Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ, ý nghĩa

NGỌC LIÊN |

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo về trời thường có xôi, cơm canh, rượu nước, vàng mã, cau trầu, thịt gà, thịt lợn, hoa quả cùng bộ mũ áo, hài và cá chép.

Theo sách "Kính Táo toàn thư": "Táo Thần hưởng nhang khói của một nhà, gìn giữ sức khỏe cho người trong gia đình, theo dõi việc thiện ác của gia đình, tâu trình công tội của nhà đó".

Vì vậy, người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công ông Táo bằng nghi thức trang trọng, với mong muốn những điều tốt đẹp sẽ được gửi đi. Tín ngưỡng trên được duy trì qua nhiều thế hệ người Việt, trở thành nét văn hoá truyền thống mỗi dịp Tết đến xuân về.

Lễ cúng diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Tùy theo mỗi vùng miền, các mâm cỗ cúng sẽ được chuẩn bị sao cho phù hợp nhất. Nhưng cơ bản, phong tục cúng ông Công ông Táo ở nước ta tương đối thống nhất về mặt quan niệm, nghi thức, lễ vật và văn sớ.

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo cần gì?

Nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Đình Hải cho biết, lễ cúng ông Công ông Táo tuỳ thuộc vào điều kiện và nếp truyền thống của từng gia đình, nhưng phải có đủ 3 bộ mũ áo, hài và cá chép.

Trong sách "Việt Nam phong tục" (Nhà xuất bản Văn học), tác giả Phan Kế Bính có viết: "Mua hai mũ ông, một mũ bà để thờ và mua con cá chép để làm ngựa cho Táo quân lên chầu trời".

Mâm cỗ cúng của người Việt cơ bản có các món phổ biến như xôi, cơm canh, rượu, nước, vàng mã, cau trầu, thịt gà, thịt lợn và hoa quả. Phụ thuộc vào nét văn hoá và các yếu tố khác biệt mang tính dị bản trong sự tích ông Táo, mỗi vùng miền sẽ có một số điểm đặc trưng riêng biệt.

Ở miền Bắc, các gia đình thường cúng ông Công ông Táo từ ngày 20 tháng Chạp đến trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Lễ vật cúng có vàng mã, cá chép, bộ mũ, áo của các Táo.

Về mâm cỗ, bên cạnh xôi, chè, không thể thiếu các món ăn như gà luộc, canh măng, thịt đông, hành muối, nem rán…

Vào lễ cúng ông Công ông Táo ở miền Bắc, mọi người dùng cá chép sống hoặc cá chép giấy với số lượng từ 3-5 con. Sau khi thực hiện xong nghi lễ, người dân sẽ mang cá chép sống ra sông, ao, hồ để phóng sinh.

Với người miền Nam, thời gian thích hợp để cúng ông Công ông Táo vào khoảng 20h-23h ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm xong việc bếp núc, các gia đình không còn nấu nướng nữa, tránh làm ảnh hưởng đến ông Công ông Táo.

Miền Nam cúng ông Công ông Táo với gà luộc hoặc quay, giò heo, canh mọc, rau xào, bánh chưng, xôi gấc, củ kiệu… Đi kèm mâm cúng còn có thêm đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen và một bộ "cò bay, ngựa chạy".

Tương tự như các vùng miền khác, người miền Trung coi trọng việc cúng ông Công ông Táo, nhưng chỉ thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp. Các gia đình rất chú trọng việc thay cát mới trong lư hương và lau dọn bàn thờ sạch sẽ.

Thông thường, mâm cúng của người miền Trung không có áo mũ vàng mã cho các Táo như miền Bắc, mà chỉ có một một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, vàng mã cùng một số lễ vật khác.

Các món ăn được bày trên mâm cỗ có gà luộc, nem rán, xôi, thịt lợn… Ở một số vùng như Huế, Hội An (Quảng Nam), mâm cúng thêm có cá thu hoặc cá ngừ.

Gợi ý một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo:

- 1 đĩa gạo

- 1 đĩa muối

- 5 lạng thịt vai luộc (hoặc thịt gà)

- 1 bát canh

- 1 đĩa xào

- 1 đĩa giò

- 1 đĩa xôi gấc

- 1 đĩa hoa quả

- 1 ấm trà sen

- 3 chén rượu

- Quả cau, lá trầu

- 1 lọ hoa

- 1 tập giấy tiền, vàng mã, mũ quan,...

