KỶ NIỆM 40 NĂM CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (17.2.1979 - 17.2.2019)

Đi tìm những liệt sĩ ngã xuống tại Vị Xuyên

LÃNG QUÂN |

Đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trong chiến tranh Biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã cất bốc nhiều xương cốt ở các hang núi. Hang này hai bộ, hang này 5 bộ, chỗ kia 10 hài cốt hòa lẫn với nhau nên phải quy tập thành một mộ tập thể ở Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên. Riêng ở mặt trận Hà Tuyên này, ước tính, vẫn có hàng nghìn bộ hài cốt với nhiều thuốc nổ, đạn pháo, bom mìn ở chung trên các dãy núi bi tráng của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại năm 1979 - 1989.

Những lòng hang huyệt mộ

Hà Giang. Tháng 2 năm 2019. Ngoài thủ tục công tác của một nhà báo, nhờ có lời giới thiệu đặc biệt của Đại tá Nguyễn Kim Chung (nguyên Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị - tương đương Phó Chính ủy ngày nay - Bộ CHQS tỉnh Hà Giang, người trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch ác liệt trong chiến tranh biên giới), Đội Tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đã cho chúng tôi đi theo trong một đợt quy tập.

Thiếu tá Nguyễn Đức Hiệp, Trợ lý Chính sách của Đội cùng 6 chiến sĩ khác nai nịt lên đường. Hạn chế tối đa các vật dụng bằng sắt, cũng như điện thoại di động, để tránh việc vô tình kích hoạt các vũ khí vật liệu nổ còn lưu lạc trên núi rừng. Theo đường đèo dốc ngoằn ngoèo, chúng tôi bắt đầu gửi xe máy ở nhà dân, hì hụi giở bản đồ, ngửa mặt lội bộ ngược các dốc núi chênh vênh đá tai mèo.

Đây là khu vực thuộc các thôn bản Nậm Ngặt, Giang Nam của xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Bom mìn vật liệu nổ còn rất nhiều. Chúng tôi có trong tay những video người dân đào được cả kho đạn pháo, họ cầm dao cắt những vỏ bọc bằng sắt đã gỉ của bom mìn đạn pháo cứ như đang gọt một quả bầu. Nhiều nòng pháo dài đến gần 2m, to như cột nhà được đào lên từ bùn đất, Việt Hùng (chủ quán càphê AK ở TP.Hà Giang) đã khiêng nó về trưng bày.

Thực hiện mệnh lệnh của trái tim

Chúng tôi đi nửa tiếng đồng hồ, tim như bay ra khỏi lồng ngực trước các con dốc dựng đứng. Đội tìm kiếm quy tập không có lính trẻ. Họ phải tìm những sĩ quan tinh nhuệ, có kinh nghiệm, có cả lãnh đạo đội công binh rà phá bom mìn được bổ sung vào.

Dũng, đội phó Đội quy tập kể về những ngày phải ngủ ở bản làng xa xôi, lập lán giữa rừng thực hiện mệnh lệnh của trái tim. Anh Hiệp thì dặn chúng tôi phải đi thẳng hàng, chân người sau đặt đúng vào mỏm đá mà chân người trước đã đặt. Bởi, đạn M79, đạn pháo các loại, mìn các kiểu của cả ta và địch vẫn đầy rẫy xung quanh. Chỉ một sơ sẩy nhỏ là không bao giờ làm lại được. Tất nhiên, trong khu vực, nhiều nơi, lực lượng công binh đã rà phá bom mìn rồi đem nhiều vũ khí vật liệu nổ đi tiêu hủy. Thế nhưng vẫn còn đó các tấm biển ghi rất rõ: “Bãi mìn - Không phận sự miễn vào!”.

Hoặc các cột mốc bốn cạnh “Mốc RPVC” (mốc rà phá vật cản) đều có các phía sơn màu khác nhau. Cạnh nào sơn nâu thì nó sẽ hướng ra phía mà bom mìn được rà phá an toàn rồi. Cạnh nào sơn trắng, thì trước mặt nó, kéo hút lên tán rừng, lên các dãy núi kia, sẽ là khu vực chưa được dọn sạch khỏi nạn “ô nhiễm bom mìn”. Về nguyên tắc, phía đó, một bước chân có thể khiến nhiều mạng người sơ sẩy.

