Cần nhiều phim thể hiện được tinh thần Việt

VIỆT VĂN |

Điện ảnh luôn có thể mạnh đặc biệt trong việc quảng bá hình ảnh về văn hóa, đất nước, con người của mỗi quốc gia. Để điện ảnh Việt là công cụ hữu hiệu quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế thì hình ảnh con người Việt trong phim càng cần được khắc họa đậm nét hơn, mang nét đẹp văn hóa tâm hồn Việt hơn.

Phải thể hiện tinh thần người Việt

Đạo diễn Việt Linh trong một cuộc hội thảo điện ảnh do Viện phim tổ chức đã có một bản tham luận hay “Quảng bá hình ảnh Việt phải mang được tinh thần Việt”. Trong đó, bà đề cập đến chương trình truyền hình thực tế “Hẹn nhau nơi đất lạ” của kênh truyền hình France 2 (Pháp) dành cho những người nổi tiếng sẽ đến trải nghiệm ở một vùng đất xa lạ. Trong một lần phát sóng có giới thiệu ngôi sao bóng bầu dục Frederic Michalak thực hiện cuộc hành trình đến bản Lô Lô đen ở Cao Bằng - một địa danh mà anh chỉ biết khi xuống sân bay Nội Bài.

Yêu cầu của kênh TH là Frederic phải hòa nhập với cuộc sống, sinh hoạt của người dân địa phương trong 2 tháng mà không có bất cứ một sự trợ giúp nào. Cả chương trình tràn ngập vẻ đẹp tự nhiên của vùng Cao Bằng, thu hút hơn 7,7 triệu lượt người xem. Trong phim có nhiều chi tiết sống động, đời thường nhưng tinh tế, sâu sắc như khi Michalak hỏi vì sao người dân Lô Lô ai cũng cười, người dân ở đây trả lời rằng: Nụ cười là đường dây nối từ tâm hồn này đến tâm hồn khác. Nụ cười không mất tiền tại sao ta không cười? Và đến ngày chia tay, có một cô gái Lô Lô xin cưới anh làm chồng nhưng Michalak từ chối vì anh đã kết hôn.

Đạo diễn Việt Linh đưa ra kết luận: “Chúng ta có nhiều bộ phim ăn khách nhưng không có màu sắc Việt Nam. Không ai hiểu rõ tinh thần Việt, tâm lý người Việt bằng chính chúng ta nhưng chúng ta chưa thể hiện được điều đó.”

Nhận xét đó có quá nặng nề không? Nếu để nói rõ hơn thì không phải phim Việt hoàn toàn không có màu sắc Việt nhưng màu sắc đó thường nhợt nhạt, không rõ ràng.

Thử nhìn lại những phim Việt vừa được trao giải tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20 sẽ củng cố thêm nhận định đó. Trừ phim “Cha cõng con” của đạo diễn Lương Đình Dũng thì những phim như “Em chưa 18” và “Cô hầu gái” chưa thể hiện rõ nét tính cách Việt. Trong khi “Cô Ba Sài Gòn” mới dừng ở phim quảng bá, tôn vinh tà áo dài truyền thống Việt Nam.

Có chăng một “dòng phim... không quốc tịch”?

Đạo diễn Việt kiều Trần Anh Hùng - người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách làm phim của nhiều đạo diễn trẻ Việt Nam và cũng góp công cho con đường đi tới các Liên hoan phim quốc tế của họ, từng nhấn mạnh khái niệm về một “dòng phim... không quốc tịch”.

Theo đó, phim có thể quay ở bất cứ quốc gia nào, lấy diễn viên bất cứ nước nào đóng để chuyển tải những thông điệp mang tính toàn cầu. Vì thế không nên phán xét, là tại sao nhân vật Việt Nam này hay nhân vật Việt Nam kia không giống với tính cách người Việt quen thuộc.

Và quan niệm đó có thể thấy, không chỉ trong các phim của Trần Anh Hùng (“Mùa hè chiều thẳng đứng”, “Xích lô”…) mà trong các phim của một số đạo diễn trẻ Việt Nam thành danh như Phan Đăng Di (“Bi, đừng sợ”, “Cha, con và những câu chuyện khác”) hay Nguyễn Hoàng Điệp (“Đập cánh giữa không trung”).

Cũng chính Trần Anh Hùng và nữ diễn viên Trần Nữ Yên Khê - vợ ông từng chia sẻ với báo Lao Động rằng: “Chính vị trí của họ, không ngồi ở một mảnh đất vững chắc nào lại là hay. Nó giống như ngồi chông chênh giữa 2 cái ghế vậy, giúp sáng tác tốt hơn. Ngồi chông chênh luôn phải mở to mắt, để ý mọi thứ xung quanh, tìm hiểu chỗ này, chỗ kia, và không thể ngồi thoải mái trong một cái ghế để rồi... ngủ thiếp đi”.

