Giáo viên cũng lên tiếng phản đối việc dạy thêm tràn lan

Minh Tâm |

Không riêng phụ huynh bức xúc với "nạn" dạy thêm tràn lan, bản thân những người trong cuộc cũng lên tiếng phản đối. Sau khi đọc tuyến bài về việc chèn giờ học thêm vào buổi học chính khóa mà Báo Lao Động phản ánh, một giáo viên đã gửi tới tòa soạn bài viết bày tỏ quan điểm về vấn đề này. Báo Lao Động xin trích đăng bài viết.

Cháu của tôi năm nay bắt đầu vào đại học. Khi học ở phổ thông, cháu có tư duy khá tốt. Tôi là một giáo viên nên cũng có chút kinh nghiệm về giáo dục. Tôi góp ý với cháu là nên chú ý học trên lớp, học kỹ sách giáo khoa, vừa học ở nhà, vừa học trên mạng qua những khóa học chất lượng, không nên đi học thêm nhiều. Nếu học như vậy thì nhất định sẽ học tốt, nhất định có thể đỗ được trường tốt.

Tôi góp ý nhiều lần, tiếc rằng cháu đã không nghe, đi học thêm tối ngày, có nhiều ngày 9, 10 giờ đêm cháu mới về và gần đến ngày thi vẫn học thêm như vậy.

Có thể nhiều giáo viên dạy thêm để kiếm tiền, nhưng họ không hiểu rằng, các em học sinh không thể học thêm triền miên như vậy, cần phải có thời gian tự học để hấp thụ kiến thức, cần có thời gian đào sâu kiến thức, biến kiến thức của sách vở thành kiến thức của mình.

Học sinh nào đen đủi thì sẽ gặp những thầy cô như vậy, cháu tôi không may đã nằm trong số đó.

Kết quả là kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua cháu tôi chỉ đạt hơn 22 điểm, khoảng 24 điểm (tính cả điểm cộng). Với mức điểm này, chuẩn bị nhập học ở một trường đại học không mấy tiếng tăm.

Từ câu chuyện của cháu mình trên đây tôi liên tưởng đến chuyện dạy thêm, học thêm mà báo chí phản ánh mấy ngày qua.

Tôi muốn dẫn một ví dụ. Nhận thấy hậu quả của việc học thêm triền miên của học sinh nên vào ngày 23.10.2021, Trung Quốc đưa ra quy định cấm dạy thêm vì lợi nhuận và yêu cầu trường học giảm tải lượng bài tập - chính sách “giảm kép”. Sự kiện chấn động này chỉ trong một đêm đã “xóa sổ” một ngành công nghiệp trị giá 100 tỉ đô la, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người và tác động to lớn đến toàn xã hội, thế nhưng vì tương lai của đất nước, ngành giáo dục Trung Quốc vẫn đưa ra quyết định khó khăn này.

Tại Việt Nam, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có nhiều biện pháp để chấm dứt vấn nạn dạy thêm tràn lan, nhưng kết quả vẫn không có nhiều thay đổi, học sinh vẫn phải học thêm tối ngày. Chính vì vậy, nhiều phụ huynh đang rất ủng hộ và mong chúng ta cũng sớm có quyết định chặt chẽ hơn về việc dạy thêm.

Nếu dạy thêm theo nhu cầu tự nguyện của học sinh, điều đó không đáng trách, nhưng tôi rất buồn là hiện có không ít đồng nghiệp tìm mọi cách để có thể tổ chức dạy thêm.

Vì thể, để ngăn chặn những biến tướng của việc dạy thêm, nếu cứ nói suông thì sẽ chẳng giải quyết được gì. Bởi vậy cần phải có biện pháp mạnh hơn.

Tôi mong pháp luật cần phải thật sự nghiêm khắc với những hành vi này. Những ai cố tình dạy thêm cần xử lý hình sự.

Ngành giáo dục Việt Nam cũng cần phải có những quyết định lịch sử mà hàng triệu phụ huynh, học sinh hằng mong đợi như quyết định “giảm kép” của ngành giáo dục Trung Quốc.

