Hành trình 11 năm chèo ghe "bám lớp" của cô giáo người Mường

Thiều Trang |

Bỏ lại thanh xuân nơi đất liền phồn thịnh, cô giáo Đinh Thị Vân Anh (giáo viên Trường Tiểu học Thạnh An, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh) quyết tâm chèo ghe "bám lớp" nơi xã đảo xa xôi, làm tất cả vì tình yêu nghề, yêu trẻ.

Người "chèo đò" nơi đầu sóng

Nằm ở phía Đông và tách biệt hoàn toàn với vùng đất liền của TP.Hồ Chí Minh, xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ được xem là nơi khó khăn nhất của thành phố. Bởi, người dân nơi đây chủ yếu bám biển đánh bắt nhỏ lẻ và làm muối sinh sống qua ngày. Họ gặp khó khăn về kinh tế và luôn nghĩ đơn giản rằng: "Cho con đi học, về sau cũng chỉ đi cào, đi lưới".

Đó cũng chính là trở ngại lớn nhất của các thầy cô nơi đầu sóng - những người phải có lòng yêu nghề hơn cả mới có thể trụ lại với nghề, với các em nhỏ - như cô Đinh Thị Vân Anh - giáo viên âm nhạc Trường Tiểu học Thạnh An (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh).

(Ảnh: NVCC)
Cô giáo Đinh Thị Vân Anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nhận giấy khen thưởng của huyện. (Ảnh: NVCC)

Vốn sinh ra và lớn lên tại mảnh đất hiếu học Hà Tĩnh, cô Vân Anh được bố mẹ chăm lo đùm bọc với mong muốn sau này con gái có cuộc sống yên bình. Nhưng với sức trẻ, với tinh thần yêu trẻ, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội năm 2009, cô đã xung phong ra xã đảo Thạnh An công tác, dù biết có khó khăn thử thách phía trước.

Khó khăn chồng chất khó khăn

Cô được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc tại hai điểm trường (cơ sở chính tại Thạnh An, có 362 học sinh và cơ sở Thiềng Liềng, có 48 học sinh). Cách đây chục năm, ấp Thiềng Liềng hoàn toàn không có điện, nước sinh hoạt hạn chế.

Nhớ lại ngày đầu tiên đến xã Thạnh An, cô bồi hồi: "Ngày ấy, lần đầu nhìn thấy đò ghe tôi rất sợ, bởi trước đó tôi có "bệnh" sợ nước. Tuần đầu tiên đi dạy, tôi bị sốt 42 độ do không hợp thời tiết kèm say sóng và áp lực công việc lớn. Đến bây giờ, khi đã quen với cuộc sống nơi đây, tôi thực sự coi Thạnh An là ngôi nhà thứ hai của mình".

Vì học sinh xã đảo thân yêu, cô giáo Vân Anh luôn nỗ lực “bám lớp“. (Ảnh: NVCC)
Vì học sinh xã đảo thân yêu, cô giáo Vân Anh luôn nỗ lực “bám lớp“. (Ảnh: NVCC)

Đó là những khó khăn ban đầu buộc cô sinh viên Vân Anh ngày ấy phải trải qua khi mới ra trường. Đó cũng là những kỷ niệm mà mọi lớp lang cát bụi thời gian vẫn không thể xóa nhòa.

"Lần đầu tiên nhận công tác, tôi mới biết ở đây không có điện và không có sóng điện thoại. Vì vậy, tôi phải nhờ người dân leo lên cây, treo điện thoại lên để tìm sóng" - cô Vân Anh nhớ lại.

Chưa dừng lại ở đó, cô gái trẻ năm ấy từ một người sợ nước giờ đây đã trở thành một giáo viên xông pha nơi đầu sóng ngọn gió, nỗ lực đến trường dạy hát, dạy vẽ, dạy người cho học sinh miền đảo xa.

"Vì đây là xã huyện đảo, cách đất liền khá xa nên phương tiện di chuyển duy nhất là ghe, đò. Nhưng cả ngày chỉ có vài chuyến cố định. Vì vậy, khi làm việc xong rồi, muốn về đất liền, vẫn phải chờ ghe đò mới có thể di chuyển.

