Cô giáo “quyền lực” không giảng bài khi lên lớp từng bị phản ánh xúc phạm nặng nề học sinh

Bích Hà |

Liên quan đến phản ánh của học sinh Phạm Song Toàn (THPT Long Thới, Nhà Bè, TPHCM) về việc cô giáo dạy Toán của em khi lên lớp không giảng bài, không nói chuyện với học sinh, chiều 27.3, đại diện Sở GDĐT TPHCM đã xuống trường xác minh sự việc.

Theo thầy Bùi Minh Bình - Hiệu trưởng Trường THPT Long Thới –đến nay vẫn chưa có kết quả về vụ việc, vì có nhiều vấn đề chưa rõ ràng, cần được xác minh thêm.

Cô giáo “quyền lực”, không nói chuyện với học sinh mà em Phạm Song Toàn phản ánh là T.T.M.C, giáo viên dạy Toán của Trường THPT Long Thới từ năm 2000 – 2005. Sau đó, cô chuyển sang dạy tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4. Đến năm 2012, cô quay lại trường Long Thới và dạy Toán cho học sinh khối 10 và 11 đến hiện tại.

Theo nguồn tin từ Dân Trí, trong thời gian công tác tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, cô C từng bị học sinh và phụ huynh có đơn tố gửi đi nhiều cơ quan chức năng và báo chí về việc có lời lẽ xúc phạm nặng nề học sinh.

Theo đơn, trong giờ giảng khi có tiếng ồn, cô quay xuống hỏi: "Ai sủa trong lớp?" rồi chất vấn lớp trưởng: "Ai là người thường hay sủa trong lớp?".

Ở nhiều tiết học khác, cô C thường xuyên đuổi học sinh ra ngoài hành lang, thậm chí có khi đuổi gần nửa lớp, đến độ thời điểm đó ở trường còn gọi "lớp học ngoài hành lang". Thậm chí, có trường hợp, học sinh ốm nghỉ học có xin phép, giám thị xác nhận thì cô C vẫn đuổi ra ngoài, xé sổ liên lạc.

Thời điểm đó, phụ huynh có con theo học cô C cũng phản ánh con mình chỉ bài cho bạn liền bị cô chửi "phân chó mà tưởng pa-tê" và cô gọi con chị là "giống như chó dại", "mày về uống thuốc thần kinh" khi em thay mặt cả lớp xin nhà trường giữ lại giáo viên cũ để không phải học cô C.

Thời điểm năm 2012, phản ánh của phụ huynh và học sinh về sự việc trên được gửi lên Sở GDĐT TPHCM. Sau đó, lãnh đạo sở đã ký quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với cô T.T.M.C vì vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đạo đức, tư cách nhà giáo, xâm hại môi trường sư phạm.

Sau đó, Sở GDĐT TPHCM đồng ý cho cô C chuyển về Trường THPT Long Thới theo nguyện vọng.

Theo nguồn tin của Lao Động, sau thời điểm bị kỷ luật, cô C đã có bức tâm thư gửi báo chí về việc phủ nhận các nội dung mà học sinh và phụ huynh phản ánh. Cô khẳng định do học sinh làm ồn trong lớp, không cho các bạn khác học bài nên cô mới mời học sinh đó xuống phòng giám thị ngồi, hoàn toàn không có lời nói xúc phạm học sinh.

Cũng tại thời điểm đó, cô C thừa nhận, sau khi đơn phản ánh của phụ huynh đăng tải trên báo chí, cộng thêm những ý kiến phản hồi gay gắt của độc giả khi chưa tìm hiểu rõ sự tình, đã khiến cô bị sốc nặng, tinh thần chán nản vô cùng.

Có thể vì những lý do này khiến cô dần xa cách và không muốn giao tiếp với học sinh, hoặc chọn cách “im lặng” khi lên lớp.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Xác minh vụ “cô giáo quyền lực” im lặng khi lên lớp khiến học sinh Sài Gòn bật khóc

Bích Hà |

Theo thầy Bùi Minh Bình - Hiệu trưởng Trường THPT Long Thới (TPHCM), sau khi tiếp nhận thông tin từ báo chí về việc học sinh Trường THPT Long Thới khóc khi nói về việc cô giáo dạy Toán lên lớp chỉ giao bài tập cho học sinh làm, không nói gì với học sinh, nhà trường đã tiến hành xác minh về sự việc này.

Làm gì để trong sạch, lành mạnh môi trường giáo dục

HUYÊN NGUYỄN |

Trước hàng loạt các vụ việc đáng tiếc xảy ra gần đây trong môi trường giáo dục như phụ huynh ép giáo viên quỳ gối xin lỗi, gia đình học sinh đánh thầy giáo nhập viện, hay hành hung giáo viên dẫn đến nguy cơ sẩy thai, rồi học sinh bóp cổ cô giáo..., nhiều chuyên gia nhận định, môi trường giáo dục đang dần bị phụ huynh nghĩ theo hướng thương mại hoá theo kinh tế thị trường.

Nữ sinh Sài Gòn bật khóc vì giáo viên “câm lặng” khi lên lớp: Tại sao lại có nhà giáo "quyền lực" đến vậy?

Bích Hà |

Ngày 23.3, tại chương trình gặp gỡ giữa lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM với học sinh tiêu biểu năm 2018, em Phạm Song Toàn (THPT Long Thới, Nhà Bè) đã bật khóc khi kể về mối quan hệ xa cách giữa học sinh và giáo viên.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Xác minh vụ “cô giáo quyền lực” im lặng khi lên lớp khiến học sinh Sài Gòn bật khóc

Bích Hà |

Theo thầy Bùi Minh Bình - Hiệu trưởng Trường THPT Long Thới (TPHCM), sau khi tiếp nhận thông tin từ báo chí về việc học sinh Trường THPT Long Thới khóc khi nói về việc cô giáo dạy Toán lên lớp chỉ giao bài tập cho học sinh làm, không nói gì với học sinh, nhà trường đã tiến hành xác minh về sự việc này.

Làm gì để trong sạch, lành mạnh môi trường giáo dục

HUYÊN NGUYỄN |

Trước hàng loạt các vụ việc đáng tiếc xảy ra gần đây trong môi trường giáo dục như phụ huynh ép giáo viên quỳ gối xin lỗi, gia đình học sinh đánh thầy giáo nhập viện, hay hành hung giáo viên dẫn đến nguy cơ sẩy thai, rồi học sinh bóp cổ cô giáo..., nhiều chuyên gia nhận định, môi trường giáo dục đang dần bị phụ huynh nghĩ theo hướng thương mại hoá theo kinh tế thị trường.

Nữ sinh Sài Gòn bật khóc vì giáo viên “câm lặng” khi lên lớp: Tại sao lại có nhà giáo "quyền lực" đến vậy?

Bích Hà |

Ngày 23.3, tại chương trình gặp gỡ giữa lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM với học sinh tiêu biểu năm 2018, em Phạm Song Toàn (THPT Long Thới, Nhà Bè) đã bật khóc khi kể về mối quan hệ xa cách giữa học sinh và giáo viên.