GS Nguyễn Minh Thuyết: Tổng số tiền đổi mới sách giáo khoa chỉ bằng 600m đường cao tốc Bắc Nam

Đặng Chung |

 “Tổng số tiền cho chương trình đổi mới sách giáo khoa (SGK) tính ra là 144 tỉ đồng, chỉ bằng 180m đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa và 600m đường cao tốc Bắc Nam mà thôi…", GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới nhấn mạnh

“Có phải 80 triệu USD chui vào túi mấy ông làm chương trình đâu”

Ngày 15.9, GS Nguyễn Minh Thuyết đã có buổi thuyết trình, trao đổi với báo chí về những vấn đề liên quan đến chương trình GDPT mới trong buổi tọa đàm do Câu lạc bộ Café Số tổ chức.

Tại đây, GS Thuyết đề cập đến những điểm mới trong chương trình GDPT, cơ sở pháp lý của việc xây dựng chương trình SGK mới. Phần tài chính làm toàn bộ chương trình và thù lao của các chuyên gia khi làm chương trình cũng được ông nhắc đến để giải thích cho những dư luận khi cho rằng “những người tham gia vẽ dự án để chia tiền”.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho biết, toàn bộ chương trình đổi mới GDPT có nguồn kinh phí là 80 triệu USD, trong đó phần lớn là vốn vay của Ngân hàng Thế giới và được quản lý theo quy trình chặt chẽ.

"Có ý kiến cho rằng các ông chỉ nghĩ dự án để ăn tiền. Tôi phải tâm sự thật có phải 80 triệu USD chui vào túi mấy ông làm chương trình đâu. Ngân hàng Thế giới làm chặt lắm. Họ đề nghị trả lương cho người làm chương trình, ông muốn làm như thế nào để ra chương trình tốt thì làm.

Vì thế mới có chuyện có những anh em từ miền Nam, từ Cần Thơ bay ra Hà Nội để làm và triệu tập là phải ra, có những đợt tuần nào cũng ra họp… thì coi như chẳng có đồng nào" - GS Thuyết nói.

Chủ biên của chương trình GDPT mới cũng tiết lộ tổng số tiền cho chương trình đổi mới SGK là 144 tỉ, tưởng nhiều nhưng thực ra chỉ bằng 180m đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa, Hà Nội và bằng 600 m đường cao tốc Bắc - Nam.

Không giáo dục một cách cào bằng, tôn trọng sự khác biệt

Tại buổi tọa đàm, GS Nguyễn Minh Thuyết cũng phác thảo những điểm mới của chương trình GDPT tổng thể.

Theo GS Thuyết, nếu trước đây nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức, coi trọng vấn đề học sinh biết gì, thì chương trình giáo dục phổ thông mới đích đến là phát triển năng lực học sinh, coi trọng việc các em học xong sẽ làm được gì.

Với trọng tâm hình thành, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực dạy học, chương trình GDPT mới cũng sẽ không thực hiện “giáo dục cào bằng”.

GS Thuyết lấy ví dụ về GS Ngô Bảo Châu và nhà thơ Trần Đăng Khoa để nói đến mục tiêu mà chương trình GDPT mới hướng đến: “Chúng ta không thể bắt Trần Đăng Khoa làm toán từ bé để giống như GS Ngô Bảo Châu. Ngược lại, chúng ta bắt GS Ngô Bảo Châu làm thơ để nổi tiếng từ bé như Trần Đăng Khoa thì sẽ làm thui chột tài năng toán học của Ngô Bảo Châu và chắc sẽ không có một GS Ngô Bảo Châu như hiện tại”.

 
GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới.

Sự không cào bằng trong chương trình GDPT mới còn thể hiện ở việc UBND các địa phương sẽ có quyền tự quyết định, lựa chọn các nội dung cụ thể theo đặc thù của địa phương mình. Ví dụ, TPHCM có chương trình dạy về đô thị thông minh, hoặc ở Hà Nội thì giáo dục về luật an toàn giao thông, văn hóa Tràng An...

GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh, trước nay trong ngành giáo dục vẫn còn có tâm lý: Ở trên lo ở dưới làm không đúng; ở dưới lại sợ ở dưới nữa làm không đúng nên nhiều khi “cầm tay chỉ việc” dẫn đến hạn chế sức sáng tạo của nhau.

