Biên soạn sách giáo khoa: Tại sao cứ phải giáo sư, tiến sĩ?

Đặng Chung |

Người tham gia vào việc biên soạn sách giáo khoa nên là các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia giáo dục hay bất kể người dân nào có cũng có quyền viết sách cho con em mình?

Ngày 19.1, Bộ GDĐT đã công bố dự thảo 20 chương trình môn học, hoạt động giáo dục để lấy ý kiến xã hội. Bộ GDĐT sẽ tiếp thu ý kiến nhân dân trong vòng 2 tháng, sau đó hoàn thiện chương trình, dự kiến trong tháng 4 sẽ ban hành chương trình các môn học.

Từ chương trình môn học này, các tổ chức, cá nhân có thể tham gia viết sách giáo khoa. Để đảm bảo các bộ sách giáo khoa thống nhất về mục tiêu, yêu cầu cần đạt, Bộ GDĐT sẽ ban hành quy định rõ ràng về tiêu chuẩn của sách giáo khoa. Các tổ chức, cá nhân viết sách sẽ phải tuân thủ theo những quy định này. Sách sau khi viết phải được thông qua bởi một hội đồng thẩm định trước khi phát hành.

Khác với chương trình hiện hành chỉ có duy nhất một bộ sách giáo khoa do Bộ GDĐT chủ trì biên soạn, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam độc quyền phát hành, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có nhiều sách giáo khoa. Sách có thể do nhiều tổ chức, cá nhân soạn và chỉ là tài liệu dạy học không có tính pháp định. Trong đó, để đảm bảo việc có sách giáo khoa cho học sinh, Bộ GDĐT sẽ vẫn chủ trì biên soạn một bộ sách từ lớp 1 đến lớp 12.

Cũng tại cuộc họp báo này, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - đưa ra một thông tin trước những ý kiến băn khoăn của báo chí về việc ai có quyền viết sách giáo khoa mới, thành viên ban soạn thảo có được viết sách không?

Theo GS Thuyết: Ban soạn thảo chương trình không phải là đơn vị thẩm định sách nên không có liên quan lợi ích với việc viết sách giáo khoa. Vì vậy, thành viên ban soạn thảo chương trình có quyền viết sách giáo khoa.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cũng nhận định, nếu thành viên ban soạn thảo viết sách sẽ có nhiều thuận lợi, vì họ là người hiểu rõ chương trình môn học nhất.

Về điều này, một giáo viên tại Hà Nội góp ý: Chưa chắc người soạn thảo chương trình, một giáo sư, tiến sĩ giỏi có thể viết ra một bộ sách giáo khoa hay.

Lâu nay, việc biên soạn sách giáo khoa của chúng ta thường do đội ngũ chuyên gia, các GS, TS đang làm công tác nghiên cứu hoặc giảng dạy tại các trường đại học đảm nhiệm. Trong khi việc viết sách cho học sinh và giáo viên sử dụng đáng lẽ phải là những người trực tiếp có kinh nghiệm đứng lớp ở các trường phổ thông, thì mới có thể nắm bắt tâm tư, biết học sinh cần gì.

Mỗi lần thay đổi sách, một lý do luôn được đưa ra là sách cũ nặng tính hàn lâm, quá tải kiến thức… Giáo viên này cho rằng, sách giáo khoa mới nếu tiếp tục do những người chưa có kinh nghiệm đứng lớp, làm công tác nghiên cứu viết ra, thì có thể sẽ tiếp tục lặp lại những hạn chế của sách giáo khoa cũ.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Sách giáo khoa sẽ không còn là pháp lệnh

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 19.1, Bộ GDĐT tổ chức họp báo thông tin về dự thảo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Điểm mới của chương trình môn học là tính mở và tăng sự chủ động cho giáo viên. Đặc biệt, sách giáo khoa (SGK) sẽ không còn là pháp lệnh.

Sách giáo khoa sẽ không còn là pháp lệnh

Chương trình, SGK mới môn Lịch sử: Giảm học thuộc lòng, không cần nhớ số máy bay rơi

Đặng Chung |

GS Phạm Hồng Tung - Chủ biên chương trình môn Lịch sử - cho rằng, nếu dạy Lịch sử theo cách áp đặt một chiều thì chính ông cũng sợ chứ không riêng học sinh. Vì thế, trong chương trình mới, Ban soạn thảo đã xây dựng môn Lịch sử theo hướng mở, giảm tối đa việc học sinh phải học thuộc lòng kiến thức.

Thi cử trong chương trình mới có nhiều thay đổi với kiến thức ngoài sách giáo khoa

HUYÊN NGUYỄN |

Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo thông tin về dự thảo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ GDĐT tổ chức ngày 19.1.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Sách giáo khoa sẽ không còn là pháp lệnh

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 19.1, Bộ GDĐT tổ chức họp báo thông tin về dự thảo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Điểm mới của chương trình môn học là tính mở và tăng sự chủ động cho giáo viên. Đặc biệt, sách giáo khoa (SGK) sẽ không còn là pháp lệnh.

Sách giáo khoa sẽ không còn là pháp lệnh

Chương trình, SGK mới môn Lịch sử: Giảm học thuộc lòng, không cần nhớ số máy bay rơi

Đặng Chung |

GS Phạm Hồng Tung - Chủ biên chương trình môn Lịch sử - cho rằng, nếu dạy Lịch sử theo cách áp đặt một chiều thì chính ông cũng sợ chứ không riêng học sinh. Vì thế, trong chương trình mới, Ban soạn thảo đã xây dựng môn Lịch sử theo hướng mở, giảm tối đa việc học sinh phải học thuộc lòng kiến thức.

Thi cử trong chương trình mới có nhiều thay đổi với kiến thức ngoài sách giáo khoa

HUYÊN NGUYỄN |

Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo thông tin về dự thảo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ GDĐT tổ chức ngày 19.1.