Đó cũng là lý do mà Dũng, người 8 năm là Đại đội trưởng Đội công binh số 19 chuyên đi rà phá bom mìn vật liệu nổ trên địa bàn được điều về làm Đội phó đội quy tập. Với biên cương này, việc quy tập hài cốt liệt sĩ gắn liền với công tác rà phá bom mìn.

Chúng tôi xuống lần lượt từng hang núi. Không thể lên núi cao nhìn địa thế để đoán nơi mai táng người; càng không thể gọi bà con ra hỏi. Vì như trên đã nói, lúc chiến sự ác liệt, dân sở tại sơ tán hết.

Có điểm cao, ta và địch giành nhau từng tấc đất, chiếm đi đòi lại đến hàng trăm lần. Chính vì thế “di tích” nổi tiếng: “Lò vôi thế kỷ” ở Vị Xuyên mới ra đời, dưới chân Lò Vôi là Thung lũng Gọi hồn.

Anh Hiệp và đội phải tìm các cựu chiến binh, hỏi họ thông tin rồi theo đó mà đi tìm kiếm. Các chú các bác rất nhớ nơi đồng đội của họ đã ngã xuống. Chúng tôi xuống một hang sâu. Hang tự nhiên rất nhỏ, nhưng phát hiện 2 hài cốt. Cách đó vài trăm mét đường leo núi đá tai mèo, một hang có phần cửa vỡ toác đã là nơi dừng chân cuối cùng của 10 người cầm súng vệ quốc, trước khi họ trở thành liệt sĩ.

Quy tập hài cốt liệt sĩ trong chiến tranh biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Rất nhiều vật liệu nổ nguy hiểm được đoàn quy tập nhặt ra từ hang sâu, trước khi tìm thấy xương cốt những người hùng vệ quốc. Ảnh: P.V
Quy tập hài cốt liệt sĩ trong chiến tranh biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Rất nhiều vật liệu nổ nguy hiểm được đoàn quy tập nhặt ra từ hang sâu, trước khi tìm thấy xương cốt những người hùng vệ quốc. Ảnh: P.V

Dép nhựa buộc quai sắt!

Tôi, có lẽ mãi mãi còn bị ám ảnh và xúc động, khi bước xuống hang sâu tối om trong buổi chiều hôm đó. Mỗi người một cái đèn pin. Anh Hiệp thắp nhang ở cửa hang, lầm rầm cầu khấn, đặt mấy chén rượu mời các chú các bác. Rồi không biết là nỗi sợ bom mìn, đạn pháo bất ngờ phát nổ hay lòng xúc động trước các di vật của các liệt sĩ, mà tất cả chúng tôi cùng lặng đi. Ai đó nghẹn lời. Sự im lặng tuyệt đối.

Một khay đạn gỉ mục, viên nào cũng nhọn hoắt như chông (vì chưa nổ) được cẩn trọng gom vào một vách đá. Lại thêm lựu đạn hình như quả dứa. Có lựu đạn mỏ vịt, cái mỏ vịt nằm cạnh đã gãy lìa ra khỏi vật sát thương đáng sợ. Đạn súng M79 to bằng chuôi liềm, đầu nó tròn nhẵn màu vàng. Vô số mảnh đạn, các hộp sắt vốn đựng đồ ăn của chiến sĩ.

Bước chân của chúng tôi nhon nhón trong đất ẩm. Ai cũng sa lệ. Vì trước mặt mình là đủ loại quần áo nát mủn, tăng võng, các bao cát còn nguyên. Các hài cốt được mang lên từ đây, quần áo họ mặc khi chiến đấu đã mục nát, xác xơ sau mấy chục năm đằng đẵng. Nhiều trần hang còn ghi rõ vệt sơn trắng: “9 - 3 - 1985”. Nhiều cái bình tông ghi rõ phiên hiệu “A2” của đơn vị mà người ngã xuống đã chiến đấu.

Một thời chiến đấu gian khổ và hy sinh bi tráng hiện ra. Di cốt nát vỡ. Đồ vật tưởng như khá nguyên vẹn. Nhưng, hễ mang ra khỏi hang tối thì tất cả tiêu tán. Khoảng 40 năm rồi, giữa mưa gió, giữa cảnh nước ngập lòng hang. Thiên nhiên khắc nghiệt. Có cái ví được tìm thấy, có cả giấy tờ, anh em khấp khởi hy vọng, nhưng mang ra chuẩn bị đọc các dòng chữ là tất cả mủn hết.

