Nỗi buồn khi cắt bỏ phụ cấp thâm niên của giáo viên hơn 30 năm cống hiến

Trần Hạnh |

Cắt bỏ phụ cấp thâm niên là trăn trở, tiếc nuối của nhiều giáo viên khi ngày thực hiện cải cách tiền lương đang đến gần.

Canh cánh chuyện bãi bỏ phụ cấp thâm niên

Phụ cấp thâm niên là khoản tiền trả cho người lao động làm việc liên tục nhiều năm trong một cơ quan ở một lĩnh vực nhất định. Với giáo viên, khoản phụ cấp này được quy định tại Nghị định 77/2021/NĐ-CP. Mức hưởng và cách tính tiền phụ cấp thâm niên giáo viên như sau:

Nhà giáo tham gia giảng dạy giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Theo đó, phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hằng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Thế nhưng, theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới. Điểm mới khiến nhiều giáo viên giảng dạy lâu năm trăn trở là việc sắp xếp lại chế độ phụ cấp, trong đó sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu).

Chia sẻ với phóng viên Báo Lao Động, thầy Nguyễn Mạnh Ứng - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyệt Đức (Bắc Ninh) cho biết - việc bãi bỏ khoản phụ cấp này gây tiếc nuối cho nhiều giáo viên.

“Cải cách tiền lương là niềm vui của hàng triệu giáo viên nhưng với tôi, niềm vui này chưa thực sự trọn vẹn. Tôi đã có hơn 30 năm cống hiến trong ngành, phụ cấp thâm niên không chỉ là đồng lương mà nhiều hơn là sự ghi nhận những đóng góp của tôi cho nền giáo dục. Bãi bỏ khoản phụ cấp ở lần cải cách này chưa thực sự phù hợp.

Hơn nữa, phụ cấp thâm niên giáo viên được hưởng có gắn với bảo hiểm xã hội mà chúng tôi đã đóng trong suốt quá trình giảng dạy nhiều năm. Vậy khi bãi bỏ sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?” - thầy Ứng băn khoăn.

Mong muốn giữ lại phụ cấp thâm niên nhà giáo

Là người đã có hơn 30 năm cống hiến trong ngành Giáo dục, vì vậy, cô Đặng Thị Minh Nguyệt - giáo viên Trường THPT Đan Phượng (Hà Nội) hiểu rõ ý nghĩa của phụ cấp thâm niên nghề đối với các thầy cô giáo. Nữ giáo viên mong mỏi, nên giữ lại phụ cấp thâm niên nghề.

“Trong bất cứ ngành nào, thâm niên làm nghề đều được đánh giá cao. Với ngành Giáo dục, thâm niên được hiểu là kinh nghiệm đứng lớp, kiến thức tích lũy, sự đồng hành với nghề; đây là thứ các bạn trẻ mới ra trường chưa có được. Đây chính là lý do giáo viên lâu năm được hưởng khoản phụ cấp thâm niên nghề.

Với những giáo viên đã đi dạy trên 30 năm, họ được nhận phụ cấp thâm niên và phụ cấp vượt khung ở mức tối đa. Cải cách tiền lương nhưng bãi bỏ và gộp một số khoản phụ cấp có lẽ chưa thực sự phù hợp, người giáo viên sẽ chịu thiệt thòi” - cô Nguyệt bày tỏ.

Nữ giáo viên cũng cho rằng, trong tình hình vật giá leo thang như hiện nay, công chức viên chức chưa kịp mừng đã phải lo lắng, bởi có thể lương vừa tăng thì giá cả đã tăng. Với mức phụ cấp thâm niên hiện hưởng gần 2 triệu đồng/tháng, cô có thể phụ giúp chi tiêu cuộc sống.

“Vậy nên, tôi mong rằng Bộ Nội vụ có sự cân đối, đề xuất điều chỉnh phù hợp về lương, thưởng cũng như các khoản phụ cấp để giáo viên được tiếp động lực giảng dạy” - cô Nguyệt kỳ vọng.

