Quận Cầu Giấy, Hà Nội: Các khu vui chơi miễn phí nhờ xã hội hóa

Vương Hà |

Nghe đến xã hội hóa, đặc biệt với các hoạt động văn hóa, thể thao, thường mỗi người nghĩ ngay đến… vé vào cửa. Nhưng, trên địa bàn quận Cầu Giấy, các trò chơi, tập thể hình ở các công viên, nhà văn hóa phường, các tụ điểm sinh hoạt cộng đồng khu dân cư ở quận Cầu Giấy, Hà Nội lại hoàn toàn miễn phí.

Hà Nội thiếu điểm vui chơi

Sinh ra và lớn lên ở thủ đô, tôi cảm nhận khá rõ về sinh hoạt văn hóa cộng đồng của Hà Nội ngày càng thiếu thốn như thế nào. Mấy năm gần đây, được nhiều người, trong đó có những người vốn kỹ tính vẫn phải tấm tắc khen những nét hay, nét đẹp của công viên Cầu Giấy, công viên Nghĩa Đô tôi vẫn khá hững hờ, thậm chí còn… chậc lưỡi. Bởi lẽ, ngay đến công viên Thống Nhất, rộng hơn 20 ha, có hồ Bảy mẫu với các đảo Thống nhất, đảo Hòa Bình được hình thành với bao công sức của tuổi trẻ thủ đô những năm 60, 70 của thế kỷ trước, được thành phố đầu tư rất nhiều tiền của, nhưng với cơ chế thị trường hiện nay, những sinh hoạt văn hóa cộng đồng ngày càng buồn thì phải? 

Trước đây, thuở học sinh chúng tôi tụ tập ở đây sinh hoạt rất vui, một tụ điểm văn hóa không thể thiếu. Nhưng giờ đây, nếu tôi không nhầm, sinh hoạt sôi nổi nhất tại đây, là những người cao tuổi … tập thể dục vào buổi sáng và chiều tối.

Nhưng rồi, rất tình cờ, tôi có dịp qua công viên Cầu Giấy, thấy thảm cỏ xanh mướt mát trải dài thật đẹp, cảm giác giống như lần đầu được nhìn thảm cỏ ở sân gôn, khiến tôi ngỡ ngàng, thế là tôi quyết định vào, dù đang đi một mình. Nếu xét về quy mô, nó còn kém nhiều so với những công viên Thống nhất, công viên Bách Thảo, nhưng những dụng cụ tập thể thao, các thiết bị vui chơi cho thiếu nhi thì sống động, hiện đại hơn hẳn. Đặc biệt, dù ngoài trời, nhưng trông không chỉ như rất mới mà còn rất sạch và không ai thu phí.

Nhìn ánh mắt của những ông bố, bà mẹ Tây đưa con tới đây chơi, tôi biết họ rất hài lòng. Không hài lòng sao được khi nhìn con mình nô đùa thỏa thích trên thảm cỏ xanh mướt và rợp mát bóng cây. Tự nhiên tôi thấy tiếc vì nhà không ở gần để hàng ngày đưa lũ cháu ra chơi, giảm bớt những áp lực học hành đang đè lên chúng.

Một trong những trò chơi hiện đại miễn phí ở công viên Cầu Giấy, Hà Nội 

Lúc đó tôi cũng tự hỏi, với cơ chế hiện nay, cái gì cũng tiền và tiền, sao chính quyền quận Cầu Giấy có thể kêu gọi xã hội hóa một cách hiệu quả, thiết thực như vậy?

Nhưng, gặp các vị cán bộ hưu trí đóng trên địa bàn và lãnh đạo quận Cầu Giấy, tôi mới vỡ lẽ, hóa ra không chỉ vậy, còn nhiều điều mình chưa biết về công tác xã hội hóa cho các thiết chế văn hóa cơ sở (TCVH) ở đây.

Đột phá công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa

Được ông anh – vốn thân thiết nhờ quan hệ công tác  trước đây - triệu tập đến quán cà phê New wind ăn sáng, dù có xa, tôi vẫn đến liền. Cũng tại đây, tôi biết được  nhiều chuyện hay hay qua các vị cùng sinh hoạt tổ hưu trí với ông anh ở phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.

Phòng đọc sách miễn phí ở quán cà phê New wind thông với Nhà Văn hóa phường Dịch Vọng 

Mấy cụ ngồi là y rằng tranh luận chuyện đại sự, còn tôi lãng đãng hưởng ngoạn cảnh vật ở đây. Quán cà phê này như ẩn mình dưới rừng cây, bên cạnh là hồ nước rộng của công viên Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), phía xa xa  những quả đồi nhân tạo nhấp nhô xanh xanh màu cỏ trông khá thi vị. Một không gian rất đẹp và quá hiếm cho một quán cà phê ở nội thành Hà Nội. Thấy tôi như bị hút hồn với quang cảnh nơi đây, bác Hy (cán bộ hưu trí, bí thư chi bộ 3, làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng) kể cho tôi những chuyện nho nhỏ nơi đây.

