Gỡ khó cho Chương trình Giáo dục phổ thông mới: Xã hội hoá dạy 2 buổi/ngày

TƯỜNG VÂN - HUYÊN NGUYỄN |

Khác với Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2016 cấp Tiểu học, chương trình 2018 hiện đang yêu cầu dạy 2 buổi/ngày, do đó, nhiều giáo viên không có khoản thu nhập tăng thêm này dẫn đến lương vốn thấp, áp lực chương trình mới cao nhưng thu nhập lại giảm. Đây là nghịch lý cần được giải quyết để đảm bảo thực hiện tốt chương trình mới.

Thu nhập thấp, áp lực cao

Gắn bó với nghề đến nay đã gần 20 năm, cô Phan Thị Hải Yến - giáo viên lớp 1 tại tỉnh Hưng Yên có mức lương khoảng hơn 8 triệu đồng mỗi tháng. Thời điểm cách đây 3 năm, ngoài lương, cô giáo Yến còn có thêm 1 khoản hỗ trợ trích từ tiền xã hội hoá buổi học thứ 2 trong ngày. Khoản tiền tuy không nhiều, nhưng cũng giúp cô trang trải cuộc sống, sinh hoạt gia đình.

Tuy nhiên, từ khi Chương trình GDPT 2018, học sinh học 2 buổi/ngày, cô Yến cũng như bao đồng nghiệp khác phải đầu tư thêm trang thiết bị dạy học, nghiên cứu, đầu tư hơn vào nội dung bài giảng để đáp ứng những yêu cầu của đổi mới, thế nhưng không có bất kỳ khoản phí nào.

“Theo chương trình mới, học sinh chỉ học 2 tiết buổi chiều, tức học đến khoảng 15h30 là tan học. Điều này gây khó khăn cho phụ huynh trong việc đưa đón con đi học. Do đó, giáo viên chúng tôi ở lại dạy các con cho đến cuối giờ chiều để hỗ trợ, chia sẻ cùng phụ huynh. Việc dạy thêm giờ này hoàn toàn không thu bất kỳ khoản chi phí nào. Tính ra, 1 ngày, phần lớn thời gian tôi dành cho công việc” - cô Yến chia sẻ.

Khối lượng công việc nhiều hơn, áp lực cũng lớn hơn nhưng khi được hỏi về mức thu nhập, cô Yến không khỏi chạnh lòng: “Chương trình GDPT 2018 áp dụng đến nay là 3 năm. Cũng từng ấy thời gian, giáo viên chúng tôi bị giảm thu nhập khoảng 1 - 2 triệu đồng/tháng do không còn phần hỗ trợ dạy học buổi 2. Thầy cô nào cũng có gia đình, cần phải lo cho con cái đi học. Nhiều người phải làm thêm các công việc tay trái để có thêm thu nhập. Do đó, nguyện vọng của tôi cũng như các đồng nghiệp khác là được áp dụng chính sách xã hội hoá buổi học thứ 2 trong ngày như trước kia. Như vậy, giáo viên cũng có thêm động lực yên tâm cống hiến cho nghề”.

Còn bà Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Hà Nội) chia sẻ, theo Chương trình GDPT mới, nội dung cấp Tiểu học được xây dựng theo hướng bắt buộc dạy học 2 buổi/ngày. Điều này đồng nghĩa, sẽ không còn khoản xã hội hoá như trước kia.

“Nếu không còn khoản xã hội hoá buổi 2 như trước kia, thu nhập của giáo viên sẽ giảm từ 1 - 2 triệu đồng/tháng. Lương là 1 chuyện, từ khoản xã hội hoá học buổi 2, nhà trường còn trích ra 1 phần sử dụng với mục đích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bồi dưỡng chuyên môn,… Như vậy, người chịu thiệt thòi không chỉ là các cô mà còn cả học sinh và nhà trường” - bà Hoa nói.

