Chiến tranh biên giới sẽ được đưa vào giảng dạy trong chương trình mới

HUYÊN NGUYỄN |

Việc trình bày lịch sử chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam, phía Bắc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975 đến nay còn sơ lược, không tương xứng vị trí và ý nghĩa của những quá trình lịch sử đó.

GS-TS Phạm Hồng Tung - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐH Quốc gia Hà Nội, chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới cho biết: Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vùng biên giới phía Bắc (17.2.1979-18.3.1979) và cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc ở và biển Đông (1979-1991) là những quá trình lịch sử hoàn toàn có thật, có ý nghĩa rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam hiện đại.

Tuy nhiên, cũng giống như lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Tây Nam (1975-1978), các quá trình lịch sử này cho tới nay còn chưa được nghiên cứu và trình bày đầy đủ trên các diễn đàn công khai ở Việt Nam, đặc biệt là trong nội dung giáo dục lịch sử trong nhà trường phổ thông các cấp.

Theo GS Tung, trong chương trình giáo dục phổ thông mới, các nội dung này sẽ được trình bày đầy đủ hơn.

Ở cấp tiểu học, học sinh sẽ được tiếp cận từng giai đoạn lịch sử, những điểm nhấn quan trọng thông qua những chuyện kể lịch sử, truyền thuyết, di tích, di sản, hiện vật tiêu biểu phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Với cách tiếp cận này, hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc chưa được đề cập đến.

Ở cấp THCS, nội dung về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ được trình bày ở lớp 9, trong mạch nội dung “Việt Nam trong những năm 1976-1991”. Đây cũng là nội dung lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải với lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông được trình bày.

Với tính chất của một nội dung thông sử, vấn đề này sẽ được trình bày ở mức tóm lược những nguyên nhân và diễn biến, chủ yếu làm rõ vị trí và ý nghĩa của chúng trong diễn trình lịch sử dân tộc.

Ở cấp THPT, lịch sử hai cuộc chiến nêu trên sẽ được tiếp tục trình bày trong khuôn khổ chủ đề “Cách mạng tháng Tám 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng năm 1945 đến nay)”.

Chủ đề này được tổ chức dạy và học trong lớp 12. Như vậy, lịch sử hai cuộc chiến tranh này được đặt trong một mạch nội dung cùng với cuộc Cách mạng tháng Tám, cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Cách đặt vấn đề như vậy sẽ giúp cho việc tìm hiểu về cuộc chiến này đặt trên một hệ quy chiếu lịch sử đồng nhất là lịch sử quân sự - lịch sử kháng chiến và chiến tranh chống ngoại xâm. Theo cách này, việc tìm hiểu lịch sử các cuộc chiến tranh của học sinh sẽ thuận lợi hơn, sâu sắc hơn, đồng thời cũng tránh được bất kỳ sự can thiệp nào vào nội dung chương trình giáo dục nhân danh “vấn đề nhạy cảm”.

Tương tự, lịch sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và Biển Đông sẽ được trình bày kĩ hơn trong 3 chủ đề: “Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông” (lớp 11), “Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay” và “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam” lớp 12. Các vấn đề này sẽ được xem xét trong cái nhìn toàn diện, hệ thống, vừa sâu sắc, vừa toàn diện hơn, vì vậy không ai còn có thể ngại ngùng về tính “nhạy cảm” của nó nữa, GS Tung nói.

Như vậy, với cách thức cấu trúc như vậy, lịch sử các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (bao gồm Kháng chiến chống thực dân Pháp, Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc) sẽ được đề cập ít nhất 2 lần ở cấp THCS và THPT với mức độ và cách tiếp cận khác nhau. Riêng vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia từ sau 1979, được đề cập đến ít nhất 3 lần trong 3 chủ đề khác nhau.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Đi tìm những liệt sĩ ngã xuống tại Vị Xuyên

LÃNG QUÂN |

Đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trong chiến tranh Biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã cất bốc nhiều xương cốt ở các hang núi. Hang này hai bộ, hang này 5 bộ, chỗ kia 10 hài cốt hòa lẫn với nhau nên phải quy tập thành một mộ tập thể ở Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên. Riêng ở mặt trận Hà Tuyên này, ước tính, vẫn có hàng nghìn bộ hài cốt với nhiều thuốc nổ, đạn pháo, bom mìn ở chung trên các dãy núi bi tráng của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại năm 1979 - 1989.

Những người quyết hy sinh cho Tổ quốc

NGUYỄN HÙNG - QUẾ CHI |

Chiến trường Vị Xuyên tháng 2 năm 1979 và cả những năm tháng trong gần 10 năm sau đó, có những người lính đã hy sinh, có những thương binh, cựu binh, những người lính can trường, quả cảm từ chiến trường Vị Xuyên không bao giờ bị quên lãng…

Hồi ức của vị tướng chỉ huy mặt trận Vị Xuyên

VIỆT VĂN |

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy sinh năm 1931, nguyên Quyền Tư lệnh Quân khu 2, đã trải qua ba cuộc chiến tranh: Chống Pháp, chống Mỹ và chống quân xâm lược phương Bắc. Đã xấp xỉ tuổi 90, nhưng tướng Huy vẫn cực kỳ minh mẫn, giọng nói sang sảng và ký ức của ông vẫn ghi dấu mốc những sự kiện, con số rõ mồn một của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 40 năm về trước…

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Đi tìm những liệt sĩ ngã xuống tại Vị Xuyên

LÃNG QUÂN |

Đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trong chiến tranh Biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã cất bốc nhiều xương cốt ở các hang núi. Hang này hai bộ, hang này 5 bộ, chỗ kia 10 hài cốt hòa lẫn với nhau nên phải quy tập thành một mộ tập thể ở Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên. Riêng ở mặt trận Hà Tuyên này, ước tính, vẫn có hàng nghìn bộ hài cốt với nhiều thuốc nổ, đạn pháo, bom mìn ở chung trên các dãy núi bi tráng của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại năm 1979 - 1989.

Những người quyết hy sinh cho Tổ quốc

NGUYỄN HÙNG - QUẾ CHI |

Chiến trường Vị Xuyên tháng 2 năm 1979 và cả những năm tháng trong gần 10 năm sau đó, có những người lính đã hy sinh, có những thương binh, cựu binh, những người lính can trường, quả cảm từ chiến trường Vị Xuyên không bao giờ bị quên lãng…

Hồi ức của vị tướng chỉ huy mặt trận Vị Xuyên

VIỆT VĂN |

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy sinh năm 1931, nguyên Quyền Tư lệnh Quân khu 2, đã trải qua ba cuộc chiến tranh: Chống Pháp, chống Mỹ và chống quân xâm lược phương Bắc. Đã xấp xỉ tuổi 90, nhưng tướng Huy vẫn cực kỳ minh mẫn, giọng nói sang sảng và ký ức của ông vẫn ghi dấu mốc những sự kiện, con số rõ mồn một của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 40 năm về trước…