Anh Hiệp bảo, đau lắm. Có chữ được khắc trên vật dụng bằng sắt, như bình tông, nhưng lại chỉ là phiên hiệu, tên đơn vị, chứ không có tên của người ngã xuống.

Tôi bước vào một hang, chàng sĩ quan cầm đèn pin dẫn đường giới thiệu cả một không gian sống và chiến đấu hết sức kham khổ, chật hẹp của thế hệ cha anh cách nay bốn thập kỷ. Đây là dây thông tin căng tạm để treo tấm tăng chống nước mưa cho “mái đá trú ẩn”. Đây là vài bao cát chèn cửa hang. Kia là các vỏ mìn được tận dụng phục vụ sinh hoạt. Ống thuốc, hộp sắt đựng đồ ăn dã chiến.

Khẩu súng AK báng gấp vỡ tan, lòi ra mấy viên đạn vẫn còn nguyên. Đá tai mèo. Kê khẩu súng lên, pháo địch giã xuống xối xả. Anh Hiệp mang khẩu súng bi thương về trưng bày ở Đội.

Một hiện vật mà bất cứ ai nhìn thấy cũng phải bật khóc. Đó là đôi dép nhựa “Hải Phòng” (và “Tiền Phong”) từng rất thịnh hành những năm 1980 - 1990. Người lính đã ăn bo bo, chia nhau điếu thuốc lào bé bằng hạt đỗ, dép đứt thì nung con dao lên lửa, tự hàn. Lúc dép đứt hết quai, thì cắt dây thông tin ra, tết thành bó như dây chão. Họ đem thay 100% dây quai của dép nhựa bằng... bằng dây thông tin (bằng sắt). Tôi nghĩ mãi chưa hiểu, làm sao các chiến sĩ ta có thể đi dép với quai xỏ vào kẽ ngón chân, ốp lên mu bàn chân, mà quai lại làm bằng dây sắt!

Lại cầm đèn pin, tránh vô ý dẫm phải từng miếng vải, từng cọng nilon, từng di vật thiêng liêng. Áo, quần, tăng, võng, súng, đạn, ví, đồng hồ, thắt lưng và xiết bao vật kỷ niệm. Xúc cảm rưng rưng. Các liệt sĩ đã sống và chiến đấu quả cảm thật đáng tự hào.

Cuộc “hồi hương” huyền thoại

Theo đề án tìm kiếm hài cốt liệt sĩ của BCHQS tỉnh Hà Giang, nếu được rà phá bom mìn vật liệu nổ, giai đoạn 2018 - 2019 sẽ quy tập được tới 600 hài cốt. Trước đó suốt từ năm 2013 đến nay, lực lượng chức năng mới chỉ tìm và xác định được danh tính của 15 liệt sĩ, số còn lại là chưa rõ danh tính, thậm chí nhiều xương cốt hòa chung trong một ngôi mộ tập thể. Vì cuộc chiến quá khốc liệt.

Thiếu tá Hiệp cho biết: Còn ít nhất 1.300 liệt sĩ nữa cần được Đội nỗ lực tìm kiếm trong thời gian tới. Trước mắt, lực lượng công binh cần làm sạch ít nhất 1.720ha rừng núi bị ô nhiễm bom mìn vật liệu nổ trên 3 xã Thanh Thủy, Xín Chải, Thanh Đức (của huyện Vị Xuyên).

Anh Hiệp và cả đội không sao quên được ngày đưa hài cốt liệt sĩ Đinh Văn Trung, người Bắc Từ Liêm, Hà Nội về quê để bàn giao. Xe của đoàn rời Hà Giang, đi dọc đường qua các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc rồi xuống Hà Nội, đến đâu cũng được đồng đội của liệt sĩ chờ đón, làm lễ truy điệu. Họ và gia đình vô cùng xúc động, khi mà gần 40 năm trôi qua, xương cốt của liệt sĩ đã được trở về với gia đình và đồng đội, với đầy đủ thông tin tên tuổi địa chỉ. Khi hy sinh, đồng chí Đinh Văn Trung mới 20 tuổi, chưa lập gia đình...

