3 lý do người Việt ngại khám sức khoẻ, bệnh tình dục trước kết hôn

Huyền Chi |

Tâm lý e ngại là rào cản khiến nhiều cặp đôi sắp cưới không khám sức khoẻ trước khi kết hôn.

Theo Bộ Y tế, hằng năm, trên cả nước có hàng triệu thanh niên bước vào độ tuổi kết hôn, tuy nhiên vẫn còn nhiều cặp đôi chưa biết hoặc e ngại đến các cơ sở y tế để khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Trong khi đó, theo ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 22.000 - 30.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, chiếm khoảng 1,5 - 2% dân số.

Tâm lý e ngại

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là những việc rất cần thiết, để giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm nhiều căn bệnh nguy hiểm, tránh được các hệ lụy không đáng có trong cuộc sống vợ chồng và tương lai của con cái sau này.

Dù vậy, có nhiều cặp đôi e ngại vì khám sức khỏe sinh sản là vấn đề tế nhị, nếu phát sinh vấn đề sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân. Nhiều người có tâm lý chủ quan, đến khi có triệu chứng bệnh mới khám và điều trị.

Tuy nhiên, theo một bác sĩ chuyên ngành Phụ sản & Nam học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, quan điểm đi kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân nghĩa là đôi bên nghi ngờ nhau, không tin tưởng nhau là một suy nghĩ sai lầm và rất lạc hậu.

Không có thói quen khám sức khỏe

Trên thực tế, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân là yêu cầu pháp lý bắt buộc ở nhiều quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi như Arab Saudi, Iraq hay UAE.

Tuy nhiên, ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, người dân vẫn chưa hình thành thói quen khám bệnh định kì, từ đó cũng ít quan tâm đến vấn đề khám sức khỏe trước khi kết hôn.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, bạn nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu 3-6 tháng trước khi kết hôn để có nhiều thời gian chuẩn bị.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp những bạn trẻ chuẩn bị kết hôn có thể bước vào đời sống vợ chồng một cách tự tin với lối sống tình dục an toàn, sẵn sàng chào đón một em bé khỏe mạnh.

Lo ngại về chi phí

Thông thường, khám sức khỏe trước khi kết hôn bao gồm khám sức khỏe tổng thể và khám sức khỏe sinh sản. Trong đó, khám sức khỏe tổng thể phát hiện ra bệnh tật có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mình và người bạn đời để có kế hoạch điều trị sớm như viêm gan B, HIV hay các bệnh di truyền, bệnh liên kết giới, bệnh tim, bệnh về đường sinh dục...

Tầm soát tiền hôn nhân là tầm soát cả hai vợ chồng cùng một lúc, bởi thực tế có những trường hợp người vợ tầm soát nhưng sau khi điều trị cho vợ xong thì mới phát hiện chồng cũng cần điều trị, lúc này lại mất thêm thời gian điều trị.

Nếu bỏ qua việc khám sức khỏe tiền hôn nhân, cặp vợ chồng có thể đối mặt với nhiều vấn đề như lãng phí tiền bạc, thời gian để điều trị bệnh vì không phát hiện sớm; tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng khi mang thai; có rủi ro biến chứng thai nhi.

Huyền Chi
TIN LIÊN QUAN

Hệ lụy khôn lường khi người Việt bỏ qua khám sức khỏe, bệnh tình dục trước kết hôn

Huyền Chi |

Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm các xét nghiệm về di truyền, nhiễm trùng và các bệnh lây truyền qua đường máu.

Cuộc sống áp lực, nhiều người Nhật chuộng kết hôn nhưng không ở chung

Minh Anh (Theo Oddity Central) |

“Hôn nhân ly thân”, hay còn gọi là “hôn nhân cuối tuần” (living apart together) là một xu hướng hôn nhân ở Nhật Bản.

Chàng trai đòi quản lí tài chính khi kết hôn được cô gái ấn nút hẹn hò

DI PY |

Mặc dù yêu cầu được quản lí tài chính nhưng cô gái vẫn đồng ý và ấn nút hẹn hò với chàng trai chưa có một mối tình nào.

Loạt vấn đề khiến nhà ở xã hội không hút nhà đầu tư, công nhân khó tiếp cận

NHÓM PV |

Nhà ở xã hội (NOXH) dù thuộc phân khúc dành riêng cho công nhân, người có thu nhập thấp, tuy nhiên, việc tiếp cận loại hình nhà ở này lại đang khiến cho nhiều người gặp vô số khó khăn. Bởi, ngoài vấn đề thủ tục đăng ký phức tạp, giá nhà hiện nay vẫn còn ở mức cao, trong khi thu nhập của công nhân, người lao động lại quá thấp.

Không giữ được cán bộ y tế học đường, gánh nặng đè vai người kiêm nhiệm

LỤC TÙNG - PHONG LINH |

Với đãi ngộ và cơ hội thấp, nhiều nơi không tuyển dụng được cán bộ y tế học đường, hoặc có tuyển được nhưng không bao lâu thì cũng không giữ được. Thiếu cán bộ y tế học đường, nhiều trường học tại ĐBSCL đã “hô biến” giải pháp bằng cách giao nhiệm vụ này cho giáo viên kiêm nhiệm. Tuy nhiên, vừa không có chuyên môn, lại phải lo công việc giảng dạy, khiến trách nhiệm chăm lo sức khỏe cho học sinh trở thành gánh nặng đè lên vai những người kiêm nhiệm...

Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang bị đề nghị kỷ luật

NGUYÊN ANH |

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo xử lý trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân sai phạm về mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm trong phòng, chống dịch COVID-19, thu hồi nộp ngân sách Nhà nước hơn 5,6 tỉ đồng.

Nhiều vụ cháy thương tâm, Thủ tướng Chính phủ khẳng định đã nhận diện và có giải pháp

Cường Ngô - Phạm Đông |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho hay, gần đây chứng kiến nhiều vụ cháy nổ rất thương tâm như cháy karaoke, chung cư mini. Tình trạng này đã được nhận diện và thực trạng đã biết. Chính phủ, các bộ, ngành liên quan đã có các hành động để phòng, chống, ngăn chặn.

Kiốt chợ truyền thống cho thuê, sang lại giá rẻ cũng không có khách

NGỌC ÁNH - KHÁNH LINH |

TPHCM - Tưởng rằng khi dịch COVID-19 qua đi, chợ truyền thống sẽ trở lại nhộn nhịp, nhưng thói quen mua hàng online cùng với việc kinh tế khó khăn khiến nhiều kiốt bán hàng trong chợ truyền thống dần mất khách. Nhiều kiốt đóng cửa rao cho thuê, sang nhượng giá rẻ nhưng cũng không có người quan tâm.

Hệ lụy khôn lường khi người Việt bỏ qua khám sức khỏe, bệnh tình dục trước kết hôn

Huyền Chi |

Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm các xét nghiệm về di truyền, nhiễm trùng và các bệnh lây truyền qua đường máu.

Cuộc sống áp lực, nhiều người Nhật chuộng kết hôn nhưng không ở chung

Minh Anh (Theo Oddity Central) |

“Hôn nhân ly thân”, hay còn gọi là “hôn nhân cuối tuần” (living apart together) là một xu hướng hôn nhân ở Nhật Bản.

Chàng trai đòi quản lí tài chính khi kết hôn được cô gái ấn nút hẹn hò

DI PY |

Mặc dù yêu cầu được quản lí tài chính nhưng cô gái vẫn đồng ý và ấn nút hẹn hò với chàng trai chưa có một mối tình nào.