Giảm tải các cuộc thi phổ thông: Nói không với bệnh thành tích và luyện “gà nòi”

Huyên Nguyễn |

Thông tin Bộ GDĐT đã tinh giảm 50% số lượng các cuộc thi đối với học sinh phổ thông và từ năm học 2017 - 2018 sẽ tạm dừng các cuộc thi giải toán, tiếng Anh qua mạng nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của nhiều học sinh, phụ huynh, giáo viên... bởi đây là một trong những cách giảm tải chuyện học hành, thi cử cho con trẻ và bệnh thành tích trong giáo dục.

 

Số lượng cuộc thi giảm 50%

Mỗi dịp cuối năm học, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh bảng điểm, giấy khen tham dự các cuộc thi của học sinh được cha mẹ đăng tải. Hai mùa tuyển sinh trước đây, mỗi năm Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) nhận được khoảng 4.000 hồ sơ xét tuyển vào lớp 6 nhưng có đến 1.000 hồ sơ đạt điểm 10 tuyệt đối cả hai môn Toán và Tiếng Việt trong suốt 5 năm tiểu học.

Việc có nhiều hồ sơ tuyển sinh lớp 6 tại Hà Nội đạt điểm 10 tuyệt đối đã khiến nhiều trường bối rối trong quá trình xét tuyển. Để khắc phục tình trạng trên, tiêu chí giải thưởng phụ là lựa chọn số 1 được các trường áp dụng. Vậy nhưng, thực tế lại đang nảy sinh hiện tượng “chạy mua” giải thưởng, luyện “gà nòi” để lấy giải thưởng.

Qua 2 năm xét tuyển tại Trường THPT Lương Thế Vinh, cứ 10 em thì có 3 em đạt giải thưởng các loại. Việc học sinh có quá nhiều giải thưởng đã khiến PGS Văn Như Cương - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THPT Lương Thế Vinh - băn khoăn, liệu những hồ sơ được điểm 10 tuyệt đối và các giải thưởng văn nghệ, thể thao, thi qua mạng kia có thực chất?

PGS Văn Như Cương cho biết thêm, nhà trường không thể kiểm chứng hết chất lượng các giải này nhưng chính phụ huynh sau khi con học ở trường một thời gian cũng thừa nhận giải thưởng này là “xin” được”. Trường Lương Thế Vinh khi xét tuyển lớp 6 đã ghi nhận được một trường hợp phụ huynh khai gian hồ sơ của con, khi bị phát hiện, người này đã phải rút đơn đăng ký.

Trước việc có quá nhiều cuộc thi, cuối tháng 5.2017, Bộ GDĐT đã yêu cầu các địa phương tinh giảm cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông. Theo Bộ GDĐT, số lượng cuộc thi dành cho giáo viên, học sinh hiện nay quá nhiều, chồng chéo, gây áp lực. Không ít trong số đó tập trung kiểm tra kiến thức lý thuyết đơn thuần, hạn chế cơ hội để học sinh rèn luyện, trải nghiệm và phát triển kỹ năng năng lực. Nhiều cuộc thi không thiết thực, không nhận được sự đồng tình của xã hội, làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học.

Năm học mới sắp bắt đầu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành thông tin: Sau khi rà soát số lượng cuộc thi đã giảm mạnh. “Hiện nay, số lượng cuộc thi mà các địa phương đề xuất tiếp tục duy trì chỉ còn khoảng 50% so với trước đây”, ông Thành cho biết.

Ông Thành cũng thông tin thêm, trong năm học 2017 - 2018, Bộ GDĐT sẽ tạm dừng tổ chức thi giải toán, tiếng Anh trên mạng để tiếp tục rà soát kỹ lưỡng.

Lợi bất cập hại

Là người trực tiếp gần gũi và tiếp xúc với học sinh, Th.S Vũ Hoàng Sơn - giáo viên Trường Tiểu học Bình Hoà (quận Bình Thạnh, TPHCM) chia sẻ, trong những năm học vừa qua, ngoài việc tiếp nhận kiến thức trên lớp, học sinh còn được tiếp nhận một lượng tri thức đáng kể theo kiểu “vừa học vừa chơi” thông qua các cuộc thi trên mạng Internet.

Không thể phủ nhận những ích lợi từ cuộc thi đem đến cho các em như: Rèn luyện sự cẩn thận, rèn cho trẻ bản lĩnh cùng sự bình tĩnh và tự tin khi tham gia các cuộc thi; trẻ được làm quen với tin học từ nhỏ vì các em phải biết tạo nick đăng ký, sử dụng bàn phím để trả lời câu hỏi...; trẻ được làm quan với nhiều dạng bài khác nhau, qua đó giúp trẻ tăng cường tư duy, trí tuệ cho các em. Ngoài ra, từ việc hướng dẫn học sinh còn giúp cho giáo viên được có cơ hội luyện tập thêm các dạng toán khác nhau.

Lợi là vậy, nhưng các cuộc thi trên mạng đã bộc lộ nhiều bất cập. Theo Th.S Vũ Hoàng Sơn, tham gia cuộc thi học sinh có nhiều cơ hội để gian dối, không trung thực. Điều này được thể hiện qua việc học sinh đã tạo ra nhiều nick ảo khác nhau để luyện tập cho thuần thục một vòng thi rồi mới đăng nhập vào nick chính thức dự thi để có tổng điểm cao với thời gian làm bài nhanh nhất.

Từ góc nhìn của mình, giáo viên này chỉ ra những ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của trẻ. Ngày nay, phần lớn thời gian trẻ ở trường với thời gian học 2 buổi, tối đến thì lại làm bài thi trên online... Thời gian nào để trẻ vui chơi? Đây là câu hỏi dành cho không chỉ giáo viên, nhà trường mà còn dành cho các bậc cha mẹ - ông Sơn đặt vấn đề.

Hơn nữa, các em muốn đạt số điểm cao, thời gian thi nhanh nhất thì phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính để làm bài. Chính điều đó đã ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là thị giác.

Nói về yếu tố tác động xấu đến học sinh, Th.S Vũ Hoàng Sơn chỉ ra rằng, đó chính là từ nhà trường, giáo viên, cha mẹ cùng chạy theo “thành tích”. Theo quy định của Bộ GDĐT, để đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, giáo viên phải trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng được 1 học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi cấp tỉnh. Như vậy, hiện nay, với cấp Tiểu học chỉ còn cuộc thi giải Toán, Tiếng Anh qua mạng là được tổ chức từ cấp quận, thành phố, quốc gia. Do đó, để đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” giáo viên phải nỗ lực lựa chọn và “luyện gà”. Chính vì lý do đó, ban giám hiệu một số trường còn tổ chức cả một đội tuyển, nhờ giáo viên “luyện thi” và trả thù lao cho giáo viên với mong muốn đem thành tích về cho đơn vị; đưa vào tiêu chí thi đua để xét khen thưởng giáo viên, vô hình trung đã để cho giáo viên “bắt ép” học sinh tham gia nhằm đem lại thành tích không chỉ cho cá nhân giáo viên mà còn cho ban giám hiệu của trường.

“Chạy theo thành tích là một căn bệnh, nhưng lỗi đâu chỉ tại giáo viên, nhà trường mà còn có sự “góp công” không nhỏ của phụ huynh. Các bậc cha mẹ cũng chạy theo thành tích không kém, cũng muốn con mình đạt các danh hiệu để khoe với hàng xóm, để tự hào với đồng nghiệp. Cuối cùng trẻ là người phải gánh chịu hậu quả từ cuộc đua thành tích của người lớn của những nhà làm giáo dục”, ông Sơn nhận xét.

Cần thêm nghiên cứu song hành về đánh giá kết quả học tập

Hoan nghênh chủ trương này, TS Vũ Thu Hương (giảng viên Khoa Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng: Thực tế, có những giải thi qua mạng, bố mẹ đã lập cho trẻ hàng chục tài khoản để trẻ luyện. Cứ làm như thế, dần dần đứa trẻ thuộc hết các câu trả lời và nó sẽ thành cái máy. Các giải này hoàn toàn bị biến tướng và không còn giá trị giáo dục nữa. Đáng sợ hơn nữa, có những đứa trẻ không hề tham gia cuộc thi và không có khả năng môn đó nhưng vẫn có giải. Có trường hợp đứa trẻ không biết bơi vẫn có giải bơi lội. Chính vì thế, quyết định này của Bộ GDĐT là một quyết định tuyệt vời.

“Trong bối cảnh nhà nhà ganh đua, trẻ già luyện giải thì dừng các cuộc thi lại là hợp lý. Khi nào giải quyết xong bệnh thành tích của phụ huynh và giáo viên thì mở lại cũng chưa muộn. Câu hỏi đặt ra là: Bộ GDĐT làm cách nào để giải quyết bệnh thành tích lại đây?” - TS Vũ Thu Hương đặt câu hỏi.

Bày tỏ quan điểm, GS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho hay: Song song với việc siết chặt tổ chức các cuộc thi, Bộ GDĐT cần nghiên cứu lại cách theo dõi và đánh giá chất lượng học sinh hiện nay bởi kết quả nhiều nơi chưa thực sự đảm bảo khoa học, còn đánh giá chạy theo bệnh thành tích. GS Dong cho rằng, Bộ GDĐT cần bắt tay ngay vào những nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá đầy đủ, nghiêm túc và khách quan về cách cho điểm để không có những bảng điểm 10 tuyệt đối mà năng lực học sinh không thực chất. Ngoài ra, các cuộc thi còn lại cũng cần siết chặt lại quy chế, tránh các hiện tượng tiêu cực làm giảm tính giáo dục của cuộc thi.

 

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.