Tự hào khi thương hiệu Việt được khẳng định trên thị trường quốc tế

CÁT TƯỜNG - MINH ÁNH |

Trái ngược với nhiều doanh nghiệp lựa chọn gây dựng vị thế ở thị trường trong nước, Vinanutrifood xác định mục tiêu “tấn công” thị trường quốc tế ngay từ ngày đầu thành lập. Phó Chủ tịch HĐQT Vinanutrifood Nguyễn Thị Diễm Hằng cho biết, khát vọng lớn nhất của bà chính là đưa sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế và người Việt Nam sẽ tự hào khi dùng sản phẩm Việt.

Được biết bà bắt đầu khởi nghiệp cách đây 10 năm, ở thời điểm thực phẩm sạch vẫn là khái niệm khá xa lạ. Lý do gì khiến bà chọn con đường đầy mạo hiểm như vậy?

- Bà Diễm Hằng: Tôi khởi nghiệp từ năm 2012, sau khi tốt nghiệp ngành y được 1 năm. Làm việc trong ngành y, thấy tỉ lệ ung thư ở Việt Nam quá lớn khiến tôi quyết định chuyển sang ngành nông nghiệp. Bởi vì khi làm trong ngành y mình chỉ cứu người được lúc họ biết bệnh thôi, chứ trước đó mình không biết họ là ai để hỗ trợ cả. Đó cũng là lý do tôi dừng công việc ở bệnh viện quốc tế để chuyển sang khởi nghiệp bằng một công việc chân lấm tay bùn là làm nông sản sạch.

10 năm trước, làm cái gì liên quan đến “sạch” thì khó lắm, bởi vì khi đó nông sản “bẩn” chiếm khá nhiều. Người dân dùng thuốc hóa học, trừ sâu trên cánh đồng nhưng thậm chí không biết là sau khi phun thuốc bao lâu mới được phép thu hoạch. Lúc đó tôi phải thế chấp căn nhà bố mẹ tích cóp cả đời, được 600 triệu đồng để khởi nghiệp.

Là một doanh nghiệp non trẻ, tại sao bà không định hướng Vinanutrifood phát triển thị trường trong nước mà lựa chọn chiến lược xuất khẩu, thị trường nhiều khó khăn và rủi ro?

- Bà Diễm Hằng: Ban đầu, tôi sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGap. Bản thân xác định phải làm nông nghiệp sạch và xuất khẩu, bởi lúc đó không thể cạnh tranh ở thị trường Việt Nam. Rau bẩn ở thị trường đầu mối quá rẻ, giá chỉ bằng 1/4 rau sạch của mình. Những năm đó nông dân bỏ ruộng nhiều, trồng rau không có lãi mà còn lỗ. Nông sản mà chỉ bán trong nước thì lợi nhuận rất thấp, vậy nên tôi khát khao giải quyết vấn đề này.

Để tích luỹ kinh nghiệm, tôi sang các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Israel xem họ xây dựng vùng nông nghiệp thế nào. Về nước, tôi bắt đầu tìm hướng trong xuất khẩu nông sản và thị trường đầu tiên hướng tới là Trung Quốc. Năm 2013 - 2015 là thời điểm ở Việt Nam chưa nở rộ kinh doanh nông nghiệp, mới dừng lại ở việc nông dân có gì thu mua đấy. Nhưng công ty đã bắt đầu trồng những thứ mà Trung Quốc cần. Tiêu chí hàng đầu là giữ chữ tín, vì vậy dần dần công ty được đối tác Trung Quốc tin tưởng.

Hoạt động thiện nguyện như nhặt rác tại bãi biển, hỗ trợ cho tuyến đầu chống dịch...  Ảnh: TL
Hoạt động thiện nguyện như nhặt rác tại bãi biển, hỗ trợ cho tuyến đầu chống dịch... Ảnh: TL

Kinh doanh là một lựa chọn khởi nghiệp không hề dễ dàng, đặc biệt là với một người trẻ, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp. Chắc hẳn để xây dựng được thị trường xuất khẩu quốc tế như hiện tại, bà và công ty đã phải trải qua rất nhiều khó khăn?

- Bà Diễm Hằng: Đúng vậy, thất bại là điều không thể tránh khỏi. Khi mới khởi nghiệp, tôi chọn thuê nguyên cả cánh đồng ở Hải Dương để trồng rau sạch, thuê người dân làm cho mình và sau đó thất bại. Bởi vì khi thuê nông dân rất khó để kiểm soát công việc hằng ngày của họ. Lúc đó, con đường đưa sản phẩm ra quốc tế cũng rất khó bởi vì rau công ty sản xuất có lứa đạt tiêu chuẩn, lứa thì không mà sản phẩm xuất khẩu đều được kiểm tra rất nghiêm ngặt. Sau khi sang các nước học tập, tôi phát hiện chất lượng đất đang gặp vấn đề và bắt đầu dùng phân vi sinh cải tạo lại.