- 3-5 con cá chép sống (hoặc cá chép giấy)

NGỌC LIÊN
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo lễ cúng Trăng, đút cốm dẹp của đồng bào Khmer

PHƯƠNG ANH - PHONG LINH |

Khi trăng tháng 10 âm lịch tròn đầy và sáng nhất cũng là lúc đồng bào Khmer ở Sóc Trăng long trọng tổ chức lễ Oóc Om Bóc còn gọi là Lễ cúng trăng hay Lễ đút cốm dẹp để tưởng nhớ công ơn mặt trăng - vị thần theo tín ngưỡng của người Khmer đã giúp bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, mang lại no ấm cho người dân ở phum, sóc.

Sôi động thị trường mâm cỗ cúng Rằm tháng 7

Khánh Linh |

Rằm tháng 7 đang đến rất gần, thị trường phục vụ cho ngày này cũng sôi động hơn bao giờ hết. Từ mâm cỗ, hoa quả đến đồ sơ chế sẵn trên chợ online luôn sẵn hàng, phục vụ các "thượng đế".

Lễ dựng nêu ở Đại Nội Huế vào ngày ông Công ông Táo

Phúc Đạt |

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tái hiện đầy đủ các nghi thức dựng nêu đúng theo nghi lễ truyền thống của triều Nguyễn và thu hút đông đảo du khách tham quan.

Thời tiết hôm nay 31.1: Miền Bắc trời rét, mưa nhỏ vài nơi

AN AN |

Thời tiết hôm nay 31.1, Bắc Bộ đêm và sáng trời rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 13 - 16 độ C. Nam Bộ ngày nắng với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 34 độ C.

Vụ cháy nhà khiến 3 mẹ con tử vong: Người thân nghẹn lòng trong nước mắt

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau vụ cháy nhà khiến 3 mẹ con tử vong ở huyện Vĩnh Lộc, nhiều hàng xóm bàng hoàng, nấc nghẹn trước mất mát to lớn của gia đình. Nhiều người thân ngất lên ngất xuống bởi họ phải chịu cú sốc kinh hoàng và bất ngờ.

Sắc đỏ tràn ngập phố hàng Mã, khách mua nườm nượp cận Tết Giáp Thìn

Phương Anh - Đền Phú |

Những ngày cận Tết, không khí náo nhiệt trên phố hàng Mã đã trở lại, với nhiều gian hàng trang trí đậm nét đẹp văn hoá truyền thống.

Nhà trong ngõ hơn 10m2 được rao bán dưới 2 tỉ đồng

Tuyết Lan |

Nhiều căn nhà trong ngõ hơn chục mét vuông được rao bán với giá dưới 2 tỉ đồng. Theo các môi giới, những căn nhà trong ngõ tuy có giá rẻ nhưng có hạn chế là diện tích nhỏ, ngõ sâu.

Xe 3 trục vẫn vô tư qua cầu trong ngày đầu hạn chế qua cầu Rạch Miễu

Thành Nhân |

Dù đã có biển cấm xe 3 trục ở hai đầu cầu Rạch Miễu nhưng một số tài xế vẫn điều khiển phương tiện qua cầu trong khung giờ cấm.

Độc đáo lễ cúng Trăng, đút cốm dẹp của đồng bào Khmer

PHƯƠNG ANH - PHONG LINH |

Khi trăng tháng 10 âm lịch tròn đầy và sáng nhất cũng là lúc đồng bào Khmer ở Sóc Trăng long trọng tổ chức lễ Oóc Om Bóc còn gọi là Lễ cúng trăng hay Lễ đút cốm dẹp để tưởng nhớ công ơn mặt trăng - vị thần theo tín ngưỡng của người Khmer đã giúp bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, mang lại no ấm cho người dân ở phum, sóc.

Sôi động thị trường mâm cỗ cúng Rằm tháng 7

Khánh Linh |

Rằm tháng 7 đang đến rất gần, thị trường phục vụ cho ngày này cũng sôi động hơn bao giờ hết. Từ mâm cỗ, hoa quả đến đồ sơ chế sẵn trên chợ online luôn sẵn hàng, phục vụ các "thượng đế".

Lễ dựng nêu ở Đại Nội Huế vào ngày ông Công ông Táo

Phúc Đạt |

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tái hiện đầy đủ các nghi thức dựng nêu đúng theo nghi lễ truyền thống của triều Nguyễn và thu hút đông đảo du khách tham quan.