Nhưng khi chương trình GDPT mới áp dụng, bắt buộc giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, SGK không còn là pháp lệnh. Thầy cô được tự do, linh hoạt trong việc chọn lựa nội dung trong các bộ sách khau nhau vào giảng dạy dựa trên khung chương trình/kiến thức.

Tổng chủ biên chương trình GDPT khẳng định rằng Nghị quyết 88 của Quốc hội đã được ban hành có giá trị ngang Luật, với quy định thực hiện một chương trình có thể có nhiều bộ sách giáo khoa. Ông cho rằng việc này là hợp xu thế chung của thế giới, phá bỏ thế độc quyền, phát huy nguồn lực xã hội trong việc làm SGK.

Chưa chắc kịp thay sách giáo khoa vào năm 2019

Nói về tiến độ thực hiện chương trình GDPT, SGK mới, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết hiện nay đã có 20/25 hội đồng thẩm định của các môn học thông qua.

Hiện Ban soạn thảo đang tổ chức khâu cuối cùng là biên tập kỹ thuật, sau đó sẽ chuyển sang bộ phận pháp chế của Bộ GDĐT để xem xét.

“Hy vọng tháng 9, 10 sẽ chính thức ban hành được chương trình môn học” – GS Thuyết nói.

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc hiện nay chưa ban hành chương trình môn học, liệu có kịp đưa SGK mới vào áp dụng từ năm 2019 theo lộ trình đã đề ra, GS Thuyết cho biết: "Có chắc làm được vào năm 2019 hay không thì tôi cũng chưa dám khẳng định, vì phải phụ thuộc vào quyết định của Bộ GDĐT".

Tuy nhiên, GS Thuyết cũng tiết lộ, từ 19.1.2018, khi Bộ GDĐT công bố dự thảo môn học lên cổng thông tin của Bộ, các nhà xuất bản đã rất nhạy bén, bắt tay vào viết SGK. Giờ chỉ chờ Bộ trưởng Bộ GDĐT ký ban hành chương trình chính thức, họ sẽ đối chiếu và sửa theo chương trình chuẩn.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Xuất bản, sử dụng sách giáo khoa còn bất hợp lý và lãng phí

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 12.9, phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Giáo dục sửa đổi. Chính sách không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập, hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em và in ấn, lựa chọn sách giáo khoa (SGK) tiếp tục được quan tâm với nhiều ý kiến tranh luận thẳng thắn.

Vào năm học mới, “cháy” sách giáo khoa lớp 1

KỲ QUAN |

Năm học mới 2018-2019 sẽ chính thức khai giảng vào ngày 5.9 tới, nhưng đến cuối tháng 8 nhiều bậc cha mẹ học sinh (CMHS) ở miền Tây Nam Bộ vẫn chưa mua được sách giáo khoa (SGK) cho đứa con mới vào lớp 1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng về việc sách giáo khoa chỉ dùng một lần

HUYÊN NGUYỄN |

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, sách có viết trực tiếp lời giải bên trong, sử dụng một lần chỉ là sách bài tập, sách tham khảo, Bộ không khuyến khích loại sách này.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Xuất bản, sử dụng sách giáo khoa còn bất hợp lý và lãng phí

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 12.9, phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Giáo dục sửa đổi. Chính sách không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập, hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em và in ấn, lựa chọn sách giáo khoa (SGK) tiếp tục được quan tâm với nhiều ý kiến tranh luận thẳng thắn.

Vào năm học mới, “cháy” sách giáo khoa lớp 1

KỲ QUAN |

Năm học mới 2018-2019 sẽ chính thức khai giảng vào ngày 5.9 tới, nhưng đến cuối tháng 8 nhiều bậc cha mẹ học sinh (CMHS) ở miền Tây Nam Bộ vẫn chưa mua được sách giáo khoa (SGK) cho đứa con mới vào lớp 1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng về việc sách giáo khoa chỉ dùng một lần

HUYÊN NGUYỄN |

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, sách có viết trực tiếp lời giải bên trong, sử dụng một lần chỉ là sách bài tập, sách tham khảo, Bộ không khuyến khích loại sách này.