Khi có những quyết định lịch sử như vậy thì ngành giáo dục mới mong phát triển.

Minh Tâm
TIN LIÊN QUAN

Kiểm tra miệng đầu giờ khiến học sinh ám ảnh đến mức phải cầu nguyện

Trang Hà - Bích Ngọc |

Giáo viên kiểm tra bài cũ theo kiểu gọi bất chợt, hỏi bất chợt khiến nhiều học sinh phải cầu nguyện thầy cô không gọi trúng tên mình.

Nếu không đăng kí học thêm, phụ huynh sợ con bị "trù dập"

Vân Trang |

Nhiều phụ huynh nói rằng, họ đăng kí học thêm cho con trên tinh thần "buộc phải tự nguyện" bởi sợ nếu không học, con sẽ bị thầy cô ghét bỏ, trù dập.

Học 2 buổi/ngày theo chương trình Giáo dục phổ thông mới làm phát sinh dạy thêm, học thêm?

Nhóm PV |

Hiện nay, tình trạng các trường đưa ra nhiều chương trình liên kết, chương trình học tăng cường, kỹ năng sống… đang diễn ra phổ biến. Học sinh tiểu học phải học thêm rất nhiều, khiến phụ huynh đặt ra câu hỏi, liệu có phải chương trình mới không đảm bảo kiến thức, khiến nhà trường phải đưa các đơn vị liên kết vào giảng dạy? Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 về vấn đề này.

Bão Koinu gần Biển Đông vẫn giật cấp 17

Song Minh |

Theo tin bão mới nhất, hồi 1h ngày 4.10, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão Koinu mạnh cấp 14 (150-166 km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng tây bắc, khoảng 10 km/h.

Việt Nam có sức hút FDI mạnh bậc nhất Đông Nam Á

Khánh Minh |

Việt Nam trở thành một trong những thỏi nam châm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ nhất Đông Nam Á nhờ có nhiều đặc điểm thân thiện với các nhà đầu tư.

Biển số ngũ quý 4 xuất hiện trong phiên đấu giá biển số ngày 4.10

Hải Danh |

Trong ngày 4.10, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA) sẽ tổ chức 5 khung giờ đấu giá biển số xe. Mỗi khung giờ đấu giá sẽ đưa ra 80 biển số của các tỉnh, thành phố. Đặc biệt, trong phiên đấu giá lần này, xuất hiện nhiều biển số đẹp như: 30K-456.78; 30K-444.44;...

“Vịnh Hạ Long trên núi” mùa nước đầy

Thanh Miền |

Yên Bái - Tháng 10, mùa nước đầy, du khách sẽ được di chuyển bằng tàu ngắm hơn 1.300 đảo lớn nhỏ nối tiếp nhau ở nơi được ví như “Vịnh Hạ Long trên núi”.

Kiểm tra miệng đầu giờ khiến học sinh ám ảnh đến mức phải cầu nguyện

Trang Hà - Bích Ngọc |

Giáo viên kiểm tra bài cũ theo kiểu gọi bất chợt, hỏi bất chợt khiến nhiều học sinh phải cầu nguyện thầy cô không gọi trúng tên mình.

Nếu không đăng kí học thêm, phụ huynh sợ con bị "trù dập"

Vân Trang |

Nhiều phụ huynh nói rằng, họ đăng kí học thêm cho con trên tinh thần "buộc phải tự nguyện" bởi sợ nếu không học, con sẽ bị thầy cô ghét bỏ, trù dập.

Học 2 buổi/ngày theo chương trình Giáo dục phổ thông mới làm phát sinh dạy thêm, học thêm?

Nhóm PV |

Hiện nay, tình trạng các trường đưa ra nhiều chương trình liên kết, chương trình học tăng cường, kỹ năng sống… đang diễn ra phổ biến. Học sinh tiểu học phải học thêm rất nhiều, khiến phụ huynh đặt ra câu hỏi, liệu có phải chương trình mới không đảm bảo kiến thức, khiến nhà trường phải đưa các đơn vị liên kết vào giảng dạy? Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 về vấn đề này.