Bác Hy cho biết, ở đây trước chỉ có ít cây, thiếu sự  chăm sóc, một số hộ dân đổ trộm rác, chính quyền dọn không xuể nên rác khá nhiều, trông nhuộm nhoạm, bẩn bẩn, không chỉ làm xấu đi hình ảnh công viên Nghĩa Đô, mà làm hỏng cả môi trường của nhà văn hóa của phường – Nhà Văn hóa Dịch Vọng. Từ ngày UBND phường ký hợp đồng liên kết với Cty Xây dựng và thương mại Thủ đô, ở đây mới sạch và đẹp thế này. Theo bác Hy, Cty Thủ đô là nhà tài trợ chính cho nhà văn hóa này hoạt động, mỗi năm cũng tiêu tới hai, ba trăm triệu đồng. Ông xăng sái chỉ dẫn tôi những thiết bị vui chơi của trẻ, nhà sách của quán cà phê  được  thông với nhà văn hóa để mọi người đến sinh hoạt ở đây đều có thể vào đọc sách, vui chơi.  

Thấy sự thích thú của tôi, ông Huy rủ tôi đến khu dân cư của mình để khoe những thiết bị tập thể dục hiện đại hay những khu vui chơi cho trẻ nhỏ. Ông tự hào kể, không chỉ chỗ tôi ở đâu, rất nhiều khu dân cư ở đây đều như vậy. Thấy sự nhiệt tình đó, các bác ngồi cùng cười cười nói: Cứ đi với bác Hy cho biết, thế là tôi đi…

Những thiết bị vui chơi cho thiếu nhi ở khu dân cư có mặt ở nhiều nơi trong quận Cầu Giấy 

Trăn trở của chính quyền

Thấy thú vị với các điểm vui chơi ở đây, tôi hẹn gặp với nữ Phó chủ tịch UBND quận Cầu Giấy. Nghe chúng tôi nói cảm nhận về những khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng trên địa bàn quận, bà phó chủ tịch Trịnh Thị Dung từ tốn đưa ra những con số, những suy nghĩ và cả những trăn trở để các TCVH hoạt động tốt hơn nữa.

Bà Dung cho biết, có kết quả này, quan trọng nhất là ngay từ đầu, lãnh đạo quận đã ưu tiên những quỹ đất thích đáng dành cho các TCVH. Nhờ vậy, ngoài 2 công viên Cầu Giấy, Nghĩa Đô và 3 công viên đang triển khai, thì cả 8 phường trên quận đều có nhà văn hóa, có sân bóng rổ, cầu lông, riêng phường Nghĩa Tân còn có sân bóng đá mini… Càng nói càng hào hứng, bà Dung cho biết: 11 năm liên tiếp ngành giáo dục quận giành lá cờ đầu ngành giáo dục của thành phố; 8 năm nay, thí sinh thi vào trung học phổ thông có số điểm trung bình cao nhất thành phố…Theo bà Dung, kết quả này ngoài nguyên nhân việc cơ sở vật chất được đầu tư thích đáng, hàng năm thu hút hàng chục giáo viên giỏi, thì nguyên nhân không nhỏ là nhờ các TCVH  đã tạo nền tảng sinh hoạt văn hóa lành mạnh cho từng gia đình và cho các cháu.

Thảm cỏ xanh mướt rợp bóng cây là cảnh gặp ở công viên Cầu Giấy, công viên Nghĩa Đô ở quận Cầu Giấy 

Tuy nhiên, bà Phó chủ tịch trăn trở: Để các thiết chế văn hóa này hoạt động  có hiệu quả hơn nữa thì phải tiếp tục xã hội hóa. Dù hiện đã, đang xã hội hóa, nhưng chúng tôi vẫn rất cần những văn bản pháp lý quy định rõ hơn của các ngành chức năng và thành phố về việc xã hội hóa các TCVH. Bà Dung đề nghị: Thành phố cần giao quyền chủ động hơn nữa cho các quận, phường việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao tương thích với từng diện tích, từng nhu cầu mỗi khu dân cư, vẫn đảm bảo hài hòa quy hoạch thiết yếu về văn hóa và lợi ích của người dân.

Bà Dung cho biết thêm: Tuy quận dành kinh phí cho văn hóa, thể thao khá lớn, nhưng cũng chỉ đủ xây dựng cơ sở vật chất cho 285 thiết  chế văn hóa cơ sở (các nhà văn hóa, nhà họp khu dân cư, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu văn hóa thể thao… ), còn để nó hoạt động được như hiện nay, hầu hết đều phải xã hội hóa. Chẳng hạn, 2 công viên Cầu Giấy và Nghĩa Đô hoạt động được như hiện nay là nhờ hàng chục tỉ đồng của các doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm đóng góp. Các điểm vui chơi khác ở phường và các khu dân cư hoạt động tốt như hiện nay cũng nhờ công tác xã hội hóa.

Lấy Nhà Văn hóa phường Dịch Vọng làm ví dụ, bà Dung nói: Phó chủ tịch phường kiêm luôn chủ nhiệm nhà văn hóa và năm nay được giao chỉ tiêu thu về 300 triệu đồng. Số tiền này, ngoài giúp nhà văn hóa của phường hoạt động thường nhật, mà còn phụ thêm cho các điểm hoạt động văn hóa ở cộng đồng. Nếu không có xã hội hóa, chắc chắn nhà văn hóa không thể hoạt động. Do đó, lúc này chúng tôi rất cần các văn bản pháp lý về xã hội hóa để các quận, các phường cùng có cơ sở thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả - bà Dung một lần nữa đề xuất.

Hãy tham gia Diễn đàn! Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.
Vương Hà
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.