Biên soạn bộ sách giáo khoa của Bộ GDĐT vừa lãng phí, vừa trở lại độc quyền

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nêu quan điểm, việc yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa vừa gây lãng phí, vừa không phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Có cần bỏ ra trên dưới 400 tỉ đồng để làm thêm một bộ sách giáo khoa nữa hay không?

Sau buổi làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội với Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới đây, dư luận dấy lên nhiều tranh cãi. Theo đó, đoàn giám sát yêu cầu Bộ GDĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa.

Đoàn giám sát mong muốn cần có một bộ sách giáo khoa của Bộ GDĐT để giữ an toàn cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới bởi giả sử các đơn vị xuất bản sách giáo khoa gặp vấn đề gì, liệu cả nền giáo dục phổ thông của nước ta có dừng lại để chờ các nhà xuất bản khắc phục vấn đề của họ xong rồi làm tiếp?

Tuy nhiên, phát biểu ý kiến tại phiên họp tổ ngày 24.10, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết, Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội đã nêu rõ việc thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa và có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý đề nghị nghiên cứu lại đề xuất giao Bộ
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý đề nghị nghiên cứu lại đề xuất yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Ảnh: Văn phòng Quốc hội

Theo bà Thúy, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, ngay năm đầu tiên thực hiện đổi mới, đã có 3 nhà xuất bản và nhiều công ty sách tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành đầy đủ sách giáo khoa của tất cả môn học.

Đến nay, đã triển khai đổi mới đến những lớp cuối cùng của cả ba cấp học và chưa xảy ra tình trạng thiếu sách. Số tiền mà các doanh nghiệp bỏ vào để làm sách giáo khoa cũng đã lên hơn 1.200 tỉ đồng.

Do vậy, bà Thúy đặt vấn đề có cần bỏ ra trên dưới 400 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước để làm thêm một bộ sách giáo khoa nữa hay không? Bởi, việc ra đời một bộ sách giáo khoa của bộ có dẫn đến tình trạng trở lại độc quyền, xóa bỏ xã hội hóa không? Đó là điều mà chúng ta cần cân nhắc.

Không phù hợp, gây lãng phí

Bà Thúy nêu rõ, qua xem xét báo cáo của Bộ GDĐT, Quốc hội đã ban hành nghị quyết 122/2020 quy định: "Khi thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó".

Luật Giáo dục, ban hành sau Nghị quyết 88/2014 thời gian 5 năm cũng chỉ quy định thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa.

Không quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa của bộ nữa. Điều này cũng phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ các bộ.

Do đó, bà Thúy cho rằng, nếu Quốc hội lại yêu cầu Bộ GDĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa thì điều đó vừa gây lãng phí, vừa không phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

"Vào thời điểm này, việc quyết định giao cho Bộ GDĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa là sự thay đổi chính sách giữa chừng rất lớn. Nhiều chuyên gia giáo dục, giáo viên và người dân không đồng tình với sự thay đổi này. Vì vậy, tôi đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện đánh giá tác động của việc Bộ GDĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa trước khi quyết định" - bà Thúy nêu.

Bởi theo bà Thúy, cái mới luôn là cái khó, ý kiến trái chiều không tránh khỏi, nên chăng để thực hiện hết 1 chu kỳ (sau năm học 2024-2025) rồi tổng kết, đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông, lúc bấy giờ điều chỉnh sẽ phù hợp và thuyết phục hơn.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên ủng hộ trao quyền chọn sách giáo khoa về cho các trường

Trà My |

Nhiều giáo viên vui mừng, đưa ra lí do ủng hộ việc trao quyền chọn sách giáo khoa về cho các trường như năm đầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Dự kiến các trường được tự chọn sách giáo khoa

Vân Trang |

Từ năm học sau, các trường có thể được tự chọn sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới để giảng dạy.

Cổ phiếu một doanh nghiệp in sách giáo khoa có thể bị hủy bỏ niêm yết

TRÍ MINH |

Ngày 22.10, thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, cổ phiếu HTP của Công ty cổ phần In sách giáo khoa Hoà Phát có khả năng bị huỷ bỏ niêm yết.

Cuộc gọi của công an, ngân hàng sẽ có tên định danh để chống lừa đảo

KHÁNH AN |

Sau khi định danh cuộc gọi của các nhà mạng VNPT, Viettel, MobiFone, FPT, thời gian tới, cuộc gọi của công an, tòa án, ngân hàng... cũng sẽ hiển thị tên định danh để phòng chống lừa đảo.

Cựu Chủ tịch FLC thao túng 5 mã cổ phiếu tăng đến 1.776%

Việt Dũng |

Với 500 tài khoản chứng khoán, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái liên tục mua bán, khớp chéo tạo cung cầu giả, để giá cổ phiếu tăng 70-1.776%.

Các quy định liên quan đến bảo hiểm xe máy bắt buộc từ năm 2023

Nhóm PV |

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy (bảo hiểm xe máy) là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải có khi tham gia giao thông theo quy định của Nhà nước. Khi có tai nạn xảy ra, bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe cơ giới. Nghị định 67/2023/NĐ-CP đã quy định chi tiết về thủ tục, mức hưởng đối bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

6 tháng đòi bồi thường bảo hiểm xe máy được 500.000 đồng

Minh Hương |

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải có khi tham gia giao thông, theo quy định của Nhà nước. Tuy vậy, trong quá trình tham gia giao thông và gặp tai nạn, không ít bạn đọc phản ánh tới Báo Lao Động về việc khó khăn trong thủ tục nhận bồi thường bảo hiểm xe máy.

Kết thúc nhiệm vụ Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 và Ban chỉ đạo các cấp đã hoàn thành nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó và kết thúc nhiệm vụ tại đây.

Giáo viên ủng hộ trao quyền chọn sách giáo khoa về cho các trường

Trà My |

Nhiều giáo viên vui mừng, đưa ra lí do ủng hộ việc trao quyền chọn sách giáo khoa về cho các trường như năm đầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Dự kiến các trường được tự chọn sách giáo khoa

Vân Trang |

Từ năm học sau, các trường có thể được tự chọn sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới để giảng dạy.

Cổ phiếu một doanh nghiệp in sách giáo khoa có thể bị hủy bỏ niêm yết

TRÍ MINH |

Ngày 22.10, thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, cổ phiếu HTP của Công ty cổ phần In sách giáo khoa Hoà Phát có khả năng bị huỷ bỏ niêm yết.