Tính giá điện như cước điện thoại: Quan trọng nhất cần công khai, minh bạch

Anh Tuấn |

Ông Đào Nhật Đình – Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho hay, khi thị trường điện đã trưởng thành cần thực hiện hệ thống giá điện hai thành phần - tức là giá điện công suất chủ yếu bù đắp cho chi phí cố định của nhà máy; còn giá điện năng chủ yếu bù đắp chi phí biến đổi.

Giá điện cho khách hàng sản xuất có thể sẽ tăng nhẹ

Hiện giá bán lẻ điện bình quân đang được quy định theo Quyết định 28/2014 về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Trong đó, nếu như hộ sinh hoạt sẽ áp dụng theo cơ cấu biểu giá bậc thang thì các hộ tiêu dùng điện khác gồm sản xuất, dịch vụ, hành chính sự nghiệp… sẽ áp dụng theo cơ cấu biểu giá theo giờ bình thường, thấp điểm, cao điểm và cấp điện áp.

Đây là biểu giá điện một thành phần (áp dụng cho điện năng sử dụng). Biểu giá này có ưu điểm là đơn giản, nhưng lại không phản ánh đúng chi phí mà người sử dụng điện gây ra cho hệ thống. Vì vậy, không góp phần cải thiện hệ số sử dụng thiết bị, gây rủi ro cho ngành điện khi thu hồi chi phí cố định qua giá điện năng.

Do đó, việc nghiên cứu áp dụng giá điện hai thành phần được xem là bắt buộc, khi Việt Nam là một trong số ít các nước chưa có giá điện hai thành phần. Bởi điện là hàng hóa đặc thù. Quá trình cung cấp điện bao giờ cũng gồm hai thành phần: công suất đăng ký và điện năng tiêu dùng.

Ông Đào Nhật Đình - Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho hay, khi thị trường điện đã trưởng thành cần thực hiện hệ thống giá điện hai thành phần - tức là giá điện công suất chủ yếu bù đắp cho chi phí cố định của nhà máy; còn giá điện năng chủ yếu bù đắp chi phí biến đổi.

Bộ Công Thương đã giao EVN nghiên cứu giá điện hai thành phần để tiến tới thay thế cho giá điện một thành phần đang thực hiện. Ảnh: EVN
Bộ Công Thương đã giao EVN nghiên cứu giá điện hai thành phần để tiến tới thay thế cho giá điện một thành phần đang thực hiện. Ảnh: EVN

“Dù cho năng lượng tái tạo phát triển mạnh theo định hướng chuyển đổi xanh và carbon thấp thì vẫn không thay đổi bản chất không ổn định. Do vậy, cần có các tổ máy điện than bảo vệ dự phòng - tức là nhiệt điện cung cấp dịch vụ hỗ trợ ngay cả khi không phát điện, hoặc phát điện dưới công suất tối ưu", ông Đào Nhật Đình nói.

Theo ông, khi áp dụng cơ chế giá điện 2 thành phần, trước mắt, giá điện có thể tăng một chút với khách hàng công nghiệp và thương mại. Nhưng về lâu dài, nhờ hệ thống điện ổn định, minh bạch tạo ra cơ chế cạnh tranh giữa các nguồn điện, thúc đẩy tăng trưởng các nguồn năng lượng mới nên sẽ có tác động tích cực đến chi phí điện của người dùng cuối.

Đem lại công bằng cho người sử dụng điện

TS Nguyễn Huy Hoạch - Hội đồng khoa học Năng lượng Việt Nam cho hay, Trung Quốc bắt đầu thực hiện giá điện hai thành phần từ ngày 1.1.2024 nhằm tăng vai trò hỗ trợ của điện than cho năng lượng tái tạo.

Đó là các nhà máy nhiệt điện than được trả tiền công suất khi không phát điện (nhưng công nhân vận hành vẫn trực máy sẵn sàng khi có nhu cầu đưa các tổ máy vào vận hành theo yêu cầu điều độ của hệ thống điện). Đây là cải cách quan trọng, đánh giá đúng vai trò của nguồn điện chủ động trong bối cảnh nguồn năng lượng tái tạo ngày càng tăng.

Do vậy, việc Bộ Công Thương yêu cầu EVN nghiên cứu xây dựng cơ chế giá bán điện hai thành phần (gồm giá công suất, giá điện năng), áp dụng cho khách hàng sử dụng điện là bước đi đúng cho cả bên sản xuất điện và bên tiêu thụ điện.

Điều này nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc phân bổ, cũng như sử dụng nguồn lực hợp lý, giúp cân bằng biểu đồ phụ tải của hệ thống và giảm bớt nhu cầu đầu tư nguồn, lưới điện.

Giá điện hai thành phần sẽ đem lại sự công bằng cho người sử dụng điện (khách hàng sử dụng điện cho mục đích sản xuất, kinh doanh), thúc đẩy khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

"Với xu thế phát triển năng lượng tái tạo ngày càng tăng và chiếm tỉ lệ quan trọng trong cơ cấu nguồn điện toàn hệ thống, hy vọng rằng, khi áp dụng giá điện hai thành phần, ngoài việc các khách hàng sử dụng điện (khách hàng sử dụng điện cho mục đích sản xuất, kinh doanh) sẽ cơ cấu lại nhu cầu sử dụng điện hợp lý, tạo sức hút các nhà đầu tư tham gia phát triển điện LNG, thủy điện tích năng, đem lại lợi ích cho nền kinh tế", TS Nguyễn Huy Hoạch cho hay.