Nhưng rồi như Yên Khê tâm sự rằng, mình càng già đi thì càng thấy mình là người Việt.

Bám chặt vào gốc rễ

Cách đây nhiều năm, nhà quay phim, NSND Trần Thế Dân từng nói rằng, ông mơ ước những phim Việt Nam đương đại có những hình tượng nhân vật thật mạnh mẽ, kiên cường mang phẩm chất và vẻ đẹp tâm hồn Việt chứ không phải là những nhân vật bé mọn, yếu ớt, sống không ra sống, yêu cũng chả mãnh liệt chút nào. Khác xa với những phim Việt thời chiến tranh cách mạng như “Cánh đồng hoang”, “Chị Tư Hậu”, “Con chim vành khuyên”, “Đến hẹn lại lên”… khi xưa.

Và câu nói mang tính cảm thán đó của đạo diễn Trần Thế Dân sau nhiều năm vẫn còn nguyên giá trị. Khi quá ít phim Việt xây dựng được hình tượng nhân vật Việt thật đẹp, mang đậm phẩm giá Việt mà thường có mấy dạng sau: Nhân vật sống ở thành thị có đời sống khổ sở, bế tắc, dù cố gắng nhưng vẫn loanh quanh để rơi vào thế cùng quẫn không lối thoát. Nhân vật có từ quê lên thành phố, vốn trong trắng, ngây thơ bị ném vào vòng xoay của lừa đảo, cạm bẫy… trở nên chai sạn với cuộc đời, dù không hoàn toàn trở thành người xấu thì cũng mất đi sự trong sang bên trong… Trong khi đó, lòng tốt, sự cao thượng đôi khi lại đến từ các nhân vật phụ.

Với phim của một số đạo diễn trẻ đang thịnh hành, thậm chí “cháy” doanh thu phòng vé thì nhân vật chính là những chàng trai, cô gái, năng động có tính cách vui vẻ, trẻ trung và lạc quan, biết vượt qua những vấp váp khó khăn. Làm giỏi, chơi cũng giỏi nhưng họ cũng chỉ là những cá nhân đơn lẻ, chưa tạo nên hình tượng nhân vật Việt, tính cách Việt có sức sống lâu bền.

Thiết nghĩ, trong một thế giới phẳng, toàn cầu hóa đang thay đổi mọi thứ đến chóng mặt như hiện nay thì mỗi cá nhân nói chung và từng nghệ sĩ nói riêng lại càng phải bám chặt vào một cái gốc rễ nào đó để tồn tại và sáng tạo. Sự đa dạng và khác biệt về văn hóa luôn có sức sống lâu bền và vị trí vững chắc trong các tác phẩm.

VIỆT VĂN
TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại bức tranh điện ảnh đầy màu sắc của năm 2017

Văn Thắng - Lan Hương |

Năm 2017 sắp kết thúc, đây là một năm đầy biến động đối với điện ảnh Việt Nam và điện ảnh thế giới. Hãy cùng Báo Lao Động điểm qua những sự kiện nổi bật nhất năm 2017 của điện ảnh Việt Nam và thế giới qua clip tổng hợp dưới đây.

Loạt phim Việt "làm mưa làm gió" màn ảnh năm 2017

Nguyên Linh |

Năm 2017 có thể nói là một năm thành công với điện ảnh Việt khi liên tục có những bộ phim gây được sức ảnh hưởng lớn đối với khán giả như: Sống chung với mẹ chồng, Người phán xử, Thương nhớ ở ai...

Điện ảnh Việt Nam năm 2017: Có gì để nhớ?

VIỆT VĂN |

Một năm của điện ảnh Việt Nam có khá nhiều câu chuyện, sự kiện đã đi qua, trước mắt là một năm 2018 nhiều thử thách cũng là cơ hội.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Nhìn lại bức tranh điện ảnh đầy màu sắc của năm 2017

Văn Thắng - Lan Hương |

Năm 2017 sắp kết thúc, đây là một năm đầy biến động đối với điện ảnh Việt Nam và điện ảnh thế giới. Hãy cùng Báo Lao Động điểm qua những sự kiện nổi bật nhất năm 2017 của điện ảnh Việt Nam và thế giới qua clip tổng hợp dưới đây.

Loạt phim Việt "làm mưa làm gió" màn ảnh năm 2017

Nguyên Linh |

Năm 2017 có thể nói là một năm thành công với điện ảnh Việt khi liên tục có những bộ phim gây được sức ảnh hưởng lớn đối với khán giả như: Sống chung với mẹ chồng, Người phán xử, Thương nhớ ở ai...

Điện ảnh Việt Nam năm 2017: Có gì để nhớ?

VIỆT VĂN |

Một năm của điện ảnh Việt Nam có khá nhiều câu chuyện, sự kiện đã đi qua, trước mắt là một năm 2018 nhiều thử thách cũng là cơ hội.