Cả đội như quên hết mọi gian khó, khi tìm được hài cốt, tìm được địa chỉ gia đình liệt sĩ Vương Văn Páo để đưa đồng chí hồi hương. Trên địa bàn Tả Ván, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, bà con báo tin có một ngôi mộ không ai thờ cúng từ khá lâu. Đi hỏi các đơn vị bộ đội từng chiến đấu ở đó, thì họ cho biết: Có liệt sĩ hy sinh trên địa bàn vào năm 1984. Người dân cũng xác nhận, họ đã tiến hành mai táng. Có cả ván gỗ ghép lại để khâm liệm cẩn thận, đội quy tập lần theo các địa chỉ. Khi đào lên, mối đã ăn đến tận nắp ván thiên, rất may xương cốt vẫn còn quá... “đẹp”. Hai chiếc nhẫn bằng đồng và bằng vật liệu giống như bạc vẫn y nguyên. Khớp nối các thông tin, đồng đội của liệt sĩ Páo cho biết: Đồng chí phụ trách đội vận tải lương thực dọc đường núi. Ở vị trí rừng già, cách đường ôtô 5km. Lực lượng từ bên kia biên giới xâm nhập bắn lén rồi tẩu thoát. Đồng chí hy sinh và bà con mai táng ngay tại nơi anh đã ngã xuống.

Từ một vùng khốc liệt đổ nát sau chiến tranh Biên giới, bây giờ, lên Hà Giang, Vị Xuyên, người ta có thể cảm nhận được sự hồi sinh và phát triển thịnh vượng. Thành phố tỉnh lỵ mở rộng và sầm uất sang hai bờ sông Lô thơ mộng. Đường trải nhựa rộng và êm ru từ trung tâm tỉnh lên Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, giúp người ta có thể nhấn ga lên tận đường biên mốc giới trong hai chục phút! Các xã biên giới đều có đường kiên cố, đường ôtô đến tận thôn bản. Lực lượng công binh liên tục nỗ lực rà phá bom mìn vật liệu nổ, trả lại các vùng rừng núi an toàn cho phát triển kinh tế và tìm kiếm hài cốt các người hùng vệ quốc. Thậm chí, đường lên khu vực “Lò vôi Thế kỷ” bị bom mìn đạn pháo cày nát kinh hoàng bậc nhất, bây giờ cũng vừa mới hoàn tất công việc trải nhựa, đổ bê tông cho xe ôtô leo dốc vào tận các triền hoa gạo biên tái, đến tận bậc tam cấp của Khu vực uy nghi Tưởng niệm những người lính Vị Xuyên “sống bám đá, chết hóa đá thành bất tử".

LÃNG QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Hoàn thiện thể chế chính sách để thu hút dòng vốn FDI

ĐÌNH TRỌNG |

Chiều 14.2, tại Hội nghị tham vấn hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài (FDI), Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết chủ trương nhất quán của Việt Nam là tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 2 ngày

Xuân Hải |

Tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến diễn ra vào ngày 21 và 22.02.2019 tới đây, Ủy ban sẽ nghe Chính phủ báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Hồi ức của vị tướng chỉ huy mặt trận Vị Xuyên

VIỆT VĂN |

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy sinh năm 1931, nguyên Quyền Tư lệnh Quân khu 2, đã trải qua ba cuộc chiến tranh: Chống Pháp, chống Mỹ và chống quân xâm lược phương Bắc. Đã xấp xỉ tuổi 90, nhưng tướng Huy vẫn cực kỳ minh mẫn, giọng nói sang sảng và ký ức của ông vẫn ghi dấu mốc những sự kiện, con số rõ mồn một của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 40 năm về trước…

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Hoàn thiện thể chế chính sách để thu hút dòng vốn FDI

ĐÌNH TRỌNG |

Chiều 14.2, tại Hội nghị tham vấn hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài (FDI), Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết chủ trương nhất quán của Việt Nam là tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 2 ngày

Xuân Hải |

Tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến diễn ra vào ngày 21 và 22.02.2019 tới đây, Ủy ban sẽ nghe Chính phủ báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Hồi ức của vị tướng chỉ huy mặt trận Vị Xuyên

VIỆT VĂN |

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy sinh năm 1931, nguyên Quyền Tư lệnh Quân khu 2, đã trải qua ba cuộc chiến tranh: Chống Pháp, chống Mỹ và chống quân xâm lược phương Bắc. Đã xấp xỉ tuổi 90, nhưng tướng Huy vẫn cực kỳ minh mẫn, giọng nói sang sảng và ký ức của ông vẫn ghi dấu mốc những sự kiện, con số rõ mồn một của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 40 năm về trước…