Những điều cha mẹ cần làm khi con mắc tiểu đường type 1

NGỌC THÙY (THEO ONLYMYHEALTH) |

Hiện nay, không ít các bậc phụ huynh phải đau đầu vì con em mắc các vấn đề sức khỏe mạn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường type 1.

Tiểu đường type 1, còn được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên hoặc bệnh tiểu đường khởi phát ở trẻ em, xảy ra khi tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin - loại hormone kiểm soát lượng đường trong máu.

Kiểm soát tiểu đường type 1 ở trẻ em

TS. Suruchi Goyal Agarwal - chuyên gia tư vấn Nhi khoa và Nội tiết Nhi khoa, Bệnh viện Manipal (Varthur, Ấn Độ) - cho biết, bệnh tiểu đường là do thiếu insulin. Do vậy, cách điều trị được lựa chọn hàng đầu là thêm insulin vào cơ thể người bệnh, tùy theo dạng bệnh tiểu đường của từng trường hợp cụ thể.

Liều lượng insulin được các bác sĩ xác định bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như lượng đường trong máu, hàm lượng carbohydrate trong thực phẩm và chế độ tập thể dục của người bệnh.

Điều quan trọng là phải theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên. Điều này có thể được thực hiện thông qua máy đo đường huyết chích ngón tay hoặc hệ thống theo dõi đường huyết liên tục (CGM).

Vai trò của lối sống lành mạnh

TS. Agarwal nhấn mạnh: “Đối với tất cả trẻ em, kể cả trẻ mắc bệnh tiểu đường, việc duy trì lối sống năng động và lành mạnh là rất quan trọng.

Quản lý lối sống giúp thúc đẩy kiểm soát glucose, phòng ngừa bệnh tim mạch và duy trì sức khỏe. Tập thể dục thường xuyên không chỉ nâng cao sức khỏe thể chất mà còn tăng cường độ nhạy insulin”.

Kiểm soát tình trạng hạ đường huyết (HYPOS)

Lượng đường trong máu thấp hoặc hạ đường huyết là một vấn đề lớn trong điều trị bệnh tiểu đường. TS. Agarwal cho biết: “Ban đầu, nhiều người có thể có xu hướng duy trì lượng đường trong máu cao hơn để tránh bị hạ đường huyết, nhưng hầu hết cuối cùng họ lại đều học cách nhận biết các triệu chứng hạ đường huyết. Do đó, kiểm soát hạ đường huyết là điều cần thiết để ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề liên quan đến tình trạng này”.

Theo World Journal of Clinical Cases (Tạp chí Thế giới về các trường hợp lâm sàng), nếu trẻ mắc bệnh tiểu đường type 1, bố mẹ nên bổ sung kiến ​​thức về tiêm insulin, điều chỉnh liều insulin, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục, theo dõi đường huyết, phòng ngừa và ứng phó với tình trạng hạ đường huyết để đảm bảo trẻ phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Nên làm gì khi trẻ mắc tiểu đường type 1

Khi trẻ mắc bệnh tiểu đường type 1, điều quan trọng là phải tuân theo các hướng dẫn cụ thể như:

- Đảm bảo trẻ không bao giờ thiếu hụt insulin và cha mẹ có thể điều chỉnh liều lượng phù hợp với trẻ.

- Tăng tần suất kiểm tra lượng đường trong máu, vì bệnh có thể cần thêm liều điều chỉnh (tăng thêm tới 30%).

- Theo dõi chặt chẽ mức độ ketone (chất cơ thể tạo ra khi phân hủy chất béo để lấy năng lượng. Nếu quá nhiều Ketones tích tụ trong cơ thể sẽ khiến cho máu có tính axit hơn) và điều chỉnh điều chỉnh cho phù hợp.

Nếu trẻ không thể dung nạp bằng đường uống, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ tiểu đường để được hướng dẫn.

NGỌC THÙY (THEO ONLYMYHEALTH)
TIN LIÊN QUAN

Những vấn đề về da ở người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý

NGỌC THÙY (THEO ONLYMYHEALTH) |

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến một số triệu chứng bao gồm khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều lần, mờ mắt, sụt cân quá mức và mệt mỏi. Nhưng không phải ai cũng biết, tiểu đường cũng có những ảnh hưởng nhất định đến làn da.

Mối liên hệ giữa ăn thịt đỏ và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Lan Phương (Theo CNN) |

Một nghiên cứu mới đây của Đại học Harvard (Mỹ) đã phát hiện rằng, ăn 2 bữa ăn thịt đỏ mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Mức độ tăng nguy cơ tương ứng với tần suất tiêu thụ thịt đỏ.

Chất lượng không khí kém có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

NGỌC THÙY (THEO BOLDSKY) |

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, ô nhiễm không khí cũng là một trong những tác nhân gây ra căn bệnh tiểu đường.

Tuấn Hải nói về khả năng đá chính ở đội tuyển Việt Nam

AN NGUYÊN |

Tiền đạo Phạm Tuấn Hải cho biết, tất cả cầu thủ đều phải nỗ lực thể hiện bản thân để cạnh tranh vị trí trong đội hình thi đấu của tuyển Việt Nam.

Giờ thứ 9: Chị là mẹ của tôi - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Trong câu chuyện ngày hôm nay, có một con gần đi được nửa cuộc đời mới nhận ra được mẹ đẻ của mình. Người mà cậu ta đã từng gọi với một danh xưng khác.

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là phù hợp, thậm chí có thể vượt

Đức Mạnh |

Giới chuyên gia đánh giá mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là khá phù hợp với dự báo của các tổ chức quốc tế. Con số này thậm chí có thể đạt 6,7% nếu các chỉ số vĩ mô tích cực và chính sách tiền tệ không đảo chiều.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa được phân công làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hộ dùng nhiều điện phải trả thêm hơn 55.000 đồng sau khi EVN tăng giá điện

Cường Ngô |

Phân tích tác động của giá điện đến các hộ tiêu dùng điện, ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban Kinh doanh (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cho biết, giá bán lẻ điện cao nhất của nhóm đối tượng khách hàng sinh hoạt sẽ lên tới mức 3.151 đồng/kWh theo biểu giá 6 bậc.

Những vấn đề về da ở người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý

NGỌC THÙY (THEO ONLYMYHEALTH) |

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến một số triệu chứng bao gồm khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều lần, mờ mắt, sụt cân quá mức và mệt mỏi. Nhưng không phải ai cũng biết, tiểu đường cũng có những ảnh hưởng nhất định đến làn da.

Mối liên hệ giữa ăn thịt đỏ và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Lan Phương (Theo CNN) |

Một nghiên cứu mới đây của Đại học Harvard (Mỹ) đã phát hiện rằng, ăn 2 bữa ăn thịt đỏ mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Mức độ tăng nguy cơ tương ứng với tần suất tiêu thụ thịt đỏ.

Chất lượng không khí kém có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

NGỌC THÙY (THEO BOLDSKY) |

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, ô nhiễm không khí cũng là một trong những tác nhân gây ra căn bệnh tiểu đường.