Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đạt tiêu chuẩn giáo sư năm 2017

Đặng Chung |

Theo danh sách những người đạt chuẩn giáo sư năm 2017 mà Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước vừa công bố, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư.

Ngày 31.1 và 1.2, tại tại Hà Nội, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) nhiệm kỳ 2014-2019 đã họp Kỳ họp lần thứ VII. Tại kỳ họp, hội đồng đã xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017.

Sáng 2.2, Hội đồng đã công bố danh sách những người đạt chuẩn chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư.

Theo danh sách này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đạt chuẩn giáo sư năm 2017.

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến sinh ngày 1.8.1959, quê ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh tại xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Y Hà Nội, bà học tiếp bác sĩ nội trú rồi làm cán bộ giảng dạy tại trường giai đoạn 1984-1986.

Bà Tiến học nghiên cứu sinh tại Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh; Học nghiên cứu sinh chuyên sâu (D.E.A), tương đương cao học tại Đại học Bordeaux (Pháp).

Năm 2002, bà được công nhận chức danh Phó giáo sư.

Bà Tiến cũng từng đảm nhận các vị trí: Viện trưởng Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh, Ủy viên ban chấp hành Đảng ủy Viện, Ủy viên ban chấp hành Đảng bộ khối cơ sở Bộ Y tế. Trưởng ban điều hành chương trình mục tiêu Quốc gia khu vực phía Nam về Phòng chống sốt xuất huyết; Tiêm chủng mở rộng, phòng chống HIV/AIDS; Phòng chống dịch đường hô hấp cấp do Virus. Trưởng ban tư vấn kỹ thuật phòng chống dịch phía Nam. Chủ nhiệm Bộ môn vi sinh cộng đồng Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Năm 2011 – 2016 là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Đại biểu quốc hội khóa XIII. Nay là Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế.

Cũng theo Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, GS trẻ nhất năm 2017 là Phạm Hoàng Hiệp (Viện Toán học, Viện HLKH & CN VN), 35 tuổi (sinh 1.3.1982), ngành Toán học; kỷ lục GS trẻ nhất VN cho đến hết năm 2016 là 37 tuổi.

Còn PGS trẻ nhất năm 2017 là Đỗ Đức Thuận (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), 32 tuổi (sinh 28.9.1985), ngành Toán học; kỷ lục PGS trẻ nhất VN cho đến hết năm 2016 là 28 tuổi.

Năm nay lượng GS, PGS được phong tăng một cách đột biến, trong khi chỉ còn 1 năm nữa sẽ áp dụng tiêu chuẩn mới về phong chức danh GS, PGS. Theo quy định mới,  ứng viên phải có ít nhất 1-2  bài báo công bố quốc tế. Đây được xem là một rào cản rất lớn đối với nhiều người.

Vì số lượng người được phong GS, PGS tăng vào thời điểm được coi là "nhạy cảm", nên nhiều ý kiến cho rằng đây có thể là "chuyến tàu vét", trước khi tiêu chuẩn xét duyệt GS, PGS thay đổi theo chiều hướng siết chặt hơn trong thời gian tới.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Phá kỉ lục 41 năm qua, giáo sư trẻ nhất Việt Nam sinh năm 1982

HUYÊN NGUYỄN |

Vượt qua giáo sư trẻ nhất Việt Nam được vinh danh năm 2014 khi ở tuổi 37, ông Phạm Hoàng Hiệp (SN 1982) công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi được công nhận ở độ tuổi 35.

Tăng "chóng mặt" số lượng chức danh giáo sư, phó giáo sư

HUYÊN NGUYỄN |

Tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 tăng 1,75 lần so với năm 2016. Còn so với năm 2015, gấp 2,34 lần.

Biên soạn sách giáo khoa: Tại sao cứ phải giáo sư, tiến sĩ?

Đặng Chung |

Người tham gia vào việc biên soạn sách giáo khoa nên là các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia giáo dục hay bất kể người dân nào có cũng có quyền viết sách cho con em mình?

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Sông cạn

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi: Sau khi dặn dò con gái cột chắc chiếc ghe vào gốc cây, ông Bình lầm lũi đi lên chiếc chòi dành cho hai ba con ông. Má cái Hạ, vợ ông đã bỏ ba con mà đi vào một ngày mưa tràn bờ bãi. Hôm ấy bà một mình chạy ghe đi chợ thế rồi bà đi mãi không về.

Gặp gỡ người đàn ông nặng duyên với đàn cò suốt gần 1 thập kỷ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những năm trở lại đây, nhiều người đến xã Hà Ngọc (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) không khỏi bất ngờ trước cảnh hàng vạn con cò, con vạc, bồ nông bay kín vườn chim nhà ông Mai Văn Quân. Được biết, để có thành quả như ngày hôm nay, ông Quân đã cần mẫn suốt gần 1 thập kỷ qua để trồng tre, đắp bờ “dụ chim” về ở.

Người dân dùng đất bạc tỉ nuôi loài bò sát có giá bạc triệu mỗi ký

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Con dông là một trong những đặc sản của vùng đất nắng gió Bình Thuận. Để cung cấp ra thị trường với nhu cầu ngày càng lớn, nhiều người dân ở xã Thiện Nghiệp, TP.Phan Thiết đã nuôi dông trên những khu đất của gia đình.

Loạt doanh nghiệp chậm trả lãi trái phiếu, ngóng chờ Nghị định 65

Đức Mạnh |

Kẹt tiền, nhiều doanh nghiệp cho biết đang đàm phán và thỏa thuận với trái chủ để gia hạn, kéo dài thời gian trả nợ gốc và lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật.

Lý do Unicorp tạm ngưng cử đại diện Việt Nam tham gia Miss Universe

Thanh Trúc |

Unicorp - đơn vị tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam công bố tạm ngưng hợp tác bản quyền đề cử đại diện Việt Nam tham gia Miss Universe với tổ chức Miss Universe.

Phá kỉ lục 41 năm qua, giáo sư trẻ nhất Việt Nam sinh năm 1982

HUYÊN NGUYỄN |

Vượt qua giáo sư trẻ nhất Việt Nam được vinh danh năm 2014 khi ở tuổi 37, ông Phạm Hoàng Hiệp (SN 1982) công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi được công nhận ở độ tuổi 35.

Tăng "chóng mặt" số lượng chức danh giáo sư, phó giáo sư

HUYÊN NGUYỄN |

Tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 tăng 1,75 lần so với năm 2016. Còn so với năm 2015, gấp 2,34 lần.

Biên soạn sách giáo khoa: Tại sao cứ phải giáo sư, tiến sĩ?

Đặng Chung |

Người tham gia vào việc biên soạn sách giáo khoa nên là các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia giáo dục hay bất kể người dân nào có cũng có quyền viết sách cho con em mình?