Ninh Bình

Quang Dân |

Đại gia Đỗ Văn Tiến (SN 1964) - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư Thành Thắng Group - là chủ của lâu đài Thành Thắng, được mệnh danh là công trình nhà ở cao nhất Đông Nam Á. Tập đoàn Thành Thắng cũng là đơn vị xây dựng khách sạn cao cấp 3 sao khi chưa được cấp phép, được Sở Xây dựng Ninh Bình hợp thức hóa cho sai phạm mà Lao Động đã đề cập mới đây.

Công viên rộng hơn 6.000m2 giữa Hà Nội nhếch nhác, hoang tàn

Minh Ánh - Hà Chi |

Sau hơn 20 năm đi vào hoạt động, công viên Bắc Linh Đàm (KĐT Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội) xuống cấp trầm trọng. Tháng 4.2022, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai cho biết, địa phương sẽ tập trung nguồn lực để cải tạo, đầu tư cho dự án này. Tuy nhiên, dù đã hết quý I năm 2023, nhưng việc tu bổ và cải tạo công viên vẫn chưa hề được triển khai.

Gắn biển tuyến phố Đào Hinh: "Gia đình, dòng tộc rất biết ơn và tự hào"

Tô Thế - Việt Lâm |

Hà Nội - Danh nhân Đào Hinh là một cán bộ thời kỳ đầu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Con đường gắn tên ông tại quận Long Biên có độ dài 1.820m. Tại lễ gắn biển tên, gia đình của danh nhân Đào Hinh đã rất xúc động, tự hào.

Khánh Hòa công bố loạt quy hoạch, kêu gọi đầu tư tổng vốn 91.500 tỉ đồng

Hữu Long |

Sáng 2.4, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2023. Sự kiện có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Chế độ đãi ngộ tốt, giáo viên sẽ có nhiều động lực phấn đấu

Vân Trang |

Xoay quanh vấn đề tuổi nghỉ hưu của giáo viên, có ý kiến cho rằng, nếu lương cao sẽ giữ chân được giáo viên. Đây là động lực để thầy cô phấn đấu, gắn bó với nghề.

Cấp lương cho giáo viên, hỗ trợ bán trú sẽ ngăn học sinh miền núi bỏ học

THANH TUẤN |

Hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum hiện đang thiếu chỉ tiêu hàng nghìn giáo viên đứng lớp. Nhiều giáo viên “cắm bản” vùng sâu, vùng xa xin nghỉ việc do chế độ hỗ trợ thấp, học sinh bị ngắt chế độ bán trú cũng khó khăn trong việc đến trường. Ngành giáo dục 2 tỉnh phía bắc Tây Nguyên đề xuất chế độ hỗ trợ, mở lại bán trú, nội trú để nâng cao chất lượng dạy và học.

Sáp nhập trường lớp để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngành giáo dục tỉnh Gia Lai đang thiếu nhiều chỉ tiêu giáo viên đứng lớp, vì vậy sẽ sáp nhập các trường lớp trên địa bàn, điều chuyển giáo viên từ thành phố xuống huyện hỗ trợ dạy học cho học sinh các cấp.