PGS.TS Trần Văn Bình, chuyên gia điện (Trường đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, EVN và Bộ Công Thương cần xây dựng được biểu giá cơ bản chính xác, công khai, minh bạch để làm thí điểm, sau đó tổng kết và nhân rộng theo lộ trình.

Những vấn đề cần làm rõ đó là phương pháp áp dụng thí điểm ra sao, có phù hợp hay chưa, ai sẽ kiểm tra và giám sát được. Đó là những vấn đề cần minh bạch khi thực hiện cơ chế mới về giá điện mới này.

Ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết: “Đây là cách chúng ta tạo ra sân chơi minh bạch hơn, công bằng hơn và hiệu quả hơn cho tất cả các bên, kể cả phía nhà máy điện, nguồn điện cũng như doanh nghiệp sử dụng điện và người dân, để tiến tới thị trường điện trong thời gian tới”, ông Lâm nói.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Tính giá điện như cước điện thoại: Áp dụng thí điểm, chưa ảnh hưởng đến tiền điện

Cường Ngô |

Theo lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), việc áp dụng thí điểm cơ chế giá điện hai thành phần, bước đầu mang tính chất tính toán, nghiên cứu ứng dụng, do vậy sẽ không ảnh hưởng tới tiền điện của khách hàng sử dụng điện.

Điện mặt trời mái nhà dùng thừa được bán lên lưới, giá điện liệu có tăng

Cường Ngô |

Theo Bộ trưởng Công Thương, nguồn điện mặt trời mái nhà có thể được liên kết và phát công suất dư thừa lên lưới điện quốc gia với mức giá theo thời điểm. Tức là người dân và doanh nghiệp có thể được trả tiền khi bán lượng điện dư thừa lên lưới điện quốc gia.

Tính giá điện như cước điện thoại: Người phải trả tiền cao, người trả ít

Cường Ngô |

Theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), nếu áp dụng giá điện 2 thành phần sẽ có khách hàng phải trả tiền cao, có khách hàng phải trả tiền ít hơn.

Đấu giá lại thành công 128 lô đất vợ chồng Đường Nhuệ từng rao bán

TRUNG DU |

Thái Bình - Sau một số lần tổ chức đấu giá không thành trong hơn 3 năm qua, khu đất gồm 128 lô đất vàng ở phường Trần Lãm, TP Thái Bình mà vợ chồng Đường Nhuệ từng rao bán trước khi bị bắt đã tìm được chủ nhân mới.

Khó ngăn chặn hành vi săn bắt thú rừng ở Tây Nguyên

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trong các hành vi xâm hại đến rừng thì hành vi săn bắt thú rừng là khó ngăn chặn nhất. Tuy vậy, các chủ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên vẫn đang ngày đêm nỗ lực ngăn chặn... "thú tặc" săn bắt thú rừng để đưa lên bàn nhậu.

Tin 20h: Rầm rộ môi giới cô dâu Việt lấy chồng ngoại quốc tại Hải Phòng

HUYỀN TRANG |

Tin 20h ngày 14.4: Tinh vi cách thức môi giới cô dâu Việt lấy chồng ngoại quốc tại Hải Phòng; Lực lượng Cảnh sát cơ động phải tinh nhuệ, vũ khí hiện đại, nghiệp vụ giỏi; Có nên tăng chế độ nghỉ thai sản với lao động nam lên tối thiểu 10 ngày?;...

Hiện trạng xuống cấp của sân vận động bị lãng quên ở Hà Nội

NGỌC THÙY |

Sân vận động Phúc Thọ (Hà Nội) từng là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội của huyện Phúc Thọ, tuy nhiên hiện nay, công trình này đã xuống cấp và bị lãng quên sau nhiều năm đưa vào sử dụng.

EU mở đường cho các nước châu Âu cấm nhập khẩu khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Nghị viện EU đã bỏ phiếu thông qua phương án pháp lý để ngăn chặn nhập khẩu khí đốt Nga.

Tính giá điện như cước điện thoại: Áp dụng thí điểm, chưa ảnh hưởng đến tiền điện

Cường Ngô |

Theo lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), việc áp dụng thí điểm cơ chế giá điện hai thành phần, bước đầu mang tính chất tính toán, nghiên cứu ứng dụng, do vậy sẽ không ảnh hưởng tới tiền điện của khách hàng sử dụng điện.

Điện mặt trời mái nhà dùng thừa được bán lên lưới, giá điện liệu có tăng

Cường Ngô |

Theo Bộ trưởng Công Thương, nguồn điện mặt trời mái nhà có thể được liên kết và phát công suất dư thừa lên lưới điện quốc gia với mức giá theo thời điểm. Tức là người dân và doanh nghiệp có thể được trả tiền khi bán lượng điện dư thừa lên lưới điện quốc gia.

Tính giá điện như cước điện thoại: Người phải trả tiền cao, người trả ít

Cường Ngô |

Theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), nếu áp dụng giá điện 2 thành phần sẽ có khách hàng phải trả tiền cao, có khách hàng phải trả tiền ít hơn.