Là nhà quản lý giáo dục, thấu hiểu những nỗi vất vả của giáo viên, bà Hoa đề xuất phương án tiếp tục duy trì xã hội hoá buổi học thứ 2 để giáo viên có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.

“Tôi cũng lắng nghe ý kiến thầy cô. Đa số các thầy cô đều có chung nguyện vọng là tiếp tục xã hội hoá buổi học thứ 2. Chương trình mới đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp, đầu tư nhiều hơn. Nếu thu nhập giảm, giáo viên sẽ không thể yên tâm bám trụ, cống hiến cho nghề” - bà Hoa bày tỏ.

Tương tự, một giáo viên bậc Tiểu học tại Thái Bình cũng phải than rằng: “Giáo viên tiểu học vất vả lắm mà thu nhập thì thấp. Các tỉnh khác thì mới thực hiện không thu tiền buổi 2 trong 3 năm qua chứ ở Thái Bình đã hàng chục năm nay không có tiền buổi 2 rồi. Chúng tôi cũng mong có thể xã hội hoá để phần nào giúp giáo viên ổn định cuộc sống, chuyên tâm trong việc dạy học, không phải “chân trong chân ngoài” để làm kiếm thêm thu nhập”.

Kiến nghị được xã hội hoá

Tại văn bản hướng dẫn tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với lớp 1, liên quan vấn đề kinh phí, Bộ GDĐT quy định: “Nhà trường phải có phương án, kế hoạch đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của nhà trường nói chung và đảm bảo thực hiện kế hoạch giáo dục nói riêng, trong đó xác định cụ thể các hoạt động được đảm bảo kinh phí từ ngân sách, sự đóng góp của cha mẹ học sinh và các nguồn thu hợp pháp khác. Việc quản lý thu, chi tài chính của nhà trường phải thực hiện đúng các quy định, đảm bảo công khai, minh bạch”.

Tuy nhiên, thực tế triển khai tại các địa phương vướng mắc về tính pháp lý, do đó đề nghị Bộ cần có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản để tạo cơ sở pháp lý cho bên dưới thực hiện việc xã hội hoá tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Miệt mài đề xuất, kiến nghị về chính sách cho giáo viên suốt 3 năm qua, Giám đốc Sở GDĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu mới đây tiếp tục đề xuất được thực hiện xã hội hoá tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để tháo gỡ khó khăn Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Ông Hiếu đề xuất cần xác định số buổi tối thiểu trong việc dạy 2 buổi/ngày để những buổi còn lại có thể xã hội hóa các hoạt động khác trong nhà trường, bổ sung thêm nguồn thu cho giáo viên; đồng thời giúp học sinh tăng cường các hoạt động, đáp ứng theo nhu cầu phụ huynh.

“Nếu chúng ta không có quy định rõ ràng bao nhiêu buổi trong tuần, thì sẽ rất khó tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố ban hành định mức ngoài học phí có thể thu thêm, đáp ứng nhu cầu học đa dạng ngoài giờ học chính khóa” - ông Nguyễn Văn Hiếu nói thêm.

TƯỜNG VÂN - HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Còn cách hiểu chưa thống nhất về Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

HUYÊN NGUYỄN |

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ thực tế triển khai của địa phương, việc hiểu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 vẫn chưa có sự thống nhất. Mỗi nơi còn có những sáng tạo, điểm vướng, những khó khăn khác nhau.

Bộ GDĐT điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018

Tường Vân |

Theo điều chỉnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở bậc THPT, số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 4 trong 9 môn lựa chọn.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Còn cách hiểu chưa thống nhất về Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

HUYÊN NGUYỄN |

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ thực tế triển khai của địa phương, việc hiểu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 vẫn chưa có sự thống nhất. Mỗi nơi còn có những sáng tạo, điểm vướng, những khó khăn khác nhau.

Bộ GDĐT điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018

Tường Vân |

Theo điều chỉnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở bậc THPT, số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 4 trong 9 môn lựa chọn.