Như một con thiêu thân lao vào ngành nông nghiệp, với quyết tâm khẳng định thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế, khi đó, tôi bán căn nhà được 1,3 tỉ trả nợ, dư ra được 700 triệu. Đang ở trong căn nhà 3 tầng, mấy chị em phải chuyển sang nhà trọ 12 mét vuông để tiếp tục khởi nghiệp. Bắt đầu chuỗi ngày cầm tiền bắt xe khách lên biên giới Lạng Sơn để tìm đường xuất khẩu nông sản. Thấy rau ở Vân Nam (Trung Quốc) chất lượng tốt, tôi liền sang đó học hỏi và rồi cuối cùng cũng thành công.

Năm 2013, công ty bắt đầu đẩy mạnh truyền thông, thuê flycam bay trên cánh đồng để giới thiệu đến Trung Quốc, Ấn Độ, Dubai... Đối tác nước ngoài rất yên tâm bởi hằng ngày đều có báo cáo bằng hình ảnh. Như vậy, dần dần đối tác của công ty càng nhiều lên và giữ ổn định đến hiện tại.

Khi “tấn công” thị trường quốc tế, chắc hẳn có những kỷ niệm khiến bà không thể quên?

- Bà Diễm Hằng: Vài năm trước, khi mang sản phẩm sang hội chợ Châu Âu giới thiệu, bên đó họ vẫn nghĩ các sản phẩm của Việt Nam là những cái gì đó kiểu “đồ đồng, đồ đá”. Tức là họ nghi rằng có phải là hàng Việt Nam thật không hay là hàng Trung Quốc, người ta không tin được chúng ta có thể làm ra sản phẩm như thế. Đã có kinh nghiệm làm Media rồi, nên ngay lập tức tôi đi mua một chiếc TV để phát toàn bộ tư liệu sản xuất hàng hoá. Thời điểm đó, gần như hội chợ nào ở nước ngoài tôi cũng trực tiếp tham gia. Có những lúc ăn, ngủ ở hội chợ cả tháng liền.

Để quảng bá ở thị trường quốc tế, có những lúc một mình phải xoay sở ở sân bay Châu Âu với 10 chiếc vali, gồm những mẫu quảng cáo sản phẩm. Để vận chuyển những chiếc vali cỡ to khỏi sân bay, bản thân tôi phải sử dụng xe đẩy di chuyển từng cái một ra taxi rồi lại chạy về chuyển tiếp.

Trải qua cơn bão do đại dịch COVID-19, hiện nay, bà đã khôi phục các văn phòng kinh doanh tại các nước trên thế giới chưa và theo bà, điều gì khiến cho Vinanutrifood khác biệt so với các đơn vị cùng ngành khác?

- Bà Diễm Hằng: Nếu năm 2019 chúng tôi cực kỳ thành công tại nước ngoài, cùng một lúc mở 3 chi nhánh ở Trung Quốc, văn phòng ở Thái Lan, Nga, Châu Âu thì đến năm 2020, 2021 lại rơi vào khủng hoảng. Vì vậy, 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch chúng tôi đã hướng đến thị trường trong nước và mở hơn 1.000 hệ thống bán lẻ Nutri Mart phục vụ người tiêu dùng trong nước.

Tôi vẫn mong muốn mở được hệ thống Nutri Mart ở hầu hết các quốc gia. Tôi xác định hàng Việt Nam khi qua các nước bạn sẽ như là món quà tặng, chứ không phải là mặt hàng chủ lực, phải “chinh phạt” thị trường nước đó. Với chiến lược đó, tôi mong muốn mang đến cho khách hàng ở các thị trường nước ngoài những sản phẩm mang đậm hình ảnh đất nước Việt Nam. Ví dụ, các sản phẩm được bày bán ở mỗi nước sẽ khác nhau về bao bì, tuy nhiên chúng tôi hay lồng ghép những hình ảnh, câu chuyện danh lam thắng cảnh của Việt Nam để du khách có thể nhớ đến Việt Nam. Đây cũng là cách chúng tôi góp phần nhỏ giúp kích cầu du lịch Việt Nam.

Vinanutrifood ký kết hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế. Ảnh: TL
Vinanutrifood ký kết hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế. Ảnh: TL

Được biết cá nhân bà có rất nhiều hoạt động thiện nguyện, xin bà hãy chia sẻ kỹ hơn về hành trình thiện nguyện của mình?

