Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia tham gia phát triển công nghiệp hỗ trợ

Minh Long |

Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) và Công ty Cổ phần Tập đoàn N&G (Tập đoàn N&G) đã tổ chức “Chương trình hợp tác về việc thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đủ điều kiện tham gia sâu rộng vào chuỗi sản xuất toàn cầu với các tập đoàn đa quốc gia - các doanh nghiệp FDI, tập đoàn lớn của Việt Nam”.

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hiệp hội HANSIBA, cùng Tập đoàn N&G đã có những chia sẻ cụ thể về thế mạnh của nhau và thống nhất ký Thỏa thuận Hợp tác về việc cùng nhau thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đủ điều kiện tham gia sâu rộng vào chuỗi sản xuất toàn cầu với các tập đoàn đa quốc gia - các doanh nghiệp FDI, tập đoàn lớn của Việt Nam bao gồm nhưng không giới hạn về đổi mới sáng tạo, phát sinh sáng chế, công nghệ, quy trình sản xuất, đào tạo lao động kỹ thuật cao, điều hành quản lý, chuyển giao công nghệ, hạ tầng Khu công nghiệp - Nhà xưởng thế hệ mới, khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ - công nghệ cao... góp phần vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thật sự thiết thực, hiệu quả trong thời gian tới.

Tập đoàn N&G sẽ chuẩn bị cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, chất lượng cao tại các khu công nghiệp do Tập đoàn N&G phát triển tại 3 miền Bắc - Trung - Nam của Việt Nam với tiêu chí hệ sinh thái công nghiệp đầy đủ, hoàn chỉnh như nhà ở công nhân - chuyên gia, trung tâm y tế, khu thương mại dịch vụ - thể thao - văn hoá , trường học, cơ sở đào tạo nghề công nghệ cao chuyên sâu, logistics, hải quan… hướng đến 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, Tập đoàn N&G còn có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư, ưu đãi về giá thuê đất, thuê nhà xưởng, dịch vụ hỗ trợ một cửa nhanh nhất và có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm thu hút các dự án đầu tư, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất vi mạch, bán dẫn, sản phẩm cho ngành ôtô điện, máy nông nghiệp, linh kiện điện tử và hàng không, máy bay không người lái... với mục tiêu để doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện tốt nhất và năng lực cạnh tranh tham gia mạnh mẽ vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu.

Các bên sẽ phối hợp cùng nhau hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ - công nghệ cao có năng lực cả trong nước và quốc tế hình thành nên các tổ hợp sản xuất công nghệ cao về chip bán dẫn; linh kiện ngành điện tử, linh kiện ngành hàng không, linh kiện cơ khí cơ khí chính xác cao... trước tiên tại giai đoạn 2 của KCN HANSSIP Hà Nội và tại một số KCN chuyên sâu do Tập đoàn N&G đầu tư phát triển tại một số tỉnh thành khác của Việt Nam.

Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là đầu mối thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ.

Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (Hiệp hội HANSIBA) là tổ chức xã hội của các doanh nghiệp, cá nhân tự nguyện thành lập và được thành lập theo quyết định số 6014/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 4.10.2013 nhằm mục đích hợp tác, liên kết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để thúc đẩy, mở rộng, liên kết trao đổi, cung ứng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm và quảng bá Thương hiệu của doanh nghiệp trong các lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ các sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, Hiệp hội HANSIBA tạo sân chơi và diễn đàn trao đổi hợp tác trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, liên kết chuỗi cung ứng các sản phẩm giữa các Hội viên và hiệp hội quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Tập đoàn N&G là hệ sinh thái gồm các công ty và đơn vị thành viên chuyên phát triển các chuỗi dự án khu công nghiệp - đô thị chuyên sâu thế hệ mới về công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao, khu đô thị thông minh... gắn với 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc về sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên nước, phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường tại 3 miền Bắc - Trung - Nam của Việt Nam.

Minh Long
TIN LIÊN QUAN

Triển khai Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ năm 2024

Hoàng Quang |

Triển khai Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) năm 2024, Bộ Công Thương vừa tổ chức phiên họp khai mạc và công bố kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng thẩm định thuộc Chương trình phát triển CNHT năm 2024 với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và chuyên gia.

Làn sóng chip bán dẫn và cơ hội cho Việt Nam

Đức Mạnh (thực hiện) |

Cuộc đua sản xuất chất bán dẫn và chip đang ngày càng nóng trên toàn cầu trong bối cảnh các nước lớn đều muốn tự chủ và không chậm chân trong lĩnh vực này. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ khi chúng ta có tiềm năng và cơ hội để mang lại nhiều lợi ích tích cực. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Vinh Quang - Giám đốc FPT Semiconductor (công ty phát triển chip bán dẫn của Tập đoàn FPT) - về vấn đề này.

Giải bài toán phát thải trong ngành công nghiệp bán dẫn

Quý An |

Ngành bán dẫn toàn cầu được đánh giá vừa thiếu hụt, vừa dư thừa ở thời điểm hiện tại. Các yếu tố kinh tế và địa chính trị trên thế giới đã dần góp phần định hình ngành công nghiệp này. Lạm phát, lãi suất tăng và sự rút lui của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu làm vốn hóa thị trường sụt giảm nghiêm trọng.

Việt Nam cần phát triển ít nhất 3 trung tâm công nghệ cao

Mi Vân |

TS Nguyễn Trung Hiếu - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - cho rằng, Chính phủ cùng các địa phương cần nghiên cứu tổ chức/phát triển tối thiểu 3 trung tâm công nghệ cao, ưu tiên đầu tư cho thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam.

Thanh khoản cải thiện, chứng khoán tiếp đà hồi phục

Gia Miêu |

Thanh khoản thị trường chứng khoán gia tăng cho thấy, lực cầu áp đảo lan tỏa đến hầu hết nhóm ngành, đưa thị trường vào trạng thái tích cực hơn.

HLV Vũ Ngọc Lợi điểm tên người thay thế Nguyễn Thị Huyền ở tuyển điền kinh

NHÓM PV |

Sau khi vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Huyền giải nghệ, câu hỏi được đặt ra, liệu ai sẽ đủ sức thay thế chân chạy người Nam Định? Góc nhìn thể thao số 135 trò chuyện với ông Vũ Ngọc Lợi – người đã huấn luyện Nguyễn Thị Huyền suốt 15 năm qua, đồng thời là thành viên của ban huấn luyện đội tuyển điền kinh Việt Nam để tìm câu trả lời.

Phương án thi 4 môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT giúp giảm áp lực

Thanh Hằng |

Số môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang là chủ đề được giáo viên, học sinh và chuyên gia trên cả nước tranh luận sôi nổi bởi mỗi phương án đều có ưu, nhược điểm riêng. Hiện nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ phương án 2+2 - tức thí sinh thi 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn lựa chọn.

Gian nan chống buôn lậu ở các tuyến biên giới phía Bắc

Tân Văn |

Theo thống kê của lực lượng chức năng, 9 tháng đầu năm 2023, tình trạng vận chuyển trái phép mặt hàng con giống gia cầm có chiều hướng gia tăng. Đây là nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh...

Triển khai Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ năm 2024

Hoàng Quang |

Triển khai Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) năm 2024, Bộ Công Thương vừa tổ chức phiên họp khai mạc và công bố kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng thẩm định thuộc Chương trình phát triển CNHT năm 2024 với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và chuyên gia.

Làn sóng chip bán dẫn và cơ hội cho Việt Nam

Đức Mạnh (thực hiện) |

Cuộc đua sản xuất chất bán dẫn và chip đang ngày càng nóng trên toàn cầu trong bối cảnh các nước lớn đều muốn tự chủ và không chậm chân trong lĩnh vực này. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ khi chúng ta có tiềm năng và cơ hội để mang lại nhiều lợi ích tích cực. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Vinh Quang - Giám đốc FPT Semiconductor (công ty phát triển chip bán dẫn của Tập đoàn FPT) - về vấn đề này.

Giải bài toán phát thải trong ngành công nghiệp bán dẫn

Quý An |

Ngành bán dẫn toàn cầu được đánh giá vừa thiếu hụt, vừa dư thừa ở thời điểm hiện tại. Các yếu tố kinh tế và địa chính trị trên thế giới đã dần góp phần định hình ngành công nghiệp này. Lạm phát, lãi suất tăng và sự rút lui của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu làm vốn hóa thị trường sụt giảm nghiêm trọng.

Việt Nam cần phát triển ít nhất 3 trung tâm công nghệ cao

Mi Vân |

TS Nguyễn Trung Hiếu - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - cho rằng, Chính phủ cùng các địa phương cần nghiên cứu tổ chức/phát triển tối thiểu 3 trung tâm công nghệ cao, ưu tiên đầu tư cho thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam.