Giá sách giáo khoa tăng cao bất thường

Tường Vân - Bích Hà |

Trong nhiều năm trở lại đây, giá sách giáo khoa tăng cao luôn là vấn đề khiến dư luận bức xúc.

Phụ huynh bức xúc trước tình trạng bán sách giáo khoa kiểu "bia kèm lạc"

Những ngày qua, dư luận lại xôn xao trước thông tin hàng loạt những vi phạm nghiệm trọng trong việc biên soạn, in ấn, phát hành sách giáo khoa (SGK) trong nhiều năm trở lại đây.

Kết quả kiểm tra, xác minh của Thanh tra Chính phủ tại NXB Giao dục Việt Nam cho thấy, nhà xuất bản đã tăng giá bán SGK 16,9% từ năm học 2019 - 2020.

Giai đoạn 2014-2018, quá trình xây dựng giá gói thầu in SGK, hạch toán của NXB có sai sót dẫn đến gia đình học sinh (là khách hàng) phải mua SGK bằng giá NXB đã đăng ký giá từ năm 2011 (được ấn định trên bìa SGK) cao hơn giá SGK phải đăng ký đúng giá với số tiền hơn 85 tỉ đồng;

Kết luận thanh tra chỉ rõ, NXB là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp độc quyền biên tập, thiết kế, chế bản, xuất bản, in, phát hành, kinh doanh SGK đối với SGK được biên soạn theo Nghị quyết số 40/2000/QH10, gia đình học sinh phải mua SGK theo giá ấn định trên bìa sách.

Vấn đề "nóng" nhất được thanh tra làm sáng tỏ là công tác quản lý về in ấn, sử dụng sách bài tập. Trong đó sai phạm nghiêm trọng được chỉ ra là Bộ Giáo dục và Đào tạo không kịp thời ban hành văn bản liên quan, dẫn đến gây hiểu nhầm cho phụ huynh, học sinh và xã hội về việc tài liệu này là phải mua kèm.

Trước thông tin này, nhiều phụ huynh bày tỏ quan điểm. Chị Nguyễn Thanh Thảo (Đống Đa, Hà Nội), phụ huynh có 2 con trong độ tuổi đến trường cho biết, từ nhiều năm nay, gia đình chị đều phải chi từ 1 - gần 2 triệu đồng để mua sách cho con mỗi dịp đầu năm học và không hề được giải thích đâu là sách giáo khoa, đâu là sách tham khảo.

"Những năm trước, khi chỉ có 1 bộ sách giáo khoa, gia đình tôi thường tự mua sách tại các nhà sách và sẽ được chiết khấu từ 10 - 30% giá bìa.  Vài năm trở lại đây, vì lo sợ mua không đúng loại con học, nên tôi chuyển sang đăng kí tại trường và mua theo đúng giá in trên bìa sách.

Trong danh mục nhà trường kê có kèm theo rất nhiều sách bổ trợ, sách bài tập. Thực tế, giá thành đội lên là do những loại sách này" - chị Thảo chia sẻ. 

Bảng giá sách giáo khoa lớp 3 của bộ Chân trời sáng tạo
Bảng giá sách giáo khoa lớp 3 của bộ Chân trời sáng tạo

"Mong muốn của tôi cũng như của tất cả các phụ huynh là Nhà nước sớm có giải pháp thống nhất nội dung SGK và tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sách. Bên cạnh đó, xử phạt nghiêm cá nhân, tổ chức trục lợi" - anh Ngô Thành Đạt (Ba Đình, Hà Nội) nêu quan điểm.

Lãng phí sách giáo khoa dùng một lần

Cũng trong kết luận của Thanh tra Chính phủ, vấn đề lãng phí hàng nghìn tỉ đồng từ sách giáo khoa dùng một lần cũng được nhắc tới. Nhiều phụ huynh bày tỏ, các cơ quan chức năng cần làm rõ dấu hiệu "lợi ích nhóm" trong vấn đề này.

Thời điểm năm 2017, dư luận xã hội cũng từng bày tỏ sự bức xúc trước việc SGK được thiết kế nhiều bài tập, học sinh phải viết luôn vào sách và không thể tái sử dụng được.

Trên diễn đàn Quốc hội, các đại biểu cũng bàn luận về việc "mỗi năm phụ huynh bỏ hàng nghìn tỉ đồng mua SGK rồi bán giấy vụn".

Khi đó, trước những ý kiến của dư luận, trả lời Lao Động, lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nói rằng, về cơ bản, SGK không thiết kế để học sinh viết vào sách. Tuy nhiên ở SGK môn này môn kia, lớp này lớp khác có những bài tập với lệnh điền / viết / nối…

Bên cạnh những bài tập tự luận, các tác giả viết sách đã đưa các dạng bài tập trắc nghiệm, điền khuyết, nối… nhằm tăng cường hoạt động, kích thích tư duy học sinh.

Tuy nhiên, trong sách giáo viên đều đã có nội dung lưu ý giáo viên việc nhắc nhở học sinh không viết vào sách, hướng dẫn các em chép đề bài ra vở để làm. Việc học sinh làm bài tập luôn vào SGK xảy ra là có thể do giáo viên chưa truyền đạt kỹ đến học sinh.

Phía Nhà xuất bản cũng không tự ý sửa sách, hay tự ý cho bài tập vào SGK, mà đều phải được Hội đồng thẩm định của Bộ GDĐT thông qua. Vì thế, để xảy ra việc lãng phí SGK dùng một lần, cần làm rõ cả trách nhiệm của hội đồng thẩm định.

Tường Vân - Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Lãng phí hàng tỉ đồng mua sách tham khảo, gánh nặng cho phụ huynh

Vân Trang |

Tình trạng các cơ sở giáo dục bán sách giáo khoa (SGK) theo kiểu “bia kèm lạc” diễn ra phổ biến tại nhiều tỉnh thành trong những năm qua. Điều này gây lãng phí xã hội, phụ huynh tốn hàng nghìn tỉ đồng mua các đầu sách không cần thiết.

Ngành giáo dục và đào tạo - một năm nhìn lại

Vân Trang |

Năm 2022 là năm học ghi dấu sự nỗ lực của toàn ngành, khi vừa chống dịch vừa kiên quyết mở trường học trên toàn bộ 63 tỉnh/thành phố. Cùng Báo Lao Động nhìn lại những sự kiện giáo dục nổi bật trong năm qua.

Vụ 3,2 triệu sách giáo khoa giả: Vì sao cựu Cục Phó QLTT Trần Hùng vướng lao lý?

Việt Dũng |

Ông Trần Hùng bị cáo buộc, qua người trung gian, hướng dẫn bà trùm sách giáo khoa giả thay đổi lời khai về nguồn gốc số sách bị thu giữ để không bị xử lý, sau đó nhận 300 triệu đồng.

Dự báo diễn biến đợt nắng nóng gay gắt đầu tiên trong năm 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định từ ngày mai 22.3, Bắc Bộ và Trung Bộ sẽ ghi nhận sự tăng nhiệt nhanh chóng. Đặc biệt, có khu vực đạt ngưỡng nắng nóng gay gắt ngay trong đợt nắng diện rộng đầu tiên của năm 2023.

Hiện trường vụ cháy ở Công ty Cổ phần One One miền Trung

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Lực lượng chức năng đã khống chế được đám cháy tại Công ty Cổ phần One One miền Trung và đang thống kê thiệt hại, điều tra nguyên nhân vụ cháy.

Khu đô thị Tropical City của FLC ở Hạ Long bị đề nghị thu hồi một phần

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Do nợ các khoản thuế khoảng 97 tỉ đồng, UBND TP.Hạ Long đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét thu hồi một phần diện tích Khu đô thị Tropical City Hạ Long của FLC tại phường Hà Khánh, TP.Hạ Long. Hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đang rà soát tình hình thực hiện dự án này để tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ninh.

Vựa lúa gạo Châu Á bị đe dọa vì cạn kiệt nước ngầm

Thanh Hà |

Vựa lúa gạo của thế giới có thể có thể gặp nguy hiểm nếu các biện pháp canh tác bền vững hơn không được áp dụng do khai thác nước ngầm quá mức và biến đổi khí hậu khiến các phương pháp canh tác lâu đời trên khắp châu Á bị đe dọa.

Áp thuế đặc biệt đồ uống có đường: Không nên coi đường là "tội phạm"

THÙY TRANG |

Với lý do đồ uống có đường làm gia tăng tình trạng trẻ thừa cân, béo phì nên Bộ Tài chính đề xuất sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng cần có định nghĩa rõ ràng và không cào bằng. Bởi đa phần các thực phẩm đều có đường và chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn nào về loại “đồ uống có đường”.

Lãng phí hàng tỉ đồng mua sách tham khảo, gánh nặng cho phụ huynh

Vân Trang |

Tình trạng các cơ sở giáo dục bán sách giáo khoa (SGK) theo kiểu “bia kèm lạc” diễn ra phổ biến tại nhiều tỉnh thành trong những năm qua. Điều này gây lãng phí xã hội, phụ huynh tốn hàng nghìn tỉ đồng mua các đầu sách không cần thiết.

Ngành giáo dục và đào tạo - một năm nhìn lại

Vân Trang |

Năm 2022 là năm học ghi dấu sự nỗ lực của toàn ngành, khi vừa chống dịch vừa kiên quyết mở trường học trên toàn bộ 63 tỉnh/thành phố. Cùng Báo Lao Động nhìn lại những sự kiện giáo dục nổi bật trong năm qua.

Vụ 3,2 triệu sách giáo khoa giả: Vì sao cựu Cục Phó QLTT Trần Hùng vướng lao lý?

Việt Dũng |

Ông Trần Hùng bị cáo buộc, qua người trung gian, hướng dẫn bà trùm sách giáo khoa giả thay đổi lời khai về nguồn gốc số sách bị thu giữ để không bị xử lý, sau đó nhận 300 triệu đồng.