- Bà Diễm Hằng: Từ năm 2012, khi bắt tay vào xây dựng doanh nghiệp, tôi chỉ mong muốn được giúp đỡ nhiều người yếu thế hơn mình.

Trong suốt năm qua, tôi tập trung chủ yếu giúp đỡ các trẻ em khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; giúp đỡ trẻ bị mắc các bệnh hiểm nghèo. Tôi thường kết nối với các hội chữ thập đỏ của các địa phương. Ban đầu là những hỗ trợ về lương thực, nhưng càng làm tôi càng thấy không ổn. Bởi nếu cứ hỗ trợ mãi lương thực thì các con cũng mãi chỉ có cuộc sống như thế, nên tôi quyết định tập trung xây dựng các điểm trường, hỗ trợ các con theo đuổi kiến thức.

Hiện nay, công ty chúng tôi đang duy trì hai quỹ: Cơm có thịt và Điểm trường vùng cao. Cứ thấy các cháu thiếu gì thì mình hỗ trợ cái đó, tập trung làm tủ sách, sửa trường sửa lớp, tặng cho các con quần áo mới. Đơn cử như đợt Trung thu vừa qua, chúng tôi đã kết hợp với Trung ương Đoàn, tổ chức Trung Thu cho các bạn nhỏ ở Mèo Vạc, Khâu Vai (Hà Giang). Đây là năm thứ 3 chúng tôi tổ chức cho các em.

Không chỉ mang đến cho các em lương thực, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu, mà chúng tôi cũng cố gắng lồng ghép, truyền đạt cho các con hiểu về ngày lễ Tết cổ truyền của dân tộc. Ngoài ra, công ty còn có chương trình vào hè, đưa các em nhỏ từ vùng xuôi lên vùng cao để giao lưu. Rất nhiều cha mẹ đăng ký cho con tham gia, trong đó chủ yếu là các con nhỏ còn nghịch ngợm, hay phá phách và chưa nghe lời cha mẹ. Khi đưa các con lên các điểm trường khó khăn, các con mới biết trân trọng những gì mình đang có và nghe lời bố mẹ hơn.

Xin cảm ơn những chia sẻ của bà!

CÁT TƯỜNG - MINH ÁNH
TIN LIÊN QUAN

Gạo Việt Nam chinh phục thế giới nhờ chất lượng ổn định và có thương hiệu

Vũ Long |

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện đang cao hơn giá gạo nhiều nước, nhưng được nhiều thị trường ưa chuộng vì chất lượng gạo cao và luôn ổn định.

Thương hiệu quốc gia và hành trình gạo Việt

Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp |

Xuất hiện hàng ngày qua mỗi bữa ăn, không chỉ là nguồn cung dinh dưỡng, tạo sinh kế, mà lúa gạo còn là ngành kinh tế nông nghiệp quan trọng, nhiều ý nghĩa nhân văn. Gạo Việt có thành tích rất đáng tự hào, nhưng cũng trước nhiều thách thức. Năm hết, Tết đến, tìm mới trong câu chuyện cũ với hành trình gạo Việt.

Thương hiệu quốc gia khẳng định vị thế Việt Nam

Thành Vũ |

Xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia Việt Nam được xác định là một trọng tâm trong chiến lược đối ngoại, lồng ghép trong chiến lược phát triển tổng thể của quốc gia nhằm nâng cao và quảng bá hình ảnh và uy tín của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, hiện thực hóa khát vọng và mục tiêu phát triển đất nước từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Gạo Việt Nam chinh phục thế giới nhờ chất lượng ổn định và có thương hiệu

Vũ Long |

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện đang cao hơn giá gạo nhiều nước, nhưng được nhiều thị trường ưa chuộng vì chất lượng gạo cao và luôn ổn định.

Thương hiệu quốc gia và hành trình gạo Việt

Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp |

Xuất hiện hàng ngày qua mỗi bữa ăn, không chỉ là nguồn cung dinh dưỡng, tạo sinh kế, mà lúa gạo còn là ngành kinh tế nông nghiệp quan trọng, nhiều ý nghĩa nhân văn. Gạo Việt có thành tích rất đáng tự hào, nhưng cũng trước nhiều thách thức. Năm hết, Tết đến, tìm mới trong câu chuyện cũ với hành trình gạo Việt.

Thương hiệu quốc gia khẳng định vị thế Việt Nam

Thành Vũ |

Xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia Việt Nam được xác định là một trọng tâm trong chiến lược đối ngoại, lồng ghép trong chiến lược phát triển tổng thể của quốc gia nhằm nâng cao và quảng bá hình ảnh và uy tín của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, hiện thực hóa khát vọng và mục tiêu phát triển đất nước từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.