Du lịch đường sông TPHCM: Chưa biết khai thác thế mạnh

MINH THI |

Khi nói về đặc trưng văn hóa Sài Gòn, người ta nghĩ ngay đến văn hóa kênh rạch, sông nước với hình ảnh thân thương “trên bến, dưới thuyền”. Những TP du lịch nổi tiếng trên thế giới cũng đã khai thác thành công thế mạnh văn hóa sông nước của mình. Tuy nhiên, mấy năm nay, TPHCM vẫn lúng túng trong việc phát triển du lịch đường sông vì nhiều lý do. Để gỡ nút vấn đề này, chiều 22.11, Hội thảo “Du lịch đường sông: Hướng phát triển du lịch đặc sắc TPHCM” được tổ chức với sự tham sự của lãnh đạo TP cùng 40 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch, bất động sản.
Lúng túng trong việc khai thác
Theo báo cáo của Sở Du lịch TPHCM, tính đến cuối năm 2015, Sở Du lịch tham mưu và triển khai 7 tuyến du lịch, gồm 2 tuyến tầm ngắn: Bạch Đằng dọc theo đại lộ Đông Tây, Bạch Đằng – Phú Mỹ Hưng; 3 tuyến tầm trung: Bạch Đằng – Địa đạo Củ Chi, Bạch Đằng - Cần Giờ và Bạch Đằng – Chùa Hội Sơn, Quận 9 và 2 tuyến tầm xa kết nối các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia với sự tham gia của một số công ty: Tổng Công ty du lịch Sài Gòn, Saigon River Tour, Les Rives…
Hiện TPHCM triển khai 7 tuyến du lịch đường sông.
Để tạo điều kiện phát triển loại hình du lịch đường sông, thành phố luôn quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng cho loại hình du lịch này (từ năm 2013 đến nay, thành phố đã phê duyệt danh mục xây dựng 13 bến đỗ từ nguồn ngân sách nhà nước và 21 bến do tư nhân đầu tư).
Hiện nay, toàn thành phố hiện còn 19 doanh nghiệp đang tham gia khai thác du lịch đường sông với hơn 100 phương tiện vận chuyển các loại (tàu, thuyền, du thuyền, canô…). Số lượt khách tham quan trên sông trong 9 tháng đầu năm 2016 có tăng nhưng không đáng kể: 68.000 lượt so với 63.670 lượt năm 2015. Tổng lượng khách tham quan trên sông từ năm 2013 đến quý III/2016 đạt khoảng 257.684 lượt, bình quân mỗi năm tăng 11,5%.
Trong bài đề dẫn, ông Đỗ Văn Dũng, Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - đơn vị tổ chức hội thảo, nhấn mạnh: “Với lợi thế có hai con sông Sài Gòn và Đồng Nai chảy qua, cùng hệ thống kênh rạch kết nối, tạo nên tuyến đường thủy hấp dẫn, TPHCM đang tạo ra bức tranh du lịch “trên bến, dưới thuyền”. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành du lịch cho rằng vẫn còn những điểm yếu, chưa phát huy thế mạnh của TP, vẫn còn thiếu những sản phẩm du lịch mới để thu hút khách".
Trong nhiều năm qua, du khách đến TP vẫn trải nghiệm những địa điểm quen thuộc như nhà thờ Đức Bà, Hội trường Thống Nhất, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, địa đạo Củ Chi, chiến khu rừng Sác - Cần Giờ...
Cũng vì sản phẩm du lịch gần như không mới nên các hãng lữ hành phải giới thiệu điểm đến ở các địa phương khác. Từ đó, TPHCM đối mặt với thực tế tụt hậu khi chỉ là nơi trung chuyển, và gần đây, khi có nhiều đường bay thẳng đến địa phương, lợi thế trung chuyển cũng bị thách thức.
Cải tạo cảnh quan và môi trường
Theo ông Phạm Huy Bình, Chủ tịch HĐTV Saigontourist, mặc dù có nhiều cố gắng song kết quả du lịch đường sông của công ty trong những năm qua chưa đạt như kỳ vọng ban đầu. Có nhiều nguyên nhân, như hệ thống cầu tàu, bến bãi, các điểm dừng chân, dịch vụ dọc hai bên bờ, cảnh quan môi trường sông nước chưa thực sự hoàn thiện, cùng với tính đặc thù giá tour đường sông cao hơn tour đường bộ, nên loại hình này chưa thu hút khách. Trước đó, Saigontourist được giao quản lý Công viên Bến Bạch Đằng là điểm đón nhận khách đường sông, tuy nhiên hiện nay, bến này không còn được khai thác việc đón khách mà phải chuyển về bến tàu Khu Du lịch Tân cảng khá xa trung tâm.
Khai thác du lịch đường sông hiện đang là thách thức của TPHCM
Thạc sĩ Phan Xuân Anh phân tích vì sao con sông Sài Gòn vừa đẹp, vừa làm ra tiền tỉ cho ngân sách TP cùng các kênh rạch nội thành lại chưa làm ra cú hích cho du lịch. Đó là do các con kênh bị ô nhiễm, như kênh Tàu Hủ có mùi hôi khi nước xuống thấp, hàng loạt ống xả thải sinh hoạt chảy vào dòng kênh gây ô nhiễm, kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè nhiều khi cá chết ảnh hưởng đến lượng khách du lịch vào đầu mùa mưa, ven bờ kênh tối om, người dân đổ rác sinh hoạt xuống kênh…Theo ông, TP nên cho tàu du lịch cao cấp và tàu ăn đêm cập cảng Nhà Rồng, nạo vét các dòng kênh, nghiêm cấm xả thải và phóng uế xuống kênh, tạo cảnh quan trên bờ, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, có đội thu gom rác…
Giám đốc Sở Du lịch Bùi Tá Hoàng Vũ cho rằng, Sở đang tập trung trong thời gian tới phát triển du lịch đường sông theo định hướng là trọng tâm, là sản phẩm chiến lược trong phát triển du lịch TP. “Sẽ không có chuyện di dời các cầu tàu, bến đỗ ra Vũng Tàu. Với định hướng phát triển du lịch đường sông như vậy, Sở Du lịch phối hợp với Sở Giao thông vận tải tham mưu cho TP theo hướng ưu tiên sắp xếp cho các doanh nghiệp có điểm dừng, đón khách phù hợp, thuận lợi nhất cho du khách”, ông Vũ nhấn mạnh.
Ông Vũ cho rằng hiện nay khoảng cách giữa điểm đầu, điểm cuối các tour tuyến còn xa. Để có thêm các điểm trung gian, Sở Du lịch sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hình thành điểm đến ở các nhà vườn ven sông.
Mới đây, doanh nghiệp Hai Thành đã đưa vào khai thác một điểm dừng như vậy. Đề xuất về việc xây dựng một chợ nổi trên sông ở TPHCM cũng được nghiên cứu thực hiện.
MINH THI
TIN LIÊN QUAN

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.