Bí quyết tạo động lực lớn cho người Myanmar của Viettel ở Mytel

Lê Nguyên |

Xây dựng hạ tầng hơn 1 năm và mới khai trương tại Myanmar nhưng Mytel (thương hiệu của Tập đoàn Viettel) đã trở thành “bến đỗ” triển vọng của nhiều nhân lực giỏi người địa phương. 

Không khí gia đình trong tốc độ “điên cuồng”

Son Lek là Trưởng nhóm bán hàng của Mytel tại chi nhánh Sagaing, bang Sagaing, Myanmar. Trước đây, cô làm việc cho Telenor (hang viễn thông của Úc) trong 4 năm. Với Son Lek, mỗi ngày đi làm đều có nhiều thứ để tìm hiểu bởi cách thức làm việc ở Mytel hoàn toàn khác Telenor.

“Mytel là liên doanh giữa công ty địa phương và Tập đoàn Viettel của Việt Nam. Khi đầu tư vào đây, họ làm nhiều điều khác biệt. Mytel hiện là nhà mạng duy nhất cung cấp dịch vụ 4G phủ sóng từ thành thị cho tới nông thôn, đường truyền bằng cáp quang nên tốc độ cũng nhanh hơn” – Son Lek cho hay.

Với Son Lek (cô gái bên phải), Trưởng nhóm bán hàng của Mytel tại chi nhánh Sagaing, môi trường làm việc cởi mở, thân thiện là một trong những lý do cô đầu quân về Mytel.
Với Son Lek (cô gái bên phải), Trưởng nhóm bán hàng của Mytel tại chi nhánh Sagaing, môi trường làm việc cởi mở, thân thiện là một trong những lý do cô đầu quân về Mytel.

Ở Mytel, Son Lek tìm thấy không khí làm việc, trò chuyện như một gia đình giữa các đồng nghiệp dù tốc độ làm việc thì “điên cuồng”. Sự tương đồng về văn hóa giữa Việt Nam và Myanmar cùng những kiến thức, kinh nghiệm làm việc với tốc độ khó tin tại mạng di động này là những điều khiến cô gái này yêu thích.
Trong khi đó, với Min Thu Ko Thet – người đã có 19 năm kinh nghiệm làm việc thì Mytel đem đến cơ hội mà anh gọi là “tự làm chủ và tự quyết định” rất lớn. Quản lý vùng 3 trung tâm 6 huyện của Mytel ở bang Mon, anh Min Thu Ko Thet cảm thấy rất nhiều điểm khác biệt khi làm việc tại Mytel.

Nếu so sánh với công ty gần nhất anh làm việc là Ooredoo (một hãng viễn thông của Qatar vào Myanmar trước đó), Min Thu Ko Thet thấy ngay sự thay đổi lớn. “Sau khi được giao nhiệm vụ, tôi được toàn quyền quyết định sẽ làm như thế nào, và chỉ cần báo cáo kết quả cho người quản lý. Có rất nhiều khó khăn nhưng tạo ra nhiều hứng thú để làm việc. Khi nhìn thấy thành công một việc gì, tôi cảm thấy rất hạnh phúc”, Ko Thet tâm sự.

Triết lý khác biệt cùng cảm giác làm chủ thực sự

Trên thực tế, trải nghiệm làm viễn thông ở Mytel có tốc độ không giống với bất kỳ một công ty viễn thông nào tại Myanmar. Xây dựng hạ tầng và đi vào vận hành, bán hàng, khai trương với tốc độ kỷ lục, bất kỳ một ai vào mạng di động này cũng đều được giao quyền rất lớn, kể cả cấp thấp nhất. Bởi chỉ như vậy, công ty mới vận hành đủ nhanh. Và để có thể cạnh tranh, Mytel phải áp dụng công nghệ mới nhất – 4G, điều mà các nhà mạng đi trước vẫn chưa triển khai.

“Chỉ cần nhìn thấy tốc độ phát triển các trạm BTS, chất lượng đường truyền chỉ trong một thời gian ngắn kỉ lục là có thể thấy được công nghệ cao của Mytel. Đa số các nhà mạng khác chỉ triển khai ở thành thị, nhưng Mytel đã phủ sóng được gần như ở các vùng sâu, vùng xa. Và cách thức làm việc cũng rất khác, giảm hết các chi phí trung gian. Khách hàng có thể đến trực tiếp các cửa hàng hoặc chúng tôi sẽ tự tìm đến nhà để hướng dẫn khách hàng sử dụng. Điều này rất khác biệt” – Ko Thet cho hay. Quản lý này tin tưởng rằng, Mytel sẽ trở thành nhà mạng lớn nhất Myanmar trong một tương lai không xa.