Những ngày thời tiết đẹp, việc di chuyển bằng đò ghe không gặp nhiều khó khăn. Song, vào những ngày mưa gió, đặc biệt là mùa gió chướng, các thầy cô vẫn hay trêu đùa mình đang được đi chơi cầu tuột, đang lướt ván trên sóng biển" - cô Vân Anh vui vẻ kể lại.

Cô Vân Anh đảm nhiệm vai trò Tổng phụ trách Đội từ 1.4.2020. (Ảnh: NVCC)

"Mình đã chọn nghề, nên sẽ yêu nghề, bám lấy nghề"

Đã 11 năm trôi qua, kể từ khi cô đặt chân đến xã đảo Thạnh Anh xa xôi, trải qua muôn vàn khó khăn vất vả, cô vẫn chưa một lần có suy nghĩ chuyển trường hay chuyển nơi công tác về đất liền. Cô cho rằng điều níu chân mình ở lại Thạnh An là lòng yêu nghề, yêu trẻ và tinh thần kiên định.

"Ở đâu cũng có khó khăn, không có khó khăn này sẽ có khó khăn khác. Vì vậy tôi luôn nghĩ, mình đã chọn nghề, mình sẽ yêu nghề, mình sẽ bám lấy nghề. Và đó cũng chính là động lực để tôi tiếp tục bước, tiếp tục chiến đấu và không bao giờ có ý định ngừng vươn lên. Đặc biệt, tôi vẫn luôn ghi nhớ câu dặn dò của mẹ thuở thiếu thời "Chịu khó hơn chịu khổ"" - cô giáo trẻ chia sẻ.

Cô Vân Anh cùng học sinh của mình trong giờ hoạt động văn nghệ ngoại khóa. (Ảnh: NVCC)

Khi được hỏi về nguyện vọng lớn nhất hiện tại, cô không ngần ngại trả lời ngay: "Mong mỏi lớn nhất của tôi là học sinh có tinh thần học cao hơn, cố gắng học tập thật tốt, học cho mình và học cho xã hội; đặc biệt phụ huynh sẽ quan tâm sát sao đến việc học tập của con em".

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên băng rừng đến tận nhà giao bài cho học sinh

Thiều Trang |

Xuất phát từ tình thương yêu, từ nỗi lo học sinh bị rỗng kiến thức trong đợt nghỉ dịch COVID-19, toàn bộ giáo viên Trường Tiểu học THCS số 2 Hồng Ca (Yên Bái) đã băng rừng, lội suối đến tận nhà giúp các em ôn tập.

Xúc động giáo viên kết bè chuối "tiếp tế" lương thực cho học sinh vùng lũ

Thiều Trang |

Bất chấp mưa lũ khắc nghiệt, hiểm nguy rình rập, các giáo viên Trường Phổ thông dân tộc Nội trú Bố Trạch (Quảng Bình) vẫn kiên cường kết bè chuối vượt lũ, tiếp tế lương thực cho học sinh vùng lũ bị cô lập.

Cô giáo Việt Nam duy nhất lọt top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu

Đặng Chung - Thiều Trang |

Cô Hà Ánh Phượng - giáo viên tiếng Anh Trường THPT Hương Cần (Phú Thọ) là một trong 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020, được Varkey Foundation vinh danh.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Giáo viên băng rừng đến tận nhà giao bài cho học sinh

Thiều Trang |

Xuất phát từ tình thương yêu, từ nỗi lo học sinh bị rỗng kiến thức trong đợt nghỉ dịch COVID-19, toàn bộ giáo viên Trường Tiểu học THCS số 2 Hồng Ca (Yên Bái) đã băng rừng, lội suối đến tận nhà giúp các em ôn tập.

Xúc động giáo viên kết bè chuối "tiếp tế" lương thực cho học sinh vùng lũ

Thiều Trang |

Bất chấp mưa lũ khắc nghiệt, hiểm nguy rình rập, các giáo viên Trường Phổ thông dân tộc Nội trú Bố Trạch (Quảng Bình) vẫn kiên cường kết bè chuối vượt lũ, tiếp tế lương thực cho học sinh vùng lũ bị cô lập.

Cô giáo Việt Nam duy nhất lọt top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu

Đặng Chung - Thiều Trang |

Cô Hà Ánh Phượng - giáo viên tiếng Anh Trường THPT Hương Cần (Phú Thọ) là một trong 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020, được Varkey Foundation vinh danh.