Bộn bề khó khăn ở ngôi trường 100% là học sinh người dân tộc Mông

Trần Tuấn |

Trường PTCS (Phổ thông cơ sở) Dân tộc bán trú Tây Sơn (Kỳ Sơn, Nghệ An) 100% là học sinh người dân tộc Mông nằm ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật chất thiếu thốn khiến nhiệm vụ dạy, học nơi đây còn bộn bề khó khăn.

Lụp xụp nhà bán trú

Từ trung tâm huyện biên giới Kỳ Sơn phải vượt gần 15km qua nhiều đèo, dốc uốn lượn mới đến được điểm chính của Trường PTCS Dân tộc bán trú Tây Sơn. Đây là ngôi trường mà 100% học sinh là người dân tộc Mông với 2 cấp học gồm Tiểu học và THCS có tổng số là 376 em. Vừa tới cổng trường chúng tôi đã nhìn rõ những căn nhà nhỏ, độc lập lợp ngói Fro thấp lè tè nằm ở triền núi ngay sát hông trường. Ở đó, những em học sinh gầy gò, đen đúa lấp ló ngó đầu ra “nhìn trộm” người lạ. Thế nhưng, khi chúng tôi đến gần thì các em lại rụt rè, e thẹn chạy vào nhà núp vào bóng tối.

Những gian nhà nhỏ ấy chính là nhà ở bán trú của học sinh trường này. Bên trong những ngôi nhà bán trú đó là bừa bộn củi, bếp nấu ăn, nồi, niêu, bát đũa, giường nằm, bàn học, đồ dùng cá nhân của các em học sinh. Mới chỉ cái nắng xuân mà khi bước vào bên trong đã cảm nhận được sự oi bức, ngột ngạt vì nóng xen lẫn mùi thức ăn các em dành dụm. Em Hạ Y Nênh, học sinh lớp 6B ở chung với mấy bạn trong gian nhà bán trú đó, vẻ nhút nhát nói “Nhà thấp quá nóng lắm. Cháu chỉ trông đến cuối tuần để bố mẹ lên đón về nhà thôi”. Theo quan sát, có đến 5 ngôi nhà bán trú thấp lè tè, lợp bằng ngói Fro giống hệt nhau nằm độc lập như thế. Cạnh đó, chỉ có một ngôi nhà cao lớn hơn, lợp tôn là nhà lắp ghép bằng trụ sắt, xung quanh vây bằng tôn. Bên trong là những chiếc giường sắt 2 tầng khá thoáng. Một học sinh nam, lớp 9, nói “Mấy năm trước cháu phải ở nhà nhỏ, năm nay được vô ở nhà mới này thích lắm, mát mẻ hẳn. Chỉ tội là nhiều bạn ở chung nên hơi chật, ồn ào”.

Thầy Hắp Văn Long - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, những căn nhà bán trú thấp, nhỏ cạnh trường là do phụ huynh có con em ở bán trú chung nhau dựng lên để con mình ở lại tiện việc học. Cột, ván gỗ làm nhà do phụ huynh tự kiếm được trong rừng. Phấn khởi là dịp tháng 7.2016, có nhóm thiện nguyện ở Hà Nội kết hợp với nhóm thiện nguyện huyện Kỳ Sơn và một ngôi chùa ở TP. Vinh (Nghệ An) đã hỗ trợ hơn 178 triệu đồng làm được 3 phòng nhà bán trú lắp ghép bằng tôn cho học sinh. Ở căn nhà này, trường đang bố trí 86 em. “Trường có 101 em ở bán trú, những em ở xa nhất cách trường khoảng 20km, nếu đi bộ phải mất 5 giờ đồng hồ, đi xe máy cũng mất 2 giờ. Nhưng hiện trường chỉ bố trí được 86 em ở trong 3 phòng của ngôi nhà lắp ghép mới được tài trợ. Thực tế, đang rất cần có thêm 3 phòng như nhà lắp ghép thế nữa mới đủ phòng bán trú cho các em. Bởi, 86 em bố trí vào 3 phòng là quá chật, đó là chưa kể, dự kiến năm sau số học sinh bán trú còn tăng” - thầy Long trải lòng.

Học sinh Trường PTCS Dân tộc bán trú Tây Sơn ở chen chúc trong ngôi nhà bán trú lụp xụp do phụ huynh dựng lên.  Ảnh: T.T

 

Thiếu phòng học

Tại dãy nhà nội trú của giáo viên Trường PTCS Dân tộc bán trú Tây Sơn xung quanh vây bằng gỗ đã cũ kĩ, chúng tôi thấy có một phòng thư viện, một phòng học của lớp 2, một văn phòng trường. Liền kề đó là phòng nội trú của giáo viên, bếp ăn của giáo viên. Thầy Long - Hiệu trưởng nhà trường giọng trăn trở: “Do thiếu nên tôi phải dồn, ghép 11 giáo viên ở nội trú lại để có phòng dư mà bố trí một phòng học lớp 2, văn phòng trường, phòng thư viện như anh đã thấy”.

Cũng theo thầy Long, ở 3 cơ sở phụ của trường cơ sở vật chất cũng thiếu thốn, tạm bợ, nhất là cơ sở ở Đống Dưới chỉ 2 phòng học tạm bợ ghép ván, nhà nội trú cho 5 giáo viên cũng tạm bợ. “Hiện nay, trước mắt nhà trường cần thiết nhất là xây dựng thêm 3 phòng học, 3 phòng nhà bán trú cho học sinh. Ngoài ra, bếp ăn cho học sinh, phòng chức năng, nhà nội trú, thư viện...cũng cần nhưng chưa đến mức cấp thiết. Tuy nhiên, nếu có thì càng tốt, để thầy cô, học sinh đỡ vất vả hơn” - thầy Long tha thiết.

Ông Vừ Nỏ Dềnh - Chủ tịch UBND xã Tây Sơn - cho biết, toàn xã có 300 hộ dân với hơn 1.800 nhân khẩu mà 100% là người dân tộc Mông. Đời sống của người dân ở đây còn nghèo khó, khi có đến 46% hộ nghèo, 23% hộ cận nghèo. Người dân nơi đây hiện chủ yếu sống nhờ nương rẫy, hàng hóa tự cung tự cấp. “Chúng tôi biết và cũng trăn trở lắm khi Trường Phổ thông cơ sở Dân tộc bán trú của xã đang khó khăn, thiếu thốn phòng học, nhà bán trú cho học sinh, nội trú cho giáo viên...nhưng hiện nhà nước chưa có dự án đầu tư. Do vậy, rất mong được các đơn vị hảo tâm, từ thiện giúp đỡ để thầy trò nơi đây bớt vất vả” - ông Dềnh bày tỏ. 

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.