Tại Mytel chi nhánh Sagaing (bang lớn nhất Myanmar), có 50 nhân viên người địa phương, trong đó 100% đều tốt nghiệp đại học, và 4 người có bằng thạc sĩ. “Nhiều người từng làm việc ở các mạng khác đã chuyển đến Mytel không phải vì mức lương cao hơn. Họ thích triết lý cũng như cách làm việc của chúng tôi trong việc đầu tư và phát triển tại Myanmar (Empower me, empower Myanmar)”, ông Thái Lương Hoà – Giám đốc Mytel chi nhánh Sagaing cho biết.

Vị giám đốc chi nhánh Sagain còn bổ sung, những người Myanmar bắt nhịp rất nhanh và rất hào hứng. Trong những ngày gấp rút triển khai xây dựng các trạm BTS cho đúng tiến độ, hầu hết các nhân viên đều tự nguyện làm việc tới 10 – 11 giờ đêm, mà hôm sau lại bắt đầu từ 8h sáng.

Trong khi đó, ông Đàm Văn Thành – Giám đốc chi nhánh Mytel tại bang Mon, việc giao quyền cho người địa phương để họ thực hiện công việc là cách thức được yêu thích ở Mytel. “Công việc ở chi nhánh đều được giao cho người địa phương thực hiện. Các kĩ sư người Việt chỉ hỗ trợ đào tạo, quản lý. Người Myanmar cảm giác được làm chủ thực sự và tạo nên được những thay đổi lớn trên đất nước của mình nên vô cùng hào hứng”, ông Thành nhận xét.

Bên cạnh việc trao quyền và sự hấp dẫn về triết lý làm việc, công nghệ mới, mô hình kinh doanh khác biệt cũng tạo điều kiện cho nhiều người Myanmar yêu thích trải nghiệm khác biệt đến với Mytel.

Anh Min Thu Ko Thet, quản lý vùng 3 trung tâm, 6 huyện của Mytel tại Mon có rất nhiều dự định khi chuyển sang làm việc cho Mytel
Anh Min Thu Ko Thet, quản lý vùng 3 trung tâm, 6 huyện của Mytel tại Mon có rất nhiều dự định khi chuyển sang làm việc cho Mytel

Mô hình “door to door” là một trong những khác biệt mà Mytel đem đến và là mô hình lần đầu tiên được triển khai tại Myanmar. Theo đó, từng nhóm làm thị trường sẽ đến trực tiếp từng hộ gia đình để giới thiệu về gói cước, cũng như các dịch vụ của Mytel.

Tham gia Mytel được 4 tháng, cô nhân viên người địa phương - May Ju Ly (chi nhánh Mytel tại bang Mon) rất hào hứng với mô hình này. Ju Ly cho biết: “Trước đây, mọi người phải tới các cửa hàng mới mua được SIM di động, còn chúng tôi thì tới tận nhà giới thiệu, bán hàng và cài đặt mọi thứ cho họ”.

May Ju Ly (bên phải) cùng đồng nghiệp đi giới thiệu về dịch vụ của Mytel tại nhà của người dân.
May Ju Ly (bên phải) cùng đồng nghiệp đi giới thiệu về dịch vụ của Mytel tại nhà của người dân.

Nhóm của Ju Ly có 5 người, chia nhau đi đến từng nhà để giới thiệu, giải thích cho khách hàng tiềm năng về ưu điểm của gói cước Mytel và các dịch vụ kèm theo. Nhờ mô hình mới với người dân Myanmar, cộng với ưu điểm về sản phẩm (giá cước rẻ, khuyến mại lớn), lợi thế về hạ tầng 4G, việc bán hàng cũng khá thuận lợi.

Mỗi ngày, nhóm 5 người của July có thể bán được 100 SIM, đem lại thu nhập trung bình mỗi người khoảng 15.000 KATs/ngày (tương đương 250.000 đồng). Đây là mức thu nhập không nhỏ so với mặt bằng chung nên là nhân tố kích thích Ju Ly tiếp tục “door to door” mỗi ngày, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 3 triệu khách hàng của Mytel trong năm 2018. 

Lê Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.