Trần Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Không phải cứ học ngành "hot" là ra trường chắc chắn có việc làm

Trần Hạnh |

Theo các chuyên gia tuyển sinh, không phải thí sinh cứ chọn học ngành "hot" là ra trường chắc chắn có việc làm. Các em cần xác định rõ mục tiêu, lựa chọn ngành phù hợp với sở thích, thế mạnh và nhu cầu nhân lực xã hội.

Lý do học sinh phớt lờ kỳ thi tốt nghiệp THPT, chuộng xét tuyển sớm

Trần Hạnh |

Mùa tuyển sinh năm 2024, nhiều học sinh ưu tiên lựa chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT, xét tuyển kết hợp nhằm giảm áp lực thi cử, chắc suất vào ngôi trường đại học mà mình yêu thích.

Đau lòng chuyện cắt bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên từ 1.7.2024

Trang Hà |

Cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở, hệ số lương hiện nay và thay bằng một bảng lương mới. Thế nhưng, nhiều giáo viên cảm thấy trăn trở khi các khoản phụ cấp sẽ bị gộp, đặc biệt là bãi bỏ phụ cấp thâm niên.

Thiên Khôi Group: Quy mô 28.000 nhân sự nhưng chỉ đăng ký thuế 5 lao động

NHÓM PV |

Theo giới thiệu, Thiên Khôi Group có 300 khối/phòng kinh doanh; 1.900 lãnh đạo và quản lý các cấp; 28.000 nhân sự… Tuy nhiên, thông tin đăng ký thuế cho thấy, tổng số lao động của công ty chỉ vỏn vẹn 5 người.

Làm rõ trách nhiệm vụ loạt trường học ở Ninh Thuận chi vượt ngân sách

Hữu Long |

Ninh Thuận - Ngành giáo dục đang làm rõ trách nhiệm lãnh đạo các trường sử dụng nguồn kinh phí được giao chưa đúng quy định, trong đó có tình trạng chi vượt dự toán ngân sách năm 2023 nhiều tỉ đồng.

Nga xây nhà máy hạt nhân đầu tiên ở Trung Á

Khánh Minh |

Nga sẽ xây dựng một nhà máy hạt nhân ở Uzbekistan, dự án đầu tiên ở Trung Á thời hậu Xô Viết.

Bên trong những phòng "karaoke mini" 3m2 ở Hà Nội

Trần Tuấn - Đền Phú |

Mô hình kinh doanh "karaoke mini" đang nở rộ ở Hà Nội trong bối cảnh nhiều quán karaoke không đảm bảo yêu cầu PCCC theo quy định đã phải đóng cửa.

Michelin gợi ý quán ăn ngon từ bình dân đến sang trọng ở Hà Nội

Thanh Hải |

Michelin Guide gợi ý loạt điểm ăn uống mang hương vị châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng cho du khách nước ngoài đến du lịch tại Hà Nội.

Không phải cứ học ngành "hot" là ra trường chắc chắn có việc làm

Trần Hạnh |

Theo các chuyên gia tuyển sinh, không phải thí sinh cứ chọn học ngành "hot" là ra trường chắc chắn có việc làm. Các em cần xác định rõ mục tiêu, lựa chọn ngành phù hợp với sở thích, thế mạnh và nhu cầu nhân lực xã hội.

Lý do học sinh phớt lờ kỳ thi tốt nghiệp THPT, chuộng xét tuyển sớm

Trần Hạnh |

Mùa tuyển sinh năm 2024, nhiều học sinh ưu tiên lựa chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT, xét tuyển kết hợp nhằm giảm áp lực thi cử, chắc suất vào ngôi trường đại học mà mình yêu thích.

Đau lòng chuyện cắt bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên từ 1.7.2024

Trang Hà |

Cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở, hệ số lương hiện nay và thay bằng một bảng lương mới. Thế nhưng, nhiều giáo viên cảm thấy trăn trở khi các khoản phụ cấp sẽ bị gộp, đặc biệt là bãi bỏ phụ cấp thâm niên.