Bữa cơm có thịt níu chân trò nghèo vùng cao đến lớp

Khánh Linh |

Những bữa cơm có thịt, nóng hổi, đầy đủ dinh dưỡng đã níu chân hàng chục nghìn học sinh vùng khó, nâng bước các em đến trường.

Đẩy lùi ngày cơm muối, canh suông, dựng lều học chữ

Ngày đầu năm mới ở những ngôi trường trong sương nơi biên cương Tây Bắc, từng cơn gió rét lùa qua khe cửa lớp học, thổi vào những đôi má đỏ ửng lên vì lạnh.

Tại điểm trường Hin Cáp, Trường PTDTBT TH&THCS Nà Khoang (xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La), sau tiếng trống tan trường, từ mỗi cửa lớp, lũ trẻ ùa ra như bầy ong vỡ tổ, từng bước chân chạy nhanh về khu bán trú, cất sách vở rồi lại chạy xuống khu bếp ăn, cùng nhau rửa tay sạch sẽ và ngồi vào những mâm cơm đã chia thức ăn nóng hổi.

Suất cơm ấm nóng, thơm nức mùi thịt xào cà chua và canh cải cuộn khói, chỉ bấy nhiêu thôi đã đủ làm ấm lòng hàng trăm cô cậu học trò vùng biên cương dưới cái lạnh cắt da cắt thịt.

Xúc những thìa cơm nóng trộn thức ăn ngon lành, em Lạo Thị Ni, học sinh lớp 4, điểm trường Hin Cáp chia sẻ: "Đi học em được ăn no, ăn cơm có thịt, ngon hơn ở nhà nhiều lắm, nên em rất thích đi học".

Ngồi bên cạnh chờ đón con về nghỉ ngày cuối tuần, anh Lạo A Cha (bản Púng Pảng, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp) chia sẻ: "Nhà tôi cách trường 11km, cho con đi học bán trú, ăn ngủ luôn tại trường, cứ chiều chủ nhật đưa xuống, đến chiều thứ 6 lại đón về. Cho con đi học dưới nhà trường, có thầy cô giáo trông coi, quan tâm, rồi được ăn no, tối ngủ ấm nên gia đình tôi yên tâm lắm".

Được biết, hiện tại ngôi trường này có hơn 1.000 học sinh, ở 10 điểm trường trong đó có 3 điểm bán trú gồm Hin Cáp, Nà Lừa và điểm trường THCS với gần 350 học sinh bán trú.

Thành quả đặc biệt từ những quyết sách đặc biệt

Gắn bó với xã vùng cao Làng Chếu, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã hơn 10 năm, kể từ khi học sinh vẫn còn "cơm muối, canh suông, dựng lều học chữ". Những hình ảnh học sinh rét co ro trên những căn chòi bên sườn núi giờ đây vẫn in hằn trong tâm trí thầy giáo Nghiêm Xuân Thế - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Làng Chếu.

Thầy Thế chia sẻ: "Trước đây, vào mỗi đầu năm học, khi các con cắp sách đến trường cũng là lúc bố mẹ dắt theo con dao mang gỗ, tre đi dựng lán gần trường để các con tiện đi học. Những ngày đông giá rét thì vất vả vô cùng.

Bữa cơm của các em thời điểm ấy chỉ là cơm trắng với muối, có bữa có thêm canh rau rừng hoặc măng, hiếm hoi lắm mới có một chút thịt".

Theo vị Hiệu trưởng, chính bởi nỗi nhọc nhằn trên con đường đi tìm con chữ, từ năm 2013 trở về trước, số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học chỉ đạt khoảng 50%, trong quá trình học THCS "rơi rụng" khoảng 50% nữa.

"Chính vì thế, để học được hết cấp THCS đã là cả một sự nỗ lực của gia đình và chính bản thân các em, chứ chưa nói đến đi học cấp 3 hay Đại học. Thế nhưng tính đến nay, sau 10 năm có nghị quyết về nấu ăn bán trú, tỉ lệ tuyển sinh đầu cấp THCS năm nào cũng đạt gần như 100%, nhiều em đã học hết cấp THPT và học tiếp lên Cao đẳng, Đại học" - vị Hiệu trưởng phấn khởi nói.

Theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, đến thời điểm hiện tại, mỗi em học sinh bán trú được nhận trợ cấp 720.000 đồng/tháng và 15kg gạo/tháng, đảm bảo ăn no, đủ.

Theo thống kê của Sở GDĐT tỉnh Sơn La, tính đến nay, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm hơn 60% so với khi chưa tổ chức nấu ăn tập trung bán trú; cơ bản khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, đặc biệt là học sinh dân tộc H’Mông, Khơ Mú, La Ha…

Năm học này, toàn tỉnh Sơn La có hơn 600 trường học, với tổng số 370.000 học sinh. Trong số này, có hơn 400 cơ sở giáo dục có bếp ăn nội trú, bán trú với trên 126.000 học sinh, chiếm 1/3, đa số là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.

Các năm 2016, 2017 và 2020, HĐND tỉnh Sơn La tiếp tục ban hành các Nghị quyết mới trên quan điểm mở rộng đối tượng thụ hưởng và nâng mức hỗ trợ nấu ăn bán trú. Hiện nay, các trường tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh bán trú được hỗ trợ 16 triệu đồng; Hỗ trợ cho viên chức, người lao động được giao nhiệm vụ quản lý học sinh bán trú từ 480 nghìn - 3 triệu đồng (theo số lượng học sinh).

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Vì những bữa cơm có thịt cho trẻ vùng cao

hà quyên (thực hiện) |

Những ngày cuối năm, trong cuộc trò chuyện với Báo Lao Động, nhà báo Nguyễn Anh Tú - Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ kiêm Giám đốc Quỹ "Trò nghèo vùng cao" (tiền thân là chương trình Cơm có thịt) - chia sẻ nhiều tâm tư về hành trình hơn 10 năm miệt mài thực hiện “mệnh lệnh từ trái tim”. Hàng trăm ngôi trường và hàng nghìn trẻ em miền núi phía Bắc đã có bữa ăn đầy đủ dưỡng chất, có trường học, giếng nước, chăn màn, quần áo ấm, thuốc chữa bệnh, đồ dùng học tập... Những tấm lòng đã kết nối với nhau và vẫn đang tiếp tục sứ mệnh yêu thương.

Bớt xén bữa cơm của học sinh là điều rất đáng xấu hổ

Tuyết Anh |

Liên quan đến sự việc bớt xén bữa ăn bán trú của học sinh tại một trường Tiểu học ở Lào Cai, nhiều giáo viên, phụ huynh cho rằng đây là điều đáng xấu hổ của người làm nghề giáo.

Nâng cao chất lượng bữa cơm ca, đảm bảo sức khỏe cho người lao động

DIỆU ANH |

Nhiều đơn vị, doanh nghiệp tại Ninh Bình quan tâm, từng bước điều chỉnh bữa ăn ca công nghiệp tốt nhất cho NLĐ, đảm bảo an toàn và đủ dinh dưỡng.

Toàn cảnh tuyến cao tốc gần 9.000 tỉ sắp được mở rộng thêm 2 làn xe

HỮU CHÁNH |

Mật độ phương tiện cao trong khi mỗi chiều chỉ có hai làn khiến Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thường xuyên ùn tắc, không đảm bảo tốc độ cho phép. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) mới đây đã thống nhất sớm mở rộng tuyến cao tốc từ 4 lên 6 làn xe để giải quyết tình trạng trên.

Loạt hệ số phồng to ở dự án liên quan đến ông Nguyễn Công Khế vừa bị bắt tạm giam

Lam Duy |

Dự án ở khu đất số 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TPHCM liên quan đến việc ông Nguyễn Công Khế bị bắt tạm giam có nhiều thay đổi về chiều cao, chức năng sử dụng đất, tổng số căn hộ cũng như quy mô dân số.

Bắt giam Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang

Việt Bắc |

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Hà Giang Nguyễn Thế Bình bị bắt giam do có nhiều sai phạm trong quá trình mua sắm trang thiết bị cho các trường học.

Bất ngờ xuất hiện mưa đá ở tỉnh Lai Châu

Tân Văn |

Một cơn mưa đá kéo dài 15 phút trút xuống xã Thum Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Cháy lớn trong đêm tại xưởng gỗ công nghiệp ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Một xưởng gỗ công nghiệp ở xã Thạch Long (huyện Thạch Hà) bị cháy trong đêm, đến gần 9h sáng nay, công tác chữa cháy vẫn đang tiếp tục.

Vì những bữa cơm có thịt cho trẻ vùng cao

hà quyên (thực hiện) |

Những ngày cuối năm, trong cuộc trò chuyện với Báo Lao Động, nhà báo Nguyễn Anh Tú - Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ kiêm Giám đốc Quỹ "Trò nghèo vùng cao" (tiền thân là chương trình Cơm có thịt) - chia sẻ nhiều tâm tư về hành trình hơn 10 năm miệt mài thực hiện “mệnh lệnh từ trái tim”. Hàng trăm ngôi trường và hàng nghìn trẻ em miền núi phía Bắc đã có bữa ăn đầy đủ dưỡng chất, có trường học, giếng nước, chăn màn, quần áo ấm, thuốc chữa bệnh, đồ dùng học tập... Những tấm lòng đã kết nối với nhau và vẫn đang tiếp tục sứ mệnh yêu thương.

Bớt xén bữa cơm của học sinh là điều rất đáng xấu hổ

Tuyết Anh |

Liên quan đến sự việc bớt xén bữa ăn bán trú của học sinh tại một trường Tiểu học ở Lào Cai, nhiều giáo viên, phụ huynh cho rằng đây là điều đáng xấu hổ của người làm nghề giáo.

Nâng cao chất lượng bữa cơm ca, đảm bảo sức khỏe cho người lao động

DIỆU ANH |

Nhiều đơn vị, doanh nghiệp tại Ninh Bình quan tâm, từng bước điều chỉnh bữa ăn ca công nghiệp tốt nhất cho NLĐ, đảm bảo an toàn và đủ dinh dưỡng.