Doanh nghiệp Việt ở đâu trước xu thế đổi mới sáng tạo toàn cầu

Hương Nguyễn |

Đổi mới sáng tạo mở đang là xu hướng mới toàn cầu và là điều bắt buộc để các doanh nghiệp tồn tại. Vậy đã có bao nhiêu doanh nghiệp ở Việt Nam bắt kịp xu hướng này của thế giới? Và doanh nghiệp phải bắt đầu từ đâu?

Trực trạng đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

Câu hỏi đặt ra là: “Động lực nào để các ông sếp cho rằng công ty cần đổi mới sáng tạo?”. Nghiên cứu của KPMG chỉ ra rằng 77% lãnh đạo cho rằng tăng trưởng doanh thu là mục đích quan trọng nhất khi đổi mới sáng tạo.

Vậy thực trạng đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp Việt Nam ra sao? Bà Đỗ Thị Thu Hà - Phó Tổng Giám Đốc, Lãnh đạo Khối Cơ sở hạ tầng, Chính Phủ và Y tế Lãnh đạo Tư vấn Giải pháp ESG, KPMG Việt Nam & Campuchia - cho rằng: “Tại Việt Nam, phần nổi của tảng băng cho thấy thực trạng đổi mới sáng tạo còn thấp. Hiện còn nhiều doanh nghiệp cược toàn bộ vào R&D (quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới). Theo tôi, điều này không sai nhưng đây chưa phải cách tiếp cận sâu rộng, mà chỉ đi vào 1 khía cạnh của vấn đề. Hoặc các doanh nghiệp Việt Nam đang đưa ra các kế hoạch đổi mới quá rộng và tham vọng. Thực tế vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ đội ngũ nhân sự có thực sự hiểu về đổi mới sáng tạo chưa? bản thân lãnh đạo có dám bỏ tư duy cũ để có góc nhìn mở chưa? Có vẻ như doanh nghiệp Việt vẫn còn yếu kém về điều này”.

Theo khảo sát của KPMG, 45% lãnh đạo cấp cao của các công ty cam kết và đồng hành với các nỗ lực đổi mới. 38% có ngân sách xác định cho các chương trình đổi mới. Tuy nhiên việc trao quyền cho người phụ trách về đổi mới sáng tạo là thấp. Thậm chí, có doanh nghiệp đưa các cán bộ trẻ, nhưng họ không có vị trí tốt trong công ty.

Đổi mới sáng tạo nên bắt đầu từ đâu?

Theo bà Nguyễn Hương Quỳnh - CEO BambuUP, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp muốn đổi mới sáng tạo nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Giải pháp cho vấn đề này chính là đổi mới sáng tạo mở, cần tận dụng nguồn lực bên ngoài để tìm đối tác hợp tác làm đổi mới sáng tạo, từ đó giải bài toán của doanh nghiệp mình.

Lấy ví dụ về đổi mới sáng tạo, bà Đỗ Thị Thu Hà chọn hình ảnh một con vịt lững lờ trên mặt nước nhưng ở dưới nước, chân đạp nhanh lao về phía trước. Theo bà Hà, một doanh nghiệp muốn đổi mới sáng tạo thì cần có góc nhìn khác. Đổi mới sáng tạo là một quá trình lặp đi lặp lại và cần sự tham gia của nhiều bên liên quan. Cần có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo như các trường đại học trong vai trò nghiên cứu, các đối tác, startup, chuyên gia, khách hàng. Chỉ có như vậy mới đưa ra được các giải pháp mới, mô hình kinh doanh mới, đầu tư mới, đối tác mới. Quá trình đổi mới sáng tạo cần tìm hiểu thị trường và tìm kiếm xu hướng.

“Cách làm của chúng tôi là lắng nghe khó khăn của doanh nghiệp và giải pháp hợp lý để giải quyết câu chuyện. Chúng tôi thu thập ý tưởng từ cộng đồng, từ các đối tác tham gia, sau đó đưa ra các giải pháp, điều kiện, ý tưởng thử nghiệm sản phẩm rồi mới đưa ra thị trường. Tôi lấy ví dụ về một tập đoàn đa quốc gia chuyên về sản xuất. Tập đoàn này thay vì tập trung vào R&D thì nhờ đổi mới sáng tạo, họ đã nhanh chóng chuyển sang mô hình tăng trải nghiệm của khách hàng. Tức là, cùng sản phẩm đó nhưng trải nghiệm khách hàng khác thì doanh thu công ty vẫn tăng lên. Thay vì cạnh tranh với đối thủ thì họ chọn cách cùng hợp tác. Kết quả là doanh thu tại các công ty đối tác được thúc đẩy bởi sự đổi mới chung tăng lên 3 tỉ USD, trong đó có tới 35% sản phẩm mới có nguồn gốc ngoài tập đoàn” - bà Hà nói.

“Đổi mới sáng tạo mở sẽ không chỉ một lựa chọn, mà sẽ là một xu thế tất yếu và là một trong những ưu tiên hàng đầu mà doanh nghiệp cần thực hiện để phát triển và tồn tại đến năm 2030” - bà Nguyễn Hương Quỳnh cho biết.

Hương Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Đổi mới sáng tạo là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển

Đức Mạnh (thực hiện) |

Trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi tích cực và đang tiến bộ nhưng vẫn còn một khoảng cách so với một số quốc gia phát triển khác. Liên quan tới vấn đề này, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông.

Từ nữ Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Tập đoàn đa quốc gia đến startup đổi mới sáng tạo

Lan Hương (thực hiện) |

Xinh đẹp, sắc sảo nhưng khí chất duyên dáng, thanh lịch là ấn tượng đầu tiên khi gặp bà Nguyễn Hương Quỳnh - nữ Tổng Giám đốc Việt Nam đầu tiên tại Nielsen. Trong 11 năm, bà Quỳnh xuất sắc thăng tiến 8 lần và trở thành CEO khi chỉ mới 35 tuổi - vị trí trước đó đều do nam giới ở các quốc gia như Anh, Mỹ, Úc đảm nhiệm. Bà Quỳnh thừa nhận “Thời điểm đó tôi hội tụ đủ 3 yếu tố bất lợi của một Tổng giám đốc khi là nữ, người châu Á, và tuổi đời trẻ”.

Mùa đông gọi vốn đi qua, chìa khoá nằm ở doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mở

Lan Hương (thực hiện) |

Các công ty khởi nghiệp thời gian qua đã trải qua một thời kỳ khó khăn gọi là “mùa đông gọi vốn” với yếu tố đào thải rất lớn. Các công ty khởi nghiệp nào vẫn tồn tại được tới nay đã chứng minh bản thân có những giá trị cốt lõi, đem tới các sản phẩm phù hợp ra thị trường. Trong bối cảnh khó khăn, các doanh nghiệp cần nhìn lại. “Đổi mới sáng tạo mở sẽ không chỉ một lựa chọn, mà sẽ là một xu thế tất yếu và là một trong những ưu tiên hàng đầu mà doanh nghiệp cần thực hiện để phát triển và tồn tại đến năm 2030” - bà Nguyễn Hương Quỳnh, CEO của Nền tảng kết nối Đổi mới sáng tạo BambuUP cho biết.

Thanh khoản cải thiện, chứng khoán tiếp đà hồi phục

Gia Miêu |

Thanh khoản thị trường chứng khoán gia tăng cho thấy, lực cầu áp đảo lan tỏa đến hầu hết nhóm ngành, đưa thị trường vào trạng thái tích cực hơn.

HLV Vũ Ngọc Lợi điểm tên người thay thế Nguyễn Thị Huyền ở tuyển điền kinh

NHÓM PV |

Sau khi vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Huyền giải nghệ, câu hỏi được đặt ra, liệu ai sẽ đủ sức thay thế chân chạy người Nam Định? Góc nhìn thể thao số 135 trò chuyện với ông Vũ Ngọc Lợi – người đã huấn luyện Nguyễn Thị Huyền suốt 15 năm qua, đồng thời là thành viên của ban huấn luyện đội tuyển điền kinh Việt Nam để tìm câu trả lời.

Phương án thi 4 môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT giúp giảm áp lực

Thanh Hằng |

Số môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang là chủ đề được giáo viên, học sinh và chuyên gia trên cả nước tranh luận sôi nổi bởi mỗi phương án đều có ưu, nhược điểm riêng. Hiện nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ phương án 2+2 - tức thí sinh thi 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn lựa chọn.

Gian nan chống buôn lậu ở các tuyến biên giới phía Bắc

Tân Văn |

Theo thống kê của lực lượng chức năng, 9 tháng đầu năm 2023, tình trạng vận chuyển trái phép mặt hàng con giống gia cầm có chiều hướng gia tăng. Đây là nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh...

Lý do tiếng Anh nên là môn lựa chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Thanh Hằng |

Trong thời gian chờ đợi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2025, phương án 2+2 (thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn lựa chọn) nhận được sự ủng hộ của đa số học sinh và giáo viên.

Đổi mới sáng tạo là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển

Đức Mạnh (thực hiện) |

Trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi tích cực và đang tiến bộ nhưng vẫn còn một khoảng cách so với một số quốc gia phát triển khác. Liên quan tới vấn đề này, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông.

Từ nữ Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Tập đoàn đa quốc gia đến startup đổi mới sáng tạo

Lan Hương (thực hiện) |

Xinh đẹp, sắc sảo nhưng khí chất duyên dáng, thanh lịch là ấn tượng đầu tiên khi gặp bà Nguyễn Hương Quỳnh - nữ Tổng Giám đốc Việt Nam đầu tiên tại Nielsen. Trong 11 năm, bà Quỳnh xuất sắc thăng tiến 8 lần và trở thành CEO khi chỉ mới 35 tuổi - vị trí trước đó đều do nam giới ở các quốc gia như Anh, Mỹ, Úc đảm nhiệm. Bà Quỳnh thừa nhận “Thời điểm đó tôi hội tụ đủ 3 yếu tố bất lợi của một Tổng giám đốc khi là nữ, người châu Á, và tuổi đời trẻ”.

Mùa đông gọi vốn đi qua, chìa khoá nằm ở doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mở

Lan Hương (thực hiện) |

Các công ty khởi nghiệp thời gian qua đã trải qua một thời kỳ khó khăn gọi là “mùa đông gọi vốn” với yếu tố đào thải rất lớn. Các công ty khởi nghiệp nào vẫn tồn tại được tới nay đã chứng minh bản thân có những giá trị cốt lõi, đem tới các sản phẩm phù hợp ra thị trường. Trong bối cảnh khó khăn, các doanh nghiệp cần nhìn lại. “Đổi mới sáng tạo mở sẽ không chỉ một lựa chọn, mà sẽ là một xu thế tất yếu và là một trong những ưu tiên hàng đầu mà doanh nghiệp cần thực hiện để phát triển và tồn tại đến năm 2030” - bà Nguyễn Hương Quỳnh, CEO của Nền tảng kết nối Đổi mới sáng tạo BambuUP cho biết.