Học phí đại học sẽ tăng theo giá, rút ngắn thời gian đào tạo xuống 3 năm

Đặng Chung |

Học phí ĐH được xác định theo giá, các ĐH được tự chủ mở ngành từ cử nhân đến tiến sĩ; rút ngắn thời gian học ĐH… là những nội dung quan trọng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH) được Bộ GDĐT trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xin ý kiến vào ngày 13.3.

Trường ĐH được tự quyết định mức học phí

Trong số 36/73 điều được đề xuất sửa đổi bổ sung của Luật GDĐH, một nội dung quan trọng là chuyển học phí của cơ sở GDĐH sang quy định về định giá dịch vụ đào tạo, phù hợp với Luật giá, Luật phí và Lệ phí.

Cơ sở GDĐH công lập sẽ được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của Chính phủ về giá dịch vụ đào tạo, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo. 

Ngoài được tự chủ trong việc xác định học phí, các cơ sở GDĐH còn được tự mở ngành đào tạo từ trình độ đại học đến tiến sĩ, khi đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng như được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH, có nghị quyết thông qua chủ trương mở ngành của hội đồng trường.

Ngoài ra, trong Dự thảo Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, tại Điều 6 quy định về hình thức giáo dục đại học vẫn bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để được cấp văn bằng giáo dục đại học gồm: Vừa làm vừa học; học từ xa. 

Trước đó, Bộ GDĐT có hướng đề xuất quy định hình thức đào tạo đại học là tập trung và không tập trung, để tiến tới thống nhất một loại văn bằng. Điều này vấp phải sự phản đối của dư luận, vì chất lượng đào tạo của hệ chính quy và tại chức ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng nhau để có thể cấp thống nhất một loại văn bằng.

Học đại học trong 3 năm

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH lần này được sửa đổi theo hướng: Đào tạo trình độ ĐH được thực hiện tương đương từ 3-5 năm học tập trung liên tục tùy theo ngành đào tạo đối với người đã tốt nghiệp THPT (quy định hiện hành là: Đào tạo trình độ ĐH được thực hiện từ 4-6 năm học tùy theo ngành nghề đào tạo).

Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết, nhiều ý kiến tán thành việc rút ngắn thời gian học và quy định thống nhất quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ, nhưng yêu cầu phải có sự thống nhất và tương thích với khung trình độ quốc gia.

Ngoài ra, nhiều ý kiến đề nghị cần xem xét có sự phân định giữa trình độ ĐH 3-4 năm với trình độ ĐH từ 5 năm trở lên theo hướng quy định người tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên nghiệp như bác sĩ, kỹ sư (học từ 5 năm trở lên)… được công nhận đạt trình độ tương đương thạc sĩ, phù hợp với quy định hiện nay trong khung trình độ quốc gia và cũng phù hợp với cách xử lý hiện nay trong giáo dục đại học trên thế giới. Về điều này, Chính phủ sẽ tiếp tục xem xét.

Theo kế hoạch, dự án luật sẽ trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 và tiếp tục trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV tới đây.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Không phân biệt bằng chính quy và tại chức: Lo vàng thau lẫn lộn

HUYÊN NGUYỄN |

Đánh giá về chất lượng đào tạo hệ chính quy và tại chức hiện nay đang chưa tương xứng về chất lượng, nhiều chuyên gia lo ngại quy định không phân biệt bằng chính quy và tại chức khiến “vàng thau lẫn lộn”.

Sinh viên được vào hội đồng trường, có quyền bầu hiệu trưởng

Đặng Chung |

Nên có sự tham gia của sinh viên và giảm số lượng thành viên bên ngoài trong thành phần hội đồng trường… là một trong những vấn đề làm “nóng” hội thảo góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học do Bộ GDĐT tổ chức vào 5.12 tại ĐH Quốc gia Hà Nội.

Thạc sĩ không viết được văn bản, trước hết là lỗi của hệ thống

Tường Minh |

Bộ GDĐT đang tổ chức lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi trước khi trình Chính phủ, trong đó có một nội dung quan trọng là sẽ không phân biệt bằng đại học chính quy hay tại chức.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Không phân biệt bằng chính quy và tại chức: Lo vàng thau lẫn lộn

HUYÊN NGUYỄN |

Đánh giá về chất lượng đào tạo hệ chính quy và tại chức hiện nay đang chưa tương xứng về chất lượng, nhiều chuyên gia lo ngại quy định không phân biệt bằng chính quy và tại chức khiến “vàng thau lẫn lộn”.

Sinh viên được vào hội đồng trường, có quyền bầu hiệu trưởng

Đặng Chung |

Nên có sự tham gia của sinh viên và giảm số lượng thành viên bên ngoài trong thành phần hội đồng trường… là một trong những vấn đề làm “nóng” hội thảo góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học do Bộ GDĐT tổ chức vào 5.12 tại ĐH Quốc gia Hà Nội.

Thạc sĩ không viết được văn bản, trước hết là lỗi của hệ thống

Tường Minh |

Bộ GDĐT đang tổ chức lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi trước khi trình Chính phủ, trong đó có một nội dung quan trọng là sẽ không phân biệt bằng đại